Xử lý mảng (Array) trong C
Trong bài này chúng ta sẽ học tất tần tật về mảng trong C như: Cấu trúc của mảng, các thao tác với mảng như thêm phần tử vào mảng, xóa phần tử ra khỏi mảng, và thay đổi giá trị cho các phần tử.
1. Mảng là gì?
Mảng hay còn gọi là Array, là một loại dữ liệu có cấu trúc đặc biệt bởi bạn có thể lưu trữ nhiều giá trị cùng lúc vào một biến kiểu mảng.
Ví dụ bạn cần lưu trữ một dãy số từ 1 đến 1000 thì không thể tạo ra 1000 biến được, thay vào đó chỉ cần tạo một biến kiểu array và biến này sẽ có tổng cổng 1000 phần tử.
Bạn cứ tưởng tượng có một cái tủ sách có 10 kệ đựng sách, như vậy cái tủ ta gọi là mảng và 10 kệ ta gọi là 10 phần tử.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
2. Khai báo mảng trong C
Để khai báo mảng thì ta sử dụng cú pháp như sau:
data_type name[number];
Trong đó:
data_type
là kiểu dữ liệu của mảngname
là tên của mảng (tên biến)number
là số phần tử của mảng
Ví dụ: Khai báo biến tên là data, kiểu int và có 100 phần tử.
int data[100];
3. Gán dữ liệu vào mảng trong C
Các phần tử trong mảng được đánh số thứ tự khá rõ ràng, vì vậy bạn muốn gán dữ liệu cho phần thử thứ bao nhiêu thì chỉ cần sử dụng cú pháp sau:
name[i] = "value";
Trong đó i
chính là vị trí của phần tử bạn muốn gán.
Một vài lưu ý quan trọng:
- Giả sử N là tổng số phần tử của mảng, lúc này số thứ tự đánh dấu từ 0, 1, 2, 3 .... (N - 1).
- Khi gán dữ liệu cho các phần tử thì phải đúng với kiểu dữ liẹu mà bạn đã khai báo cho mảng.
Ví dụ: Khai báo biến data có 5 phần tử và kiểu int, sau đó gán một vài dữ liệu cho nó.
int data[5]; data[0] = 1; data[1] = 2; data[2] = 3; data[3] = 4; data[4] = 5;
Như bạn thấy, tuy chỉ số thứ tự tới 4 thôi nhưng thực tế là có 5 phần tử bời vì phần tử đầu tiên được đánh dấu là 0.
Nếu bạn muốn gán dữ liệu ngay lúc khai báo mảng thì hãy xem ví dụ dưới đây.
int mark[] = {19, 10, 8, 17, 9};
Trình biên dịch sẽ tự biết bạn khai báo mảng này có 5 phần tử, và giá trị sẽ tương đương với thứ tự dữ liệu mà bạn đã khai báo.
4. Sử dụng vòng lặp để lặp các phần tử của mảng
Như bạn thấy, mảng là dữ liệu có cấu trúc thứ tự nên có thể sử dụng các vòng lặp để lặp qua các phần tử một cách rất dễ dàng.
Ví dụ 1: Hãy tạo một mảng gồm 5 phần tử, hãy sử dụng vòng lặp for để in ra các giá trị trong mảng.
#include <stdio.h> int main() { int i; int mang[] = {1, 2, 3, 4, 5}; for (i = 0; i < 5; i++){ printf("%d \n", mang[i]); } return 0; }
Mình sử dụng vòng lặp for và lặp từ 0 -> 4
bởi vì phần tử đầu tiên của mảng được đánh số là 0, phần tử cuối cùng là (N-1).
Ví dụ 2: Viết chương trình cho phép người dùng tạo ra một mảng 10 phần tử kiểu int, giá trị của mỗi phần tử do người dùng tự nhập vào.
#include <stdio.h> int main() { int values[10]; int i; printf("Nhap vao 10 so nguyen \n"); // taking input and storing it in an array for(i = 0; i < 10; i++) { scanf("%d", &values[i]); } printf("Hien thi day so ma nguoi dung da nhap: "); // printing elements of an array for(i = 0; i < 10; ++i) { printf("%d\n", values[i]); } return 0; }
Hãy chạy ví dụ này lên và xem kêt quả thế nào nhé.
5. Xử lý mảng hai chiều trong C
Những ví dụ trên là mình xử lý mảng một chiều nên khá đơn giản, trường hợp bạn muốn lưu trữ đa dạng hơn thì hãy sử dụng mảng hai chiều nhé.
Giả sử bạn có một cái tủ sách, trong đó có một hàng và được nhia thành nhiều ngăn, cái này ta gọi là mảng một chiều.
Nhưng tủ của bạn có nhiều hàng, mỗi hàng lại có nhiều ngăn thì ta gọi là mảng hai chiều. Cụ thể như hình dưới đây.
Theo đó, vị trí của mỗi phần tử trong mảng sẽ được đánh dấu bởi hai chỉ số cột và hàng. Cú pháp khai báo mảng hai chiều như sau:
int data_2_chieu[3][6];
Mình đã tạo một mảng hai chiều có tên là data_2_chieu
, kiểu int
và có tổng cộng 3 x 6 = 18
phần tử.
Vì mảng có hai chiều nên khi duyệt qua từng phần tử của mảng ta phải sử dụng hai vòng lặp for lồng nhau nhé.
Ví dụ: Viết chương trình cho phép người dùng nhập vào nhiệt độ của hai thành phố trong tuần (7 ngày).
#include <stdio.h> const int CITY = 2; const int WEEK = 7; int main() { int temperature[CITY][WEEK]; // Using nested loop to store values in a 2d array for (int i = 0; i < CITY; ++i) { for (int j = 0; j < WEEK; ++j) { printf("City %d, Day %d: ", i + 1, j + 1); scanf("%d", &temperature[i][j]); } } printf("\nDisplaying values: \n\n"); // Using nested loop to display vlues of a 2d array for (int i = 0; i < CITY; ++i) { for (int j = 0; j < WEEK; ++j) { printf("City %d, Day %d = %d\n", i + 1, j + 1, temperature[i][j]); } } return 0; }
Trong ví dụ này có sử dụng vòng lặp for lồng nhau để giúp người dùng nhập dữ liệu vào, đồng thời thực hiện lặp thêm một lần nữa đẻ hiển thị dữ liệu ra ngoài màn hình.
Như vậy là mình đã giới thiệu xong kiến thức cơ bản về mảng trong C. Bạn phải nhớ rằng phần tử đầu tiên của mảng được bắt đầu từ vị trí số 0, vì vậy trong vòng lặp bạn phải lặp từ 0 -> (n-1)
nhé.