HỌC XML
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Bài 04: Tìm hiểu XML Attributes

Trong các thẻ HTML bạn sẽ có các thuộc tính như href, id, class, src, ... Các thuộc tính này chỉ có tác dụng đặc biệt trong tài liệu HTML chứ đối với XML nó không có tác dụng gì, chỉ là các thuộc tính bình thường.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Để rõ hơn thì trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm về XML Attributes và các quy tắc trong việc tạo ra các XML Attributes.

Để tiện cho việc viết tuts thì mình sẽ gọi XML Attributesthuộc tính của XML nhé.

1. XML Attribites là gì?

Vậy XML attributes là gì? Đó là những dữ liệu được khai báo báo bên trong thẻ mở theo cú pháp:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

<element_name property_name="property_value">

</element_name>

Bạn có thể sử dụng cặp thẻ nháy kép "" hoặc nháy dơn đều được ' '. Tuy nhiên lời khuyên là bạn nên sử dụng cặp nháy kép.

Mỗi thẻ XML (XML element) có thể không có thuộc tính nào hoặc có nhiều thuộc tính tùy vào cách định nghĩa của lập trình viên. 

Ví dụ: Trường hợp có nhiều thuộc tính

<?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?>
<coders>
    <person skill="PHP Javascript jQuery" master_at="PHP">
        <name>Nguyễn Văn Cường</name>
        <website>Freetuts.net</website>
    </person>
</coders>

Tới đây chắc bạn sẽ có câu hỏi rằng thuộc tính có gì đặc biệt mà người ta lại tạo ra nó? Đã tạo ra ắt phải có tác dụng thôi, bạn có thể sử dụng thuộc tính để thay thế cho các thẻ XML như ví dụ dưới đây:

Cách 1: Sử dụng thuộc tính

<?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?>
<coders>
    <person skill="PHP Javascript jQuery" master_at="PHP">
        <name>Nguyễn Văn Cường</name>
        <website>Freetuts.net</website>
    </person>
</coders>

Cách 2: Sử dụng thẻ XML

<?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?>
<coders>
    <person>
        <master_at>PHP</master_at>
        <skill>PHP Javascript jQuery</skill>
        <name>Nguyễn Văn Cường</name>
        <website>Freetuts.net</website>
    </person>
</coders>

Và còn nhiều công dụng nữa mà trong các bài tìm hiểu về DTD, XSL chúng ta sẽ đề cập tới.

2. XML Attributes vs XML Properties

Như ở ví dụ so sánh cách sử dụng XML Attributes thay thế cho XML Elements ở trên thì bạn đã thấy được sự chuyển đổi đơn giản giữa hai khái niệm này, tuy nhiên chúng ta vẫn còn một số lưu ý nữa mà bạn nên đọc để hiểu thêm.

XML Multi value:

Thứ nhất: Mỗi một thuộc tính XML chỉ có thể chứa một giá trị duy nhất cho dù bạn nhập gì bên trong nó đi nữa thì XML vẫn tính là một giá trị, bởi vì XPath (tìm hiểu sau) sẽ không tính nó là nhiều giá trị như ban nghĩ. 

Thứ hai: Các thuộc tính XML chỉ chứa giá trị dạng text, number chứ không thể chứa một thẻ XML khác.

Từ hai tính chất trên ta thấy khi sử dụng thuộc tính XML thì rất khó mở rộng tài liệu, ví dụ sau này bạn cần bổ sung thông tin là con của thuộc tính nào đó thì không thể làm được, nhưng với element thì hoàn toàn làm được.

Ví dụ: Trường hợp attributes khó nâng cấp và mở rộng

<?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?>
<coders>
    <person master_at="PHP" skill="PHP Javascript jQuery"
        name="Nguyễn Văn Cường" website="Freetuts.net">
    </person>
</coders>

Giả sử giờ mình muốn lấy họ của lâp trình viên thì phải xử lý tách chuỗi, Nhưng với cách thiết kế dưới đây thì không cần:

<?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?>
<coders>
    <person>
        <master_at>PHP</master_at>
        <skill>PHP Javascript jQuery</skill>
        <name>
            <firstname>Cường</firstname>
            <middlename>Văn</middlename>
            <lastname>Nguyễn</lastname>
        </name>
        <website>Freetuts.net</website>
    </person>
</coders>

Vừa dễ dàng mở rộng mà nhìn lại đẹp nữa chứ :D.

Metadata trong XML:

Tới phần này bạn mới thấy Attributes thực sự có công dụng. Chúng ta thường sử dụng Attributes để lưu trữ những thông tin chính như là khóa chính của thẻ XML đó.

Ví dụ:

<?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?>
<coders>
    <person id="1">
        <master_at>PHP</master_at>
        <skill>PHP Javascript jQuery</skill>
        <name>
            <firstname>Cường</firstname>
            <middlename>Văn</middlename>
            <lastname>Nguyễn</lastname>
        </name>
        <website>Freetuts.net</website>
    </person>
    <person id="2">
        <master_at>Javascript</master_at>
        <skill>PHP Javascript AngularJS</skill>
        <name>
            <firstname>Tình</firstname>
            <middlename>Thị Thu</middlename>
            <lastname>Vũ</lastname>
        </name>
        <website>Freetuts.net</website>
    </person>
</coders>

Ngoài cách sử dụng thuộc tính ra thì ta cũng có thể tạo thêm một thẻ id để lưu trữ, tuy nhiên lời khuyên cho bạn nên sử dụng thuộc tính cho trường hợp này.

3. Lời kết

Qua bài này chúng ta đã học được kha khá kiến thức về XML rồi đáy, có thể là đủ sử dụng cho những bạn chỉ muốn tìm hiểu cú pháp đơn giản để tạo ra file XML đơn giản trong các ứng dụng web.

Đọc tới bài này có lẽ bạn sẽ liên tưởng và so sánh đến cách lưu trữ trong các hệ quản trị CSDL phải không nào? Nếu vậy thì bài tiếp theo chúng ta sẽ đề cập đến nó nhé.

Cùng chuyên mục:

Phiên làm việc là gì trong SQL

Phiên làm việc là gì trong SQL

Trong bài viết này mình sẽ giải thích phiên làm việc là gì trong SQL…

Ràng buộc Check trong SQL

Ràng buộc Check trong SQL

Bài này bạn sẽ được học cách tạo ràng buộc giá trị trong SQL bằng…

Khóa ngoại Foreign Key trong SQL

Khóa ngoại Foreign Key trong SQL

Trong bài này bạn sẽ được học cách tạo khóa ngoại Foreign Key bằng câu…

Primary Key trong SQL

Primary Key trong SQL

Bài này bạn sẽ được giới thiệu cách tạo khóa chính (Primary Key) thể hiện…

Create và Drop Database trong SQL

Create và Drop Database trong SQL

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng lệnh Create Database để tạo…

Subquery trong SQL - truy vấn con

Subquery trong SQL - truy vấn con

Trong bài này mình sẽ nói đến một cách sử dụng câu truy vấn SLECT…

Self Join trong SQL

Self Join trong SQL

Mỗi phép Join đều phải có hai bảng table1 và table2, tuy nhiên có trường…

Right Join trong SQL

Right Join trong SQL

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ tiếp tục nói đến phép Join trong SQL.…

Left Join trong SQL

Left Join trong SQL

Ở bài trước chúng ta đã được tìm hiểu Inner Join và biết được tại…

Inner JOIN trong SQL

Inner JOIN trong SQL

Ở bài trước chúng ta đã học hiểu cách truy vấn nhiều bảng trong SQL…

Toán tử BETWEEN và NOT BETWEEN trong SQL

Toán tử BETWEEN và NOT BETWEEN trong SQL

Toán tử BETWEEN dùng để kiểm tra một giá trị có nằm trong một khoảng…

Tìm hiểu ALIAS  (AS) trong SQL

Tìm hiểu ALIAS (AS) trong SQL

Trong bài này mình sẽ nói về cách đặt lại tên cho column, table bằng…

Tích đề các trong SQL

Tích đề các trong SQL

Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách truy vấn dữ liệu trên…

Gộp dữ liệu với UNION và UNION ALL trong SQL

Gộp dữ liệu với UNION và UNION ALL trong SQL

Có một số trường hợp bắt buộc bạn phải chạy hai câu truy vấn nên…

Lọc dữ liệu trùng với DISTINCT trong SQL

Lọc dữ liệu trùng với DISTINCT trong SQL

Đôi khi có những câu truy vấn có kết quả bị trùng lặp thì lúc…

Toán tử AND và OR trong SQL

Toán tử AND và OR trong SQL

Trong bài này chúng ta học hai toán tử có thể nói là được sử…

Toán tử IN và NOT IN trong SQL

Toán tử IN và NOT IN trong SQL

Trong bài này chúng ta sẽ học hai lệnh mới dùng để kiểm tra một…

Toán tử LIKE và NOT LIKE trong SQL

Toán tử LIKE và NOT LIKE trong SQL

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu lệnh LIKE, lệnh này dùng để so…

Sắp xếp dữ liệu với ORDER BY trong SQL

Sắp xếp dữ liệu với ORDER BY trong SQL

Nếu bạn muốn sắp xếp dữ liệu trả về theo tăng dần hoặc giảm dần…

Lệnh Delete trong SQL

Lệnh Delete trong SQL

DELETE FROM posts WHERE post_id > 7000 AND post_content IS NOT NULL;

Top