Cấu trúc điều khiển if - else trong C#
Bài vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu về các toán tử trong C# cũng như làm một số bài tập để cũng cố kiến thức. Các bài tập từ đầu series đến giờ ngoài những câu ghi chú thì tất cả mọi dòng lệnh đều được biên dịch và chạy. Vậy khi câu lệnh hoặc khối lệnh nào đó bắt buộc phải có điều kiện mới được biên dịch và chạy thì chúng ta làm như thế nào ? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cấu trúc điều khiển if - else
Vậy cấu trúc điều khiển if - else
là gì ? Nó hoạt động như thế nào ? Nào start thôi =)
1. Câu lệnh if - else
Câu lệnh phân nhánh if - else
dựa trên một điều kiện. Điều kiện là một biểu thức sẽ được kiểm tra giá trị ngay khi bắt đầu gặp câu lệnh đó. Nếu điều kiện được kiểm tra là đúng, thì câu lệnh hay một khối các câu lệnh bên trong thân của câu lệnh if được thực hiện
Câu lệnh if
Câu lệnh if cho phép ta thực hiện một lệnh hoặc khối lệnh nếu điều kiện đó đúng:
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
if (biểu thức điều kiện) { <khối lệnh sẽ thực được thực thi khi điều kiện đúng> }
Trong đó biểu thức điều kiện là một biểu thức logic trả về kết quả true hoặc fale.
Lưu đồ hoạt động:
Lưu đồ trên hoạt động như sau: Kiểm tra biểu thức điều kiện trong if
trả về giá trị true
hay false
. Nếu true thì khối lệnh trong if
sẽ được thực thi, nếu kết quả trong biểu thức điều kiện là false
thì trình biên dịch sẽ không đi vào khối lệnh trong if
và một số câu lệnh tiếp theo sẽ được thi hành.
ví dụ: Tìm số lớn hơn trong hai số nhập từ bàn phím.
using System; using System.Collections.Generic; using System.Linq; using System.Text; namespace freetuts.net { class freetuts { static void Main(string[] args) { int num1, num2, max; Console.Write("Nhap vao so thu nhat: "); num1 = Convert.ToInt32(Console.ReadLine()); Console.Write("Nhap vao so thu hai: "); num2 = Convert.ToInt32(Console.ReadLine()); max = num1; if (num1 < num2) { max = num2; Console.WriteLine("so lon nhat trong hai so la {0}", max); } Console.WriteLine("\nfreetuts.net chuc ban hoc tot"); Console.ReadKey(); } } }
Kết quả sau khi biên dịch đoạn code trên:
Câu lệnh if - else
Trong câu điều kiện if - else
thì else
là phần tùy chọn. Các câu lệnh bên trong thân của else
chỉ được thực hiện khi điều kiện của if
là sai. Do vậy khi câu lệnh đầy đủ if - else
được dùng thì chỉ có một trong hai if
hoặc else
được thực hiện. Ta có cú pháp câu điều kiện if - else
sau:
if (biểu thức điều kiện) <Khối lệnh thực hiện khi điều kiện đúng> [else <Khối lệnh thực hiện khi điều kiện sai>]
Nếu các câu lệnh trong thân của if
hay else
mà lớn hơn một lệnh thì các lệnh này phải được bao trong một khối lệnh, tức là phải nằm trong dấu khối { }
:
if (biểu thức điều kiện) { <lệnh 1> <lệnh 2> .... } [else { <lệnh 1> <lệnh 2> ... }]
Lưu đồ hoạt động:
Lưu đồ trên hoạt động như sau: Ở lưu đồ này tùy theo kết quả kiểm tra biểu thức điều kiện trong if
trả về mà chương trình sẽ rẽ nhán. Nếu kết quả trả về là true
thì khối lệnh trong if
sẽ được thực thi, nếu kết quả trong biểu thức điều kiện là false
thì trình biên dịch sẽ thực thi các khối lệnh trong else
.
Ta sẽ quay lại ví dụ trên nhưng sẽ không khai báo biến max
nhé.
using System; using System.Collections.Generic; using System.Linq; using System.Text; namespace freetuts.net { class freetuts { static void Main(string[] args) { int num1, num2; Console.Write("Nhap vao so thu nhat: "); num1 = Convert.ToInt32(Console.ReadLine()); Console.Write("Nhap vao so thu hai: "); num2 = Convert.ToInt32(Console.ReadLine()); if (num1 < num2) Console.WriteLine("so lon nhat trong hai so la: {0}",num2); else Console.WriteLine("so lon nhat trong hai so la: {0}",num1); Console.WriteLine("\nfreetuts.net chuc ban hoc tot"); Console.ReadKey(); } } }
và kết quả cũng sẽ không thay đổi:
2. Câu lệnh if - else lồng nhau
Các lệnh điều kiện if có thể lồng nhau để phục vụ cho việc xử lý các câu điều kiện phức tạp. Việc này cũng thường xuyên gặp khi lập trình. Giả sử chúng ta cần viết một chương trình có yêu cầu kiểm tra xem một sinh viên có phải là sinh viên xuất sắc không dựa trên một số thông tin như sau:
- Sinh viên phải đạt điểm trung bình môn xuất sắc (trên 9.0)
- Sinh viên phải đạt điểm rèn luyện xuất sắc (trên 90đ)
- Điểm môn học thấp nhất là 6.0
Dựa trên các yêu cầu trên ta có thể dùng các lệnh if lồng nhau để thực hiện. Ví dụ sau sẽ minh họa cho việc thực hiện các yêu cầu trên.
using System; using System.Collections.Generic; using System.Linq; using System.Text; namespace freetuts.net { class freetuts { static void Main(string[] args) { float dhoctap,dmin; int drenluyen; Console.Write("\nNhap vao diem hoc tap: "); dhoctap = Convert.ToSingle(Console.ReadLine()); Console.Write("\nNhap vao diem thap nhat: "); dmin = Convert.ToSingle(Console.ReadLine()); Console.Write("\nNhap vao diem ren luyen: "); drenluyen = Convert.ToInt32(Console.ReadLine()); if (dhoctap > 9.0) { if (drenluyen > 90) { if (dmin > 6.0) Console.WriteLine("\nchuc mung ban da duoc sinh vien xuat sac !"); else Console.WriteLine("\nDiem thap nhat cua ban phai tren 6.0"); } else Console.WriteLine("\nDiem ren luyen cua ban phai tren 90"); } else Console.WriteLine("\nDiem hoc tap cua ban phai tren 9.0"); Console.WriteLine("\nfreetuts.net chuc ban hoc tot"); Console.ReadKey(); } } }
Biên dịch chương trình và cho kết quả như sau:
Theo trình tự kiểm tra thì câu lệnh if đầu tiên được thực hiện, biểu thức điều kiện đúng do điểm học tập trên 9.0. Khi đó khối lệnh trong if sẽ được tiếp tục thực thi. Ở khối này lại xuất hiện một lệnh if khác để kiểm tra xem điểm rèn luyện của bạn có trên 90 điểm không. Và điều này thỏa khiến khối lệnh trong if lại được tiếp tục thực thi. Kết quả trả lại là "chuc mung ban da duoc sinh vien xuat sac !" vì câu lệnh if thứ ba cũng thỏa nốt.
3. Lời kết
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu được lệnh if-else là gì và các dạng của nó như thế nào. Mình xin đưa ra một số bài tập nhỏ cho các bạn luyện tập. Hẹn gặp lại các bạn ở bài sau với cấu trúc rẽ nhánh switch - case. Chúc bạn học tốt và luôn đồng hành cùng https://freetuts.net nhé !!