Cách khai báo biến trong C++
Giới thiệu về biến và cách khai báo biến trong C++, giúp bạn hiểu được khái niệm biến trong C++ là gì? Và cú pháp khai báo biến như thế nào?
C++ là một ngôn ngữ bậc trung nằm giữa bậc cao và bậc thấp, nó là ngôn ngữ có tính minh bạch, rõ ràng trong việc khai báo và sử dụng biến, nghĩa là nếu bạn khai báo một biến kiểu chuỗi thì bạn không thể gán cho nó là kiểu số được. Vì vậy bạn cần nắm rõ cú pháp khai báo để sử dụng cho đúng.
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về biến và cách khai báo biến trong C++ và sử dụng hai lệnh cin và cout để lấy dữ liệu nhập từ bàn phím và in dữ liệu lên màn hình.
1. Khai báo biến trong C++ là gì?
Biến trong C++ được dùng để lưu trữ một giá trị nào đó, có thể là một chuỗi, một con số, hoặc một danh sách.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Giả sử bạn có một cái bao và bạn có thể sử dụng cái bao đó với nhiều mục đích khác nhau như dùng để chứa gạo, chưa ngô, chứa khoai, ... thì lúc này cái bao đó được ví như là một biến trong C++.
Đó là ví dụ trong thực tế còn trong lập trình thì biến sẽ được lưu trữ tại một vị trí nào đó trong bộ nhớ của máy tính. Khi muốn sử biến nào thì hệ thống sẽ tìm trong bộ nhớ xem có tồn tại biến đó không? Nếu tồn tại thì sử dụng bình thường, ngược lại thì chương trình sẽ báo lỗi vì bạn đã sử dụng một biến chưa được khởi tạo.
2. Cú pháp khai báo biến trong C++
Vì chúng ta chưa học các kiểu dữ liệu trong C++ nên nếu bạn không hiểu các ví dụ dưới đây thì hãy đọc sơ lược bài tiếp theo rồi quay lại bài này nhé. Còn không thì mình sẽ nói một chút để giúp bạn hiểu nhanh hơn.
Trong C++ có các kiểu dữ liệu cơ bản như:
- Chuỗi - string: Là một chuỗi ký tự text, được bao quanh bởi dấu nháy đơn hoặc nháy kép.
- Số thực - float: Là kiểu số thực, tức là số lẻ (có dấu chấm phẩy động) như: 0.1, 2.4, ...
- Số nguyên - int: Là kiểu số không lẻ như: 0, 1, 2, 3, 4 ...
Khi bạn khai báo biến thì phải khai báo luôn kiểu dữ liệu cho nó nhé.
Cú pháp khai báo biến trong C++ như sau:
kieu_du_lieu ten_bien;
Muốn khai báo nhiều biến cùng lúc và cùng kiểu dữ liệu thì làm như sau:
kieu_du_lieu ten_bien1, ten_bien2, ten_bien3;
Ví dụ: Khai báo biến kiểu number (tức là kiểu int, int là viết tắt của interger)
int namsinh;
Khai báo nhiều biến cùng lúc:
int so1, so2, so3, so4;
Tùy vào mục đích lưu trữ mà bạn chọn kiểu dữ liệu cho phù hợp. Ví dụ:
- Bạn cần lưu trữ thông tin năm sinh của sinh viên thì phải chọn kiểu int, vì thực tế năm sinh là các số nguyên.
- Cần lưu kết quả của phép chia thì phải khai báo kiểu số thực, vì kết quả phép chia có thể dư phần lẻ
- Cần lưu một lời chúc mừng sinh nhật thì phải sử dụng kiểu chuỗi.
3. Quy tắc đặt tên biến trong C++
Tên biến rất quan trọng, vì vậy bạn không được đặt nó một cách quá chủ quan mà phải tuân theo những quy tắc sau:
- Tên biến là các chữ cái in thường hoặc in hoa và không có dấu
- Không được sử dụng các ký tự đặc biệt, ngoại trừ ký tự gạch dưới
_
. - Có thể sử dụng số, nhưng nó không được đứng ở vị trí đầu tiên.
Ví dụ: Một số cách khai báo biến đúng / sai.
int main() { int freetuts; // Dung int _freetuts; // Dung int freetuts9; // Dung int free*tuts; // Sai - vi ky tu dac biet int 9freetuts; // Sai vi chu so dung o vi tri so 1 return 1; }
4. Gán giá trị cho biến C++
Để gán giá trị cho biến thì ta sử dụng toán tử gán =
. Mình sẽ viết một bài chi tiết hơn về các toán tử này.
Ví dụ: Gán giá trị 1990 cho biến namsinh
.
int namsinh; namsinh = 1990;
Ngoài ra ta cũng có thể gán giá trị cho biến ngay lúc khởi tạo. Với ví dụ trên thì ta viết lại như sau:
int namsinh = 1990;
5. In giá trị của biến C++ ra màn hình
Biến sẽ được lưu trữ tại một vị trí trong bộ nhớ máy tính nên để lấy giá trị của biến ta chỉ cần thông qua tên biến là được. Ta sử dụng hàm cout để in.
Ví dụ: In ra giá trị của biến
#include <iostream.h> using namespace std; void main () { int namsinh = 1990; cout << "Nam sinh cua ban la : " << namsinh << endl; }
6. Thao tác nhập xuất với biến
Bây giờ ta làm một ví dụ nhập xuất với biến.
Ví dụ: Viết chương trình nhập vào năm sinh của bạn và in năm sinh đó lên màn hình, trong đó năm sinh được nhập từ bàn phím.
Để nhập năm sinh từ bàn phím thì ta sử dụng lệnh cin
, còn để xuất năm sinh thì ta sử dụng lệnh cout
.
#include <iostream.h> using namespace std; void main () { int namsinh; cout << "Nhap nam sinh cua ban: "; cin >> namsinh; cout << "Nam sinh cua ban la : " << namsinh << endl; }
Bạn nhấn F5 để chạy chương trình. Giả sử mình nhập năm sinh 1989 thì màn hình sẽ như sau:
7. Lời kết
Như vậy là bạn đã nắm bắt được cách khai báo và sử dụng biến trong C++. Bạn hãy xem kỹ bài này vì ở các bài tiếp theo chúng ta sử dụng nó khá nhiều đấy.
Trong bài này mình có sử dụng kiểu dữ liệu interter (int) nhưng vấn đề này mình sẽ trình bày trong bài tiếp theo nên nếu bạn chưa hiểu thì hãy tới bài tiếp theo để học nhé.