WHERE IN - WHERE LIKE trong MySQL
Ở bài tìm hiểu lệnh SELECT mình đã liệt kê danh sách các toán tử và trong đó có hai toán tử là IN
và LIKE
thì trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu nó. Về cách sử dụng thì IN
và LIKE
rất hữu dụng nhưng về thực tế thì chúng ta cần phải xem lại nó. Chi tiết thến ào thì chúng ta sẽ tìm hiểu nó nhé.
Nhưng trước tiên chúng ta cần tạo Database, tạo Table và insert vài dòng dữ liệu đã nhé:
CREATE DATABASE IF NOT EXISTS qlsv; USE qlsv; CREATE TABLE IF NOT EXISTS sinhvien( sv_id INT(11) NOT NULL AUTO_INCREMENT, sv_name VARCHAR(255) NOT NULL, sv_description VARCHAR(500), CONSTRAINT pk_sinhvien PRIMARY KEY(sv_id) ) ENGINE = INNODB; INSERT INTO sinhvien(sv_name, sv_description) VALUES('Mr Cuong', 'Nguyen Van Cuong'); INSERT INTO sinhvien(sv_name, sv_description) VALUES('Mr Kinh', 'Nguyen Van Kinh'); INSERT INTO sinhvien(sv_name, sv_description) VALUES('Mr Chinh', 'Nguyen Van Chinh'); INSERT INTO sinhvien(sv_name, sv_description) VALUES('Mr Quyen', 'Nguyen Van Quyen');
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Kết quả:
Chúng ta sẽ sử dụng dữ liệu này để truy vấn cho các demo luôn nhé.
1. WHERE IN trong MySQL
WHERE IN
có tác dụng tương tự như hàm in_array() trong PHP vậy, nghĩa là sẽ kiểm tra giá trị của field đó có nằm trong một tập hợp nào đó hay không. Chẳng hạn bạn cần kiểm tra trong bảng sinh viên có sinh viên nào có tên là Mr Cường
, Mr Kính
hoặc Mr Chính
hay không? thì ta sẽ tạo điều kiện IN
như sau:
SELECT sv_id, sv_name, sv_description FROM SINHVIEN WHERE sv_name IN ('Mr Cuong', 'Mr Kinh', 'Mr Chinh')
Kết quả sẽ là:
Như vậy những record nào có tên là Mr Cuong
hoặc Mr Kinh
hoặc Mr Chinh
thì đều được chọn.
Nếu không sử dụng IN
thì ta sẽ dùng toán tử OR
để tạo điều kiện. Như ví dụ trên tôi sẽ chuyển sang sử dụng OR như sau:
SELECT sv_id, sv_name, sv_description FROM SINHVIEN WHERE sv_name = 'Mr Cuong' OR sv_name = 'Mr Kinh' OR sv_name = 'Mr Chinh'
2. WHERE LIKE trong MySQL
Like dịch trong tiếng anh có nghĩa là giống, trong ngôn ngữ T-SQL
thì nó cũng có ý nghĩa tương tự đó là tìm những dòng nào mà có dữ liệu giống với cấu trúc lệnh LIKE
truyền vào. Nó hoạt động theo nguyên tắc tương tự như Regular Expression vậy, nghĩa là sẽ so khớp với cấu trúc của chuỗi LIKE
truyền vào. Sau đây là một số ví dụ liên quan tới lệnh LIKE
trong MySQL
.
LIKE với ký hiệu %
Ký hiệu % sẽ đại diện cho 0 hoặc nhiều ký tự.
Cuong
là được chọn.
SELECT sv_id, sv_name, sv_description FROM SINHVIEN WHERE sv_name LIKE '%Cuong%'
Kết quả nó sẽ trả về một record duy nhất. Riêng với chuỗi %Cuong%
thì tôi sẽ giải thích cho các trường hợp sau là đúng:
- Chuỗi 'some thing Cuong some thing' đúng
- Chuỗi 'some thing Cuong' đúng
- Chuỗi 'Cuong some thing' đúng
SELECT sv_id, sv_name, sv_description FROM SINHVIEN WHERE sv_name LIKE '%Kinh'
Có lẽ bạn thắc mắc tại sao lại chỉ có mỗi dấu %
ở đằng trước nhỉ Lý do đơn giản bởi vì lastname thì ở cuối của chuỗi rồi cho nên đằng sau lastname sẽ không có gì nữa, còn đằng trước thì là các chữ cái bất kì
Like với kí hiệu _
Ký hiệu _
đại diện cho một ký tự bất kì, nghĩa là khi bạn sử dụng ký hiệu này thì nó sẽ là một ký tự thay vì 0 hoặc nhiều ký tự như ký hiệu %
.
SELECT sv_id, sv_name, sv_description FROM SINHVIEN WHERE sv_name LIKE 'M_ %'
Cú pháp 'M_ %'
có ý nghĩa là bắt đầu chữ M, tiếp theo là dấu _
nên nó là ký tự bất kì, tiếp theo là khoảng trắng và tiếp nữa dấu % là 0 hoặc nhiều ký tự bất kì.
Còn khá nhiều nữa nhưng thông thường chúng ta sử dụng hai ký hiệu %
và _
thôi nên mình sẽ không trình bày thêm để tránh độ phức tạp ở đây. Nếu bạn muốn tìm hiểu có thể vào link này để tham khảo.
# Lời kết
Nhìn sơ qua thì thấy nó hay nhưng tính đến sự tối ưu thì hai lệnh này sẽ gây mất khá nhiều thời gian để so khớp, chính vì vậy khi làm ứng dụng website lớn bạn nên hạn chế sử dụng lệnh LIKE
và IN
nhé, thay vào đó bạn sẽ tìm hiểu một kỹ thuật cao hơn đó là FullText Search
.