Hàm atan() trong C / C++
Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về hàm atan() trong C / C++. Đây là hàm để tính giá trị arctan của một góc trong toán học.
Hàm atan() là hàm có sẵn trong thư viện math, vì vậy để sử dụng nó ta cần import nó vào đã nhé bằng cách sử dụng câu lệnh #include<math.h>
ở đầu file.
1. Cú pháp hàm atan() trong C / C++
Hàm atan() được sử dụng để tìm giá trị arctan của một số. Có nghĩa là cung cấp cho hàm này một giá trị, thì nó sẽ trả về góc tính bằng radians tương ứng với giá trị đó.
Hàm này chấp nhận tất cả các số thực và trả về các giá trị trong khoảng [-pi / 2, +pi / 2].
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Cú pháp:
atan(data_type x)
Trong đó x là giá trị số thực dấu chấm động.
2. Cách dùng hàm atan() trong C / C++
Trong phần này mình sẽ thực hiện hai ví dụ sử dụng hàm atan() trong C / C++. Để có thể so sánh mình sẽ thực hiện hiển thị kết quả dưới dạng Degrees và Radians.
Ví dụ 1: Ở ví dụ này mình thực hiện khai báo và khởi tạo giá trị x = 57.74, sau đó sử dụng hàm atan() để tính giá trị arctan của 57.74.
#include <iostream> #include <math.h> using namespace std; int main() { //khai báo và khởi tạo biến x với giá trị là 57.74 double x = 57.74, result; //sử dụng hàm atan() để tính atan(x) sau đó gán giá trị cho biến result result = atan(x); //hiển thị kết quả dưới dạng radians cout << "atan("<<x<<") = " << result << " radians (tính theo radians)" << endl; // hiển thị kết quả dưới dạng degrees bằng cách nhân với 180 và chia cho số pi cout << "atan("<<x<<") = " << result * 180 / 3.1415 << " degrees (tính theo độ)" << endl; cout<<"\n--------------------------------------------\n"; cout<<"Chương trình này được đăng tại Freetuts.net"; }
Kết quả:
Ví dụ 2: Ở ví dụ này mình sẽ thay đổi giá trị x thành 1 để các bạn có thể so sánh với ví dụ 1 nhé.
#include <iostream> #include <math.h> using namespace std; int main() { //khai báo và khởi tạo biến x với giá trị là 1 double x = 1, result; //sử dụng hàm atan() để tính atan(x) sau đó gán giá trị cho biến result result = atan(x); //hiển thị kết quả dưới dạng radians cout << "atan("<<x<<") = " << result << " radians (tính theo radians)" << endl; // hiển thị kết quả dưới dạng degrees bằng cách nhân với 180 và chia cho số pi cout << "atan("<<x<<") = " << result * 180 / 3.1415 << " degrees (tính theo độ)" << endl; cout<<"\n--------------------------------------------\n"; cout<<"Chương trình này được đăng tại Freetuts.net"; }
Kết quả:
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về công dụng của hàm atan() trong C / C++ là gì, cũng như cách thức hoạt động của nó. Ở các bài tiếp theo mình sẽ hướng dẫn các hàm thông dụng khác, các bạn chú ý theo dõi nhé !!!
Danh sách các hàm
- Hàm acos() trong C / C++
- Hàm asin() trong C / C++
- Hàm atan() trong C / C++
- Hàm cbrt() trong C / C++
- Hàm ceil() trong C / C++
- Hàm abs() trong C / C++
- Hàm cos() trong C / C++
- Hàm exp() trong C / C++
- Hàm fmax() và fmin() trong C / C++
- Hàm log() trong C / C++
- Hàm pow() trong C / C++
- Hàm round() trong C / C++
- Hàm sqrt() trong C / C++
- Hàm sin() trong C / C++