Thẻ style trong HTML
Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng thẻ style trong HTML, đây là một thẻ dùng để viết code CSS cho các thẻ HTML, hoặc xác định thông tin đến các file CSS cho trang web.
Nhắc đến thẻ style thì chắc chắn bạn phải nghĩ đến CSS. Nhưng vì chúng ta chưa học nên tạm thời các bạn hãy chạy các ví dụ trong bài để xem kết quả nhé. Sau này khi sang loạt bài học CSS thì các bạn sẽ được học kỹ hơn.
1. Thẻ style trong HTML là gì?
Style là một thẻ HTML bình thường, nó có công dụng là xác định phạm vi chứa code CSS cho trình duyệt biên dịch. Tất cả những đoạn mã bên trong thẻ style đều không hiển thị lên giao diện, mà nó chỉ biên dịch và chạy ngầm trong trình duyệt.
Ví dụ: Sử dụng thẻ style để quy định màu chữ hiển thị của thẻ p và thẻ h1.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
<!DOCTYPE html> <html> <head> <meta charset="utf-8"> <style> h1 {color:red;} p {color:blue;} </style> </head> <body> <h1>Học lập trình miễn phí tại freetuts.net</h1> <p>this is a test.</p> </body> </html>
Như bạn thấy, bên trong thẻ style mình đã định nghĩa hai thuộc tính CSS:
<style> h1 {color:red;} p {color:blue;} </style>
2. Sử dụng thẻ style để định dạng giao diện
Để các bạn hiểu rõ hơn thì mình sẽ làm một ví dụ rất đơn giản, đó là chia thành hai trường hợp như sau:
<!DOCTYPE html> <html> <head> <title>Tùy chỉnh giao diện HTML bằng CSS</title> <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=UTF-8"> </head> <body> <p> Chào mừng bạn đến với website học lập trình online freetuts.net </p> </body> </html>
Kết quả:
Có sử dụng CSS: XEM DEMO
<!DOCTYPE html> <html> <head> <title>Tùy chỉnh giao diện HTML bằng CSS</title> <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=UTF-8"> <style type="text/css"> p{ background: blue; color: white; text-align: center; font-size: 30px; } </style> </head> <body> <p> Chào mừng bạn đến với website học lập trình online freetuts.net </p> </body> </html>
Kết quả:
Chạy hai ví dụ trên thì bạn sẽ thấy có sự khác nhau giữa chúng. Ví dụ đầu tiên thì background màu trắng và chữ màu đen, ví dụ thứ hai thì background màu xanh và chữ màu trắng. Về cấu trúc HTML thì không có gì khác nhau, nhưng trong ví dụ 2 mình có bổ sung một đoạn mã CSS như sau:
<style type="text/css"> p{ background: blue; color: white; text-align: center; font-size: 30px; } </style>
Như vậy, để bổ sung CSS cho thẻ HTML thì ta đặt nó bên trong thẻ style. Còn cú pháp CSS như thế nào thì bạn có thể đọc bài cú pháp CSS để hiểu rõ hơn.
3. Lời kết
Như vậy là bạn đã hiểu được ý nghĩa của thẻ style trong HTML rồi phải không nào? Sau này chúng ta sẽ thực hành viết mã CSS trên chính thẻ style này. Hẹn gặp lại các bạn ở bài tiếp theo.