STARTING
CONTROL STATEMENT
FUNCTION
ARRAY & POINTER
OOP
STL
ITERATORS
OTHER FEATURES
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Tìm hiểu cấu trúc mảng (array) trong C++

Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu cấu trúc mảng trong C++, qua bài này sẽ giúp bạn hiểu khái niệm mảng là gì? Các thao tác khởi tạo / thêm / sửa / xóa các phần tử của mảng.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Mảng trong C++ còn có tên khác là array, nên khi tìm hiểu trên internet thì bạn hãy sử dụng từ khóa array nếu muốn search các trang nước ngoài nhé. Còn các trang Việt Nam thì vẫn hay sử dụng từ mảng hơn là array.

Lưu ý: Bài này mình chỉ trình bày sơ lược về cấu trúc mảng, cách truy xuất các phần tử trong mảng một chiều. Nếu bạn muốn học kỹ hơn thì hãy chờ những bài tiếp theo nhé, hoặc click vào bài viết cách xử lý mảng trong C++ nhé.

1. Mảng trong C++ là gì?

Mảng (array) là một kiểu dữ liệu đặc biệt trong C++, nó là một dạng dữ liệu tập hợp, nghĩa là bên trong có thể chứa nhiều giá trị thay vì chỉ một giá trị như những kiểu dữ liệu thông thường khác.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Ví dụ: Bạn có 100 cuốn sách và bạn sẽ đặt nó vào 100 ngăn kéo của một cái tủ. Lúc này thì cái tủ chính là mảng, các ngăn kéo chính là phần tử của mảng, còn sách chính là dữ liệu của các phần tử.

Đấy là mình đang nói đến khái niệm, bây giờ ta sẽ đi vào xem cú pháp khai báo nó nhé.

2. Khai báo mảng trong C++

Để khai báo một mảng trong C++ thì bạn khai báo tên biến bình thường, nhưng phải bổ sung thêm dấu ngoặc vuông [] vào sau tên biến.

Tuy nhiên, bấy nhiêu là chưa đủ nhé. Một mảng phải được xác định tổng số phần tử rõ ràng để máy tính tạo ra vùng ô nhớ cho nó. Ví dụ dưới đây mình khai báo mảng numbers gồm 100 phần tử.

int numbers[100];

Vậy, cú pháp chuẩn như sau:

dataType name[number];

Trong đó:

3. Cấu trúc của mảng trong C++

Mảng là một kiểu dữ liệu rất đặc biệt, nó là dạng collection (danh sách) nên cách lưu trữ của nó phức tạp hơn các kiểu dữ liệu bình thường.

Mỗi phần tử của mảng sẽ được đánh một số chỉ mục duy nhất và tăng dần, cụ thể như sau:

  • Phần tử thứ 1 có chỉ mục là 0
  • Phần tử thứ 2 có chỉ mục là 1
  • Phần tử thứ 3 có chỉ mục là 2
  • ...
  • Phần tử thứ n có chỉ mục là n - 1

Hãy xem hình ảnh dưới đây để hiểu rõ hơn:

Arrays png

Trong hình này thì mảng có 9 phần tử, và số chỉ mục sẽ được đánh dấu từ 0 - 8.

4. Một số cách sử dụng mảng trong C++

Mình xin nhắc lại là mỗi phần tử trong mảng có một số chỉ mục duy nhất, vì vậy ta có thể dựa vào đó để truy xuất đến phần tử muốn lấy.

Gán dữ liệu ngay lúc khai báo mảng

Nếu bạn muốn gán dữ liệu cho nó ngay lúc khai báo thì không cần phải truyền số phần tử.

int numbers[] = {1, 4, 6, 7, 8};

Lúc này C++ sẽ hiểu là bạn đã khai báo một mảng có 5 phần tử.

Nếu bạn muốn tổng số phần tử nhiều hơn thì hãy nhập số lượng vào nhé.

int numbers[10] = {1, 4, 6, 7, 8};

Lúc này C++ sẽ tạo một mảng có 10 phần tử, và 5 phần tử đầu tiên sẽ có giá trị như bạn đã thiết lập.

Truy xuất đến phần tử của mảng

Để truy xuất đến phần tử nào thì ta sẽ sử dụng chỉ mục của phần tử đó.

#include <iostream>
using namespace std;

int main()
{
    int numbers[5] = {1, 4, 6, 7, 8};
    cout << numbers[1]; // Ket qua la 4
    return 1;
}

Phần tử có chỉ mục là 1 chính là phần tử thứ hai, đó chính là giá trị 4.

Gán dữ liệu cho phần tử của mảng

Để gán dữ liệu cho một phần tử trong mảng thì ta cũng thông qua chỉ mục nhé các bạn.

Giả sử mình muốn thay đổi phần tử có chỉ mục là 3 thành số 10.

#include <iostream>
using namespace std;

int main()
{
    int numbers[5] = {1, 4, 6, 7, 8};
    numbers[3] = 10;
    
    cout << numbers[3]; // Ket qua la 10
    // Mang luc nay tro thanh {1, 4, 6, 10, 8}
    
    return 1;
}

Như vậy là bạn đã biết được cấu trúc của mảng trong C++ rồi phải không nào? Qua bài này mình chỉ muốn giới thiệu sơ lược về cấu trúc và cách truy xuất thôi nhé, để bài tiếp theo chúng ta sẽ thực hành một chút với vòng lặp for.

Cùng chuyên mục:

Các hàm xử lý mảng đa chiều (array.h) trong C/C++

Các hàm xử lý mảng đa chiều (array.h) trong C/C++

Các hàm xử lý ngày tháng (datetime.h) trong C/C++

Các hàm xử lý ngày tháng (datetime.h) trong C/C++

Các hàm xử lý số thực (float.h) trong C/C++

Các hàm xử lý số thực (float.h) trong C/C++

Các hàm xử lý số nguyên lớn (bigint.h) trong C/C++

Các hàm xử lý số nguyên lớn (bigint.h) trong C/C++

Các hàm xử lý thời gian (time.h) trong C

Các hàm xử lý thời gian (time.h) trong C

Các hàm xử lý chuỗi (string.h) trong C/C++

Các hàm xử lý chuỗi (string.h) trong C/C++

Thread Pools và Parallel Algorithms trong C++

Thread Pools và Parallel Algorithms trong C++

Tạo và quản lý các Multithreading trong C++

Tạo và quản lý các Multithreading trong C++

Xử lý ngoại lệ khi làm việc với Memory Allocation trong C++

Xử lý ngoại lệ khi làm việc với Memory Allocation trong C++

Try, Catch, và Throw của Exception Handling trong C++

Try, Catch, và Throw của Exception Handling trong C++

Cách sử dụng Lambda Expressions trong C++

Cách sử dụng Lambda Expressions trong C++

Sử dụng weak_ptr trong C++

Sử dụng weak_ptr trong C++

Sử dụng shared_ptr trong C++

Sử dụng shared_ptr trong C++

Sử dụng unique_ptr trong C++

Sử dụng unique_ptr trong C++

Tổng quan về Smart Pointers trong C++

Tổng quan về Smart Pointers trong C++

Sử dụng Iterators trong STL của C++

Sử dụng Iterators trong STL của C++

[Iterator] Sử dụng Vector trong C++

[Iterator] Sử dụng Vector trong C++

[Iterator] Sử dụng trong List trong C++

[Iterator] Sử dụng trong List trong C++

[STL] Sử dụng Vector trong C++

[STL] Sử dụng Vector trong C++

Tổng quan về Iterators trong C++

Tổng quan về Iterators trong C++

Top