Set Interface trong Java
Trong bài này, tôi sẽ hướng dẫn đến các bạn tìm hiểu loại Interface Collection tiếp theo - đó là Set Interface trong Java. Nội dung của bài này sẽ mô tả đặc điểm, các phương thức thường dùng của Collection này. Với mỗi phương thức được liệt kê, tôi sẽ đưa ra ví dụ đơn giản để cho các bạn nắm bắt được.
1. Đặc điểm
Set Interface là một loại Interface Collection. Khác với List
, các phần tử trong List
có thể giống nhau, còn đối với Set
, các phần tử trong Set
là duy nhất (nghĩa là giá trị của các phần tử này không được giống nhau).
Vậy Set
được sử dụng trong trường hợp nào? Chúng ta sẽ sử dụng Set
khi chúng ta muốn lưu trữ một danh sách các phần tử không có sự trùng lặp hoặc khi chúng ta không quan tâm đến thứ tự của các phần tử trong danh sách đó.
2. Các phương thức phổ biến
Tạo mới một Set Interface
Trong bài Tổng quan, tôi có trình bày những thành phần của Collections Framework, trong đó tôi có đề cập đến Implementations là sự triển khai các Interface (ví dụ như các Class), vì vậy để khai báo một Set chúng ta cần phải dùng đến các Class để triển khai nó, trong phần này chúng ta sẽ sử dụng 2 loại phổ biến nhất là HashSet
và TreeSet
. Đối với Set Interface có Class
triển khai là HashSet
thì các phần tử không được sắp xếp theo bất kỳ thứ tự nào, còn đối với Set Interface có Class
triển khai là TreeSet
thì thứ tự các phần tử trong Set
được sắp xếp tăng dần. Ví dụ dưới đây sẽ cho các bạn thấy sự khác nhau khi sử dụng HashSet
và TreeSet
để khai báo Set
trong Java:
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
public static void main(String[] args) { // khai báo Set Interface tên hashsetInteger // và sử dụng Class là HashSet để triển khai // HashSet là 1 Class Collection // các phần tử trong hashsetInteger cũng có kiểu là Integer Set<Integer> hashsetInteger = new HashSet<>(); hashsetInteger.add(41); hashsetInteger.add(1); hashsetInteger.add(0); hashsetInteger.add(8); hashsetInteger.add(1); hashsetInteger.add(2); hashsetInteger.add(10); // khai báo Set Interface tên treesetInteger // và sử dụng Class là TreeSet để triển khai // TreeSet là 1 Class Collection // các phần tử trong treesetInteger cũng có kiểu là Integer Set<Integer> treesetInteger = new TreeSet<>(); treesetInteger.add(41); treesetInteger.add(1); treesetInteger.add(0); treesetInteger.add(8); treesetInteger.add(1); treesetInteger.add(2); treesetInteger.add(10); System.out.println("Các phần tử có trong hashsetInteger: "); System.out.println(hashsetInteger); System.out.println("Các phần tử có trong treesetInteger: "); System.out.println(treesetInteger); }
Kết quả sau khi biên dịch chương trình:
Chúng ta có thể tạo mới một Set
thông qua một Collection
đã tồn tại. Sau đây tôi sẽ đưa ra một ví dụ tạo mới 1 Set
từ 1 List
đã tồn tại:
public static void main(String[] args) { List<Integer> listInteger = new ArrayList<>(); listInteger.add(3); listInteger.add(10); listInteger.add(2); listInteger.add(10); // khai báo 1 Set Interface có kiểu là Integer // có các phần tử là các phần tử của listInteger Set<Integer> setInteger = new TreeSet<>(listInteger); // hiển thị setInteger ở dạng mảng // trong listInteger có 2 phần tử 10 // nhưng vì các phần tử trong Set không được giống nhau // nên chỉ hiển thị 1 phần tử 10 System.out.println(setInteger); }
Kết quả sau khi biên dịch chương trình:
Ngoài ra, chúng ta có thể khởi tạo các phần tử cho Set
bằng cách lọc các phần tử trong một Collection
đã tồn tại theo một điều kiện cho trước. Ví dụ dưới đây sẽ tạo một Set
có tên là setInteger
, trong đó các phần tử của Set
này bao gồm các phần tử là số chẵn trong listInteger
đã tồn tại:
public static void main(String[] args) { List<Integer> listInteger = new ArrayList<>(); Set<Integer> setInteger = new TreeSet<>(); // thêm các phần tử vào listInteger listInteger.add(0); listInteger.add(3); listInteger.add(1); listInteger.add(4); listInteger.add(2); listInteger.add(8); // lọc các phần tử là số chẵn trong listInteger // và thêm vào trong setInteger setInteger = listInteger.stream().filter(number -> number % 2 == 0) .collect(Collectors.toSet()); // hiển thị các phần tử trong setInteger System.out.println("Các phần tử trong setInteger: "); for (int numbers : setInteger) { System.out.println(numbers); } }
Kết quả sau khi biên dịch chương trình:
Thông thường, đối với HashSet
thì khả năng lưu trữ các phần tử mặc định là 16 phần tử. Vì vậy, trong trường hợp các bạn cần lưu trữ một Set
có Class
triển khai là HashSet
và có nhiều hơn 16 phần tử thì các bạn nên khai báo số phần tử khi khởi tạo Set
đó. Ví dụ dưới đây sẽ khai báo một Set
có tên là setFloat
, kiểu là Float
và có 1000 phần tử:
public static void main(String[] args) { Set<Float> setFloat = new HashSet<>(1000); }
Lưu ý: Để khai báo Set
chúng ta cần phải import gói thư viện java.util.Set
, đối với HashSet
thì import gói thư viện java.util.HashSet
và với TreeSet
thì import gói thư viện java.util.TreeSet
. Đây đều là 3 gói thư viện có sẵn của Java. Cú pháp import như sau:
// Khai báo Set // thì import gói thư viện java.util.Set import java.util.Set; public class TênClass { // ... } // Khai báo HashSet // thì import gói thư viện java.util.HashSet import java.util.HashSet; public class TênClass { // ... } // Khai báo TreeSet // thì import gói thư viện java.util.TreeSet import java.util.TreeSet; public class TênClass { // ... }
Hiển thị các phần tử có trong Set
Để hiển thị các phần tử có trong Set
, chúng ta có các cách như sau:
Sử dụng vòng lặp for
cải tiến duyệt theo đối tượng trong danh sách.
public static void main(String[] args) {
// khai báo List Interface có tên là setChar
// kiểu dữ liệu là Character (Wrapper class)
Set<Character> setChar = new TreeSet<Character>();
// thêm các phần tử
setChar.add('A');
setChar.add('C');
setChar.add('T');
setChar.add('F');
// hiển thị các phần tử có trong setChar
// bằng cách sử dụng vòng lặp for duyệt theo đối tượng
// trong đó kiểu dữ liệu của biến ch
// phải trùng với kiểu dữ liệu của setChar
System.out.println("Các phần tử có trong setChar là: ");
for (char ch : setChar) {
System.out.println(ch);
}
}
Kết quả sau khi biên dịch chương trình:
Sử dụng Iterator.
Để sử dụng được Iterator
chúng ta cần phải import gói thư viện java.util.Iterator
của Java:
public static void main(String[] args) { // khai báo Set Interface có tên là setDouble // kiểu dữ liệu là Double Set<Double> setDouble = new TreeSet<Double>(); // khai báo một Iterator Iterator<Double> iterator = null; // thêm các phần tử setDouble.add(10.8d); setDouble.add(1.2d); setDouble.add(1d); setDouble.add(0.99d); System.out.println("Các phần tử có trong setDouble là: "); // Lấy ra đối tượng iterator để truy cập vào các phần tử của tập hợp. // Đối tượng iterator này chỉ chứa các số Double. // Lúc này iterator sẽ trỏ vào // chỉ số trước chỉ số của phần tử đầu tiên trong setDouble iterator = setDouble.iterator(); // Kiểm tra xem Iterator còn phần tử tiếp theo hay không? // Nếu có thì sẽ di chuyển vị trí mà iterator // đang trỏ vào sang vị trí của phần tử kế tiếp // và hiển thị phần tử đó ra while (iterator.hasNext()) { System.out.println(iterator.next()); } }
Kết quả sau khi biên dịch chương trình:
Thêm phần tử vào trong Set Interface
Thêm phần tử sử dụng phương thức add().
public static void main(String[] args) { int number; Set<Integer> setInteger = new TreeSet<>(); Scanner scanner = new Scanner(System.in); // thêm các phần tử vào setInteger setInteger.add(0); setInteger.add(3); setInteger.add(1); setInteger.add(4); setInteger.add(2); setInteger.add(8); // hiển thị các phần tử trong setInteger System.out.println("Các phần tử trong setInteger: "); System.out.println(setInteger); System.out.println("Nhập phần tử cần thêm: "); number = scanner.nextInt(); // thêm một phần tử mới vào setInteger từ bàn phím // nếu phần tử đó đã tồn tại thì thông báo đã tồn tại // ngược lại thì thêm vào if (!setInteger.contains(number)) { setInteger.add(number); System.out.println("Thêm thành công!"); System.out.println("Các phần tử trong setInteger sau khi thêm: "); System.out.println(setInteger); } else { System.out.println("Phần tử " + number + " đã tồn tại!"); } }
Kết quả sau khi biên dịch chương trình:
Trường hợp 1: Phần tử thêm vào chưa có trong setInteger
:
Trường hợp 2: Phần tử thêm vào đã tồn tại trong setInteger
:
Xóa phần tử
Để xóa một phần tử khỏi Set
, chúng ta sẽ sử dụng phương thức remove()
. Ví dụ dưới đây sẽ sử dụng phương thức remove()
để xóa một phần tử bất kỳ trong setString
:
public static void main(String[] args) { String str; Set<String> setString = new TreeSet<>(); Scanner scanner = new Scanner(System.in); // thêm các phần tử vào setString setString.add("JAVA"); setString.add("ANDROID"); setString.add("PHP"); setString.add("C#"); System.out.println("Các phần tử có trong setString: "); System.out.println(setString); System.out.println("Nhập phần tử cần xóa: "); str = scanner.nextLine(); // nếu phần tử cần xóa // có tồn tại setString thì sẽ thông báo xóa thành công // và hiển thị các phần tử còn lại // ngược lại thông báo xóa không thành công if (setString.contains(str)) { setString.remove(str); System.out.println("Xóa thành công!"); System.out.println("Các phần tử còn lại trong setString:"); System.out.println(setString); } else { System.out.println("Xóa không thành công!"); } }
Kết quả sau khi biên dịch chương trình:
Trường hợp 1: Xóa phần tử thành công:
Trường hợp 2: Xóa phần tử thất bại:
Để xóa tất cả các phần tử có trong Set
, chúng ta sẽ sử dụng phương thức clear()
có sẵn của Java. Ví dụ:
public static void main(String[] args) { String str; Set<String> setString = new TreeSet<>(); Scanner scanner = new Scanner(System.in); // thêm các phần tử vào setInteger setString.add("JAVA"); setString.add("ANDROID"); setString.add("PHP"); setString.add("C#"); // xóa toàn bộ các phần tử trong setString // sử dụng phương thức clear() setString.clear(); // sau khi xóa thì trong setString // sẽ không có phần tử nào // phương thức isEmpty() dưới đây sẽ kiểm tra // nếu setString không có giá trị // thì sẽ hiển thị thông báo "Không có phần tử" if (setString.isEmpty()) { System.out.println("Không có phần tử."); } }
Kết quả sau khi biên dịch chương trình:
Đếm số phần tử có trong Set
Ví dụ dưới đây sẽ sử dụng phương thức size()
để đếm số phần tử có trong setString
:
public static void main(String[] args) { String str; Set<String> setString = new TreeSet<>(); Scanner scanner = new Scanner(System.in); // thêm các phần tử vào setInteger setString.add("JAVA"); setString.add("ANDROID"); setString.add("PHP"); setString.add("C#"); // hiển thị số phần tử có trong setString System.out.print("Số phần tử trong setString = " + setString.size()); // xóa 1 phần tử trong setString setString.remove("PHP"); // hiển thị số phần tử còn lại sau khi xóa System.out.print("\nSố phần tử còn lại sau khi xóa = " + setString.size()); }
Kết quả sau khi biên dịch chương trình:
Các toán tử giữa 2 Set trong Java
Giả sử chúng ta có 2 Set
có tên là setInteger1
và setInteger2
có kiểu là Integer
. Giữa 2 Set
này chúng ta có các toán tử tương tác như sau:
Toán tử tập hợp con.
Java cung cấp cho chúng ta phương thức containsAll()
để xác định 1 Set
có phải là tập hợp con của 1 Set
khác hay không.
set1.containsAll(set2);
Phương thức này sẽ trả về true
nếu set2
là tập hợp con của set1
, ngược lại sẽ trả về false
.
public static void main(String[] args) { Integer[] arraySet1 = {2, 10, 4, 8, 5}; Integer[] arraySet2 = {10, 5}; // chuyển mảng arraySet1 và arraySet2 // sang 1 danh sách có cùng kiểu dữ liệu // sử dụng phương thức Arrays.asList() List<Integer> list1 = Arrays.asList(arraySet1); List<Integer> list2 = Arrays.asList(arraySet2); // chuyển List thành Set Set<Integer> setInteger1 = new HashSet<>(list1); Set<Integer> setInteger2 = new HashSet<>(list2); // nếu kết quả của biểu thức kiểm tra trong if // trả về kết quả đúng // thì thực hiện lệnh bên trong if // ngược lại thì thực hiện lệnh bên trong else if (setInteger1.containsAll(setInteger2)) { System.out.println("setInteger2 là tập hợp con của setInteger1"); } else { System.out.println("setInteger2 không là tập hợp con của setInteger1"); } }
Kết quả sau khi biên dịch chương trình:
Toán tử hợp
set1.addAll(set2);
Phương thức addAll()
sẽ thực hiện phép toán hợp giữa set1
và set2
(tức là lấy các phần tử có trong set2 thêm vào trong set1).
public static void main(String[] args) { Integer[] arraySet1 = {2, 10, 4, 8, 5}; Integer[] arraySet2 = {1, 6, 0}; // chuyển mảng arraySet1 và arraySet2 // sang 1 danh sách có cùng kiểu dữ liệu // sử dụng phương thức Arrays.asList() List<Integer> list1 = Arrays.asList(arraySet1); List<Integer> list2 = Arrays.asList(arraySet2); // chuyển List thành Set Set<Integer> setInteger1 = new HashSet<>(list1); Set<Integer> setInteger2 = new HashSet<>(list2); // thêm tất cả các phần tử của setInteger2 // vào trong setInteger1 setInteger1.addAll(setInteger2); System.out.println("Các phần tử có trong setInteger1: "); System.out.println(setInteger1); }
Kết quả sau khi biên dịch chương trình:
Toán tử giao
set1.retainAll(set2);
Phương thức retainAll()
sẽ loại bỏ các phần tử có trong set1
nhưng không có trong set2
(tức là tìm ra các phần tử chung giữa set1 và set2).
public static void main(String[] args) { Integer[] arraySet1 = {2, 10, 4, 8, 5}; Integer[] arraySet2 = {8, 12, 4}; // chuyển mảng arraySet1 và arraySet2 // sang 1 danh sách có cùng kiểu dữ liệu // sử dụng phương thức Arrays.asList() List<Integer> list1 = Arrays.asList(arraySet1); List<Integer> list2 = Arrays.asList(arraySet2); // chuyển List thành Set Set<Integer> setInteger1 = new HashSet<>(list1); Set<Integer> setInteger2 = new HashSet<>(list2); // loại bỏ các phần tử có trong set1 nhưng không có trong set2 // các bạn thấy trong ví dụ này // setInteger1 có 5 phần tử là 2, 10, 4, 8 và 5 // setInteger2 có 3 phần tử là 8, 12 và 4 // nên kết quả của ví dụ này sẽ trả về setInteger1 // bao gồm 2 phần tử là 4 và 8 setInteger1.retainAll(setInteger2); System.out.println("Các phần tử chung giữa setInteger1 và setInteger2 là: "); System.out.println(setInteger1); }
Kết quả sau khi biên dịch chương trình:
Toán tử hiệu
set1.removeAll(set2);
Phương thức removeAll()
sẽ loại bỏ các phần tử có trong set1
và cũng có trong set2
(tức là loại bỏ các phần tử chung giữa set1 và set2).
public static void main(String[] args) { Integer[] arraySet1 = {2, 10, 4, 8, 5}; Integer[] arraySet2 = {8, 12, 4}; // chuyển mảng arraySet1 và arraySet2 // sang 1 danh sách có cùng kiểu dữ liệu // sử dụng phương thức Arrays.asList() List<Integer> list1 = Arrays.asList(arraySet1); List<Integer> list2 = Arrays.asList(arraySet2); // chuyển List thành Set Set<Integer> setInteger1 = new HashSet<>(list1); Set<Integer> setInteger2 = new HashSet<>(list2); // loại bỏ các phần tử có trong set1 và cũng có trong set2 // các bạn thấy trong ví dụ này // setInteger1 có 5 phần tử là 2, 10, 4, 8 và 5 // setInteger2 có 3 phần tử là 8, 12 và 4 // nên kết quả của ví dụ này sẽ trả về setInteger1 // bao gồm 2 phần tử là 2, 5 và 10 setInteger1.removeAll(setInteger2); System.out.println("Các phần tử trong setInteger1 sau khi" + " loại bỏ các phần tử chung là: "); System.out.println(setInteger1); }
Kết quả sau khi biên dịch chương trình:
3. Ví dụ tổng hợp
Viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau:
- Khai báo 1
Set
có Class triển khai làHashSet
, kiểu dữ liệu làString
. Sau đó thêm vào phần tử là tên của các khoa của một trường đại học choSet
này (giá trị của các phần tử được nhập từ bàn phím). - Hiển thị các phần tử vừa nhập có trong
Set
vừa nhập sử dụngIterator
. - Thêm vào một khoa mới vào trong
Set
, nếu tên khoa đó đã tồn tại thì thông báo cho người dùng biết tên khoa đó đã có, còn ngược lại thêm bình thường và thông báo "Thêm thành công!". - Xóa một khoa bất kỳ ra khỏi
Set
. Kiểm tra nếu khoa cần xóa có tồn tại trongSet
thì mới xóa và thông báo "Xóa thành công!", ngược lại thông báo "Xóa không thành công!".
public static void main(String[] args) { String tenKhoa; Set<String> khoa = new HashSet<>(); Scanner scanner = new Scanner(System.in); // thêm phần tử khoa.add("Khoa Công nghệ thông tin"); khoa.add("Khoa Kinh tế"); khoa.add("Khoa Sư phạm"); // hiển thị phần tử sử dụng Iterator Iterator<String> iterator = khoa.iterator(); System.out.println("Các phần tử có trong khoa là: "); while (iterator.hasNext()) { System.out.println(iterator.next()); } // thêm khoa mới // nếu tên khoa đó đã tồn tại thì thông báo tên khoa đó đã có // còn ngược lại thêm bình thường và thông báo "Thêm thành công!". System.out.println("Nhập tên khoa cần thêm: "); tenKhoa = scanner.nextLine(); if (khoa.contains(tenKhoa)) { System.out.println("Khoa" + tenKhoa + " đã tồn tại!"); } else { khoa.add(tenKhoa); iterator = khoa.iterator(); System.out.println("Các phần tử có trong khoa sau khi thêm là: "); while (iterator.hasNext()) { System.out.println(iterator.next()); } } // xóa khoa // nếu khoa cần xóa có tồn tại trong Set thì mới xóa và thông báo "Xóa thành công!" // ngược lại thông báo "Xóa không thành công!". System.out.println("Nhập tên khoa cần xóa: "); tenKhoa = scanner.nextLine(); if (khoa.contains(tenKhoa)) { khoa.remove(tenKhoa); System.out.println("Xóa thành công!"); System.out.println("Các phần tử có trong khoa sau khi xóa là: "); iterator = khoa.iterator(); while (iterator.hasNext()) { System.out.println(iterator.next()); } } else { System.out.println("Xóa không thành công!"); } }
Kết quả sau khi biên dịch chương trình:
4. Lời kết
Trong bài này, tôi đã giới thiệu cho các bạn đặc điểm, các phương thức thường dùng đối với Set Interface. Sang bài sau tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một loại Interface Collection tiếp theo, đó là SortedSet
. Các bạn theo dõi nhé!
Câu hỏi thường gặp liên quan: