Cấu trúc rẽ nhánh switch - case trong C#
Trong bài trước, mình đã cùng các bạn tìm hiểu về cấu trúc điều khiển if - else
và luyện tập một số bài tập cụ thể đối với lệnh này. Trong bài ngày hôm nay, mình sẽ giới thiệu một dạng khác của cấu trúc điều khiển. Đặt vấn đề là khi có quá nhiều điều kiện để chọn thực hiện thì nếu chúng ta dùng câu lệnh if sẽ rất rối rắm và dài dòng, Vì vậy các ngôn ngữ lập trình cấp cao đều cung cấp một dạng câu lệnh switch - case
liệt kê các giá trị và chỉ thực hiện các giá trị thích hợp. Và để hiểu hơn lệnh switch - case
là gì hãy cùng mình đi đến cuối bài học hôm nay nhé.
1. Cú pháp rẽ nhánh switch - case
Cấu trúc rẽ nhánh switch - case
thường sử dụng để thay thế cấu trúc if - else
khi mà có quá nhiều phương án có thể xảy ra, ví dụ như nhập vào điểm của một học sinh và cho biết học lực của học sinh đó. Giả sử chúng ta có 5 loại học lực đó là: yếu, trung bình, khá, giỏi, xuất sắc. Vậy điều này có nghĩa là chúng ta sẽ có 5 câu lệnh if đơn giản hoặc là nhiều câu lệnh if - else
lồng vào nhau. Điều này gây nên độ phức tạp, rối ren và dài dòng của một chương trình. Vậy ở đây chúng ta có thể dùng câu lệnh switch - case
để khắc phục tình trạng này.
Cú pháp của một lệnh switch - case
như sau:
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
switch (biểu thức điều kiện) { case <giá trị>: <câu lệnh thực hiện> <lệnh nhảy> [default: <các câu lệnh được thực hiện mặc định> ] }
Vậy lệnh switch - case
hoạt động như thế nào ? Các bạn hãy quan sát sơ đồ sau:
Dạng 1 là cấu trúc switch - case
có sử dụng từ khóa default
, còn dạng 2 thì không.
Khi gặp lệnh thoát break
thì chương trình thoát khỏi switch - case
và thực hiện lệnh tiếp sau khối switch - case
đó.
Nếu không có trường hợp nào thích hợp và trong câu lệnh switch - case
có dùng câu lệnh defalut
thì các câu lệnh của trường hợp default
sẽ được thực hiện. Ta có thể dùng default
để cảnh báo một lỗi hay xử lý một trường hợp ngoài tất cả các trường hợp case
trong switch
.
Khi sử dụng switch - case
có khả năng trả về một giá trị cho nhiều trường hợp.
2. Ví dụ đơn giản về switch - case
Ví dụ sau sẽ minh họa về việc sử dụng câu lệnh switch - case
:
Hãy nhập một trong ba màu: red, yellow, pink từ bàn phím sau đó xuất ra màng hình màu sắc yêu thích của bạn, nếu không có một trong ba màu trên thì xuất ra màn hình màu bạn thích không phải là đỏ, vàng và hồng.
using System; using System.Collections.Generic; using System.Linq; using System.Text; namespace freetuts.net { class freetuts { static void Main(string[] args) { Console.WriteLine("\nnhap vao mau sac yeu thich cua ban !!!"); string color = Console.ReadLine(); switch (color) { case "red": Console.WriteLine("ban thich mau do"); break; case "yellow": Console.WriteLine("ban thich mau vang"); break; case "pink": Console.WriteLine("ban thic mau hong"); break; default: Console.WriteLine("mau ban thich khong phai la mau do, mau vang va mau hong"); break; } Console.WriteLine("\nfreetuts chuc ban hoc tot !!!"); Console.ReadKey(); } } }
Khi biên dịch sẽ cho kết quả:
Khi bạn nhập vào blue thì kết quả sẽ là:
- Khi chúng ta nhập vào "yellow" thì tương ứng với case "yellow" nên đoạn lệnh trong đó case được thực thi và xuất ra màn hình "ban thich mau vang".
- Khi chúng ta nhập vào blue thì ta thấy chả có cái case "blue" nào cả, nên khi đó nó sẽ tự động chạy xuống defaul và đoạn lệnh sau defaul đó được thực thi.
Ví dụ về một giá trị trả về cho nhiều trường hợp trong switch - case
:
Nhập vào tháng xuất ra màn hình nó là mùa xuân, hạ, thu hoặc đông. Tháng phải bé hơn 12.
using System; using System.Collections.Generic; using System.Linq; using System.Text; namespace freetuts.net { class freetuts { static void Main(string[] args) { Console.WriteLine("nhap vao thang can kiem tra"); int x = Convert.ToInt32(Console.ReadLine()); switch (x) { case 1: case 2: case 3: Console.WriteLine("thang {0} la mua xuan", x); break; case 4: case 5: case 6: Console.WriteLine("thang {0} la mua ha", x); break; case 7: case 8: case 9: Console.WriteLine("thang {0} la mua thu", x); break; case 10: case 11: case 12: Console.WriteLine("thang {0} la mua dong", x); break; default: Console.WriteLine("thang ban nhap khong hop le"); break; } Console.WriteLine("\nfreetuts chuc ban hoc tot !!!"); Console.ReadKey(); } } }
Ví dụ khi ta nhập vào tháng 5:
Ví dụ nhập vào số tháng lớn hơn 12:
3. Lời kết
Vậy các bạn đã hiểu hơn về cấu trúc rẽ nhánh switch - case chưa ? Mình xin dừng bài học tại đây và có một số bài tập cho các bạn luyện tập đấy! Có thắc mắc gì cứ bình luận bên dưới nhé. Mình sẽ giải đáp ngay sau khi đọc được comment của các bạn. https://freetuts.net Chúc các bạn học tốt !!!