Vòng lặp for trong C
Trong bài này bạn sẽ được học cách sư dụng vòng lặp for trong C, đây là vòng lặp được sử dụng rất nhiều trong hầu hết các ngôn ngữ lập trình.
Nói đến vòng lặp thì có rất nhiều như: Vòng lặp for, vòng lặp while, vòng lặp do while, ... Nhưng để bạn dễ hiểu hơn về khái niệm lặp thì hãy tìm hiểu vòng lặp for trước.
1. Cú pháp vòng lặp for trong C
Vòng lặp là một hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần, đây là hành động trong thực tiễn cũng được sử dụng khá nhiều. Ví dụ bạn đang đi học và mỗi buổi sang bạn sẽ đi học lúc 7h, cứ như vậy lặp đi lặp lại xuyên suốt tuần.
Để giải quyết bài toán như vậy thì khái niệm vòng lặp ra đời. Và đây là cú pháp của nó trong C:
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
for (initializationStatement; testExpression; updateStatement) { // statements inside the body of loop }
Trong đó:
initializationStatement
là câu lệnh khởi tạo biến điều khiển vòng lặp và giá trị lặp đầu tiêntestExpression
là điều kiện dừng vòng lặpupdateStatement
là biểu thức thay đổi giá trị của biến điều khiển vòng lặp.
Mỗi lần trước khi lặp thì chương trình sẽ kiểm tra điều kiện testExpression = true
hay không, nếu true
thì sẽ dừng vòng lặp, ngược lại sẽ chạy cho lần lặp đó.
Bạn có thể xem lưu đồ thuật toán dưới đây để hiểu rõ hơn.
Ví dụ: Viết chương trình C in ra các số từ 1 đến 10 bằng cách sử dụng vòng lặp for.
Với bài này thì ta không cần dùng vòng lặp cũng được, chỉ cần dùng hàm printf 10 lần như sau.
#include <stdio.h> int main() { printf("1"); printf("2"); printf("3"); printf("4"); printf("5"); printf("6"); printf("7"); printf("8"); printf("9"); printf("10"); return 0; }
Tuy nhiên nếu bài toán yêu cầu in ra số từ 1 đến 1000 thì sao? Chẳng lẽ phải dùng hàm này đến 1000 lần :) Để giải quyết thì ta sử dụng vòng lặp for với điểm xuất phát là 1, và điểm kết thúc là 10, tức là i < 11
hoặc i <= 10
.
#include <stdio.h> int main() { int i; for (i = 1; i < 11; ++i) { printf("%d ", i); } return 0; }
Kết quả:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Trong đoạn code thêm thì:
i
chính là biến điều khiển, vài = 1
là giá trị lặp lần đầu tiên.i < 11
là điều kiện lặp, nếui
còn trong khoảng từ 1 đến 10 thì chương trình vẫn còn lặp.++i
tức là sẽ tăngi
lên 1 sau mỗi lần lặp, nếu không có nó sẽ bị lặp vô hạn.
2. Ví dụ vòng lặp for trong C
Tính tổng các số từ 1 đến n, với n được nhập từ bàn phím
Ví dụ nếu người dùng nhập 20 thì sẽ tính tổng 1 + 2 + 3 + 4 .... + 20 và in kết quả ra màn hình.
#include <stdio.h> int main() { int num, count, sum = 0; printf("Nhap so N can tinh: "); scanf("%d", &num); // Lap de tinh tong for(count = 1; count <= num; ++count) { sum += count; } printf("Tong = %d", sum); return 0; }
Kết quả:
Nhap so N can tinh: 10 Tong = 55
Như ví dụ này thì biến sum
dùng để lưu lại tổng số đã cộng sau mỗi lần lặp. Và cuối cùng cùng chỉ cần in biến sum
ra màn hình là thu được kết quả.
3. Vòng lặp for lồng nhau trong C
Giống như lệnh if else, ta có thể lồng nhiều vòng lặp với nhau để tạo thành một cấp số nhân lần lặp.
Ví dụ bạn có hai vòng lặp, vòng thứ nhất lặp 5 lần và một vòng lặp con lặp 4 lần nữa thì tổng số lần lặp của đoạn code này là 5 * 4 = 20
.
Chúng ta thường sử dụng vòng lặp lồng nhau để tìm kiếm / sắp xếp dữ liệu của mảng.
Ví dụ: In ra ma trận 10 * 5 ngôi sao bằng cách sử dụng kết hợp hai vòng lặp.
#include <stdio.h> int main() { int i,j; for (i = 1; i <= 5; i++) { for (j = 1; j <= 10; j++) { printf("*"); } printf("\n"); } return 0; }
Kết quả:
********** ********** ********** ********** **********
Chúng ta sẽ làm nhiều ví dụ về vòng lặp khi làm bài tập về vòng lặp for trong C.
Như vậy là mình đã giới thiệu xong cú pháp cũng như cách sử dụng vòng lặp for. Đây là kiến thức cơ bản nhưng rất quan trọng, là background để sau này bạn có thể tự học thêm bất kì một ngôn ngữ nào khác.