Android là gì? Tại sao học lập trình Android
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm lập trình Android là gì? Và tại sao nên học lập trình Android để xây dựng ứng dụng mobile.
Nói đến Android thì rất nhiều lập trình viên mong muốn được làm việc và thành thạo trên bộ phát triển này. Tuy nhiên để làm được thì đòi hỏi bạn phải có một nền tảng tốt, một kiến thức vững chắc. Chi tiết thế nào thì hãy xem những phần dưới đây.
I. Android là gì?
Android là một Hệ điều hành mở và dựa trên nên của Linux, phát triển ứng dụng cho các thiết bị di động như: [điện thoại thông minh] và [máy tính bảng]. Android được phát triển bởi Open Handset Alliance, dẫn đầu bởi Google và một số công ty khác.
Android cung cấp một cách tiếp cận để phát triển ứng dụng cho thiết bị di động, điều đó có nghĩa là các nhà phát triển chỉ cần phát triển cho Android và các ứng dụng của họ sẽ có thể chạy trên các thiết bị khác nhau khi sử dụng Android.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Phiên bản beta đầu tiên của Android Software Development Kit (SDK) được Google phát hành vào năm 2007, phiên bản thương mại đầu tiên, Android 1.0, được phát hành vào tháng 9 năm 2008.
Vào ngày 27 tháng 6 năm 2012, tại hội nghị Google I / O, Google đã công bố phiên bản Android tiếp theo, 4.1 Jelly Bean. Jelly Bean là một bản cập nhật mới, với mục đích chính là cải thiện giao diện người dùng, cả về chức năng và hiệu suất.
Mã nguồn cho Android có sẵn theo giấy phép phần mềm nguồn mở và miễn phí. Google xuất bản hầu hết mã theo Giấy phép Apache phiên bản 2.0 và phần còn lại, nhân Linux thay đổi, theo Giấy phép GNU General Public phiên bản 2.
II. Tại sao lại chọn Android?
Có rất nhiều lý do, và đây là một số lý do chính:
- Mã nguồn mở
- Cộng đồng phát triển trên Android đông
- Dễ dàng PR và phát triển
- Dễ đưa áp lên các Store
- Chi phí phát triển ứng dụng trên Android rẻ hơn
- Tài liệu, môi trường phát triển phong phú
III. Một số đặc tính của Android
Android là một hệ điều hành mạnh mẽ cạnh tranh với Apple 4GS và hỗ trợ rất nhiều tính năng hấp dẫn. Một vài tính năng được liệt kê dưới đây:
Giao diện đẹp: Giao diện cơ bản của Android được đánh giá là đẹp.
Kết nối đa dạng: Hỗ trợ các dạng kết nối GSM/EDGE, IDEN, CDMA, EV-DO, UMTS, Bluetooth, Wi-Fi, LTE, NFC and WiMAX.
Dùng SQLite: Đây là một CSDL quan hệ có tính mở rộng tốt.
Đọc video, aidio nhiều định dạng: Điển hình như: H.263, H.264, MPEG-4 SP, AMR, AMR-WB, AAC, HE-AAC, AAC 5.1, MP3, MIDI, Ogg Vorbis, WAV, JPEG, PNG, GIF, and BMP.
Nhắn tin: Hỗ trợ cả SMS và MMS.
Trình duyệt web: Trình duyệt tốt, đọc mọi định dạng HTML và CSS.
Cảm ứng đa điểm: Android có hỗ trợ riêng cho cảm ứng đa điểm, ban đầu được cung cấp trong các thiết bị cầm tay như HTC Hero.
Đa tác vụ: Người dùng có thể nhảy từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác và đồng thời nhiều ứng dụng khác nhau có thể chạy cùng lúc.
Thay đổi kích thước ứng dụng: Người dùng có thể phóng to hoặc thu nhủ ứng dụng để tiết kiệm PIN.
Đa ngôn ngữ: Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau, mặc định là tiếng Anh.
Google Cloud Messaging: (GCM) là dịch vụ cho phép các nhà phát triển gửi dữ liệu tin nhắn ngắn đến người dùng của họ trên thiết bị Android mà không cần giải pháp đồng bộ hóa độc quyền.
Wi-Fi Direct: Một công nghệ cho phép các ứng dụng khám phá và ghép nối trực tiếp, qua kết nối peer-to-peer.
Android Beam: Một công nghệ dựa trên NFC phổ biến cho phép người dùng chia sẻ ngay lập tức, chỉ bằng cách chạm hai điện thoại hỗ trợ NFC với nhau.
IV. Các ứng dụng phổ biến trên Android
Các ứng dụng Android thường được phát triển bằng ngôn ngữ Java, sử dụng [Android Software Development Kit].
Sau khi được phát triển, các ứng dụng Android có thể được đóng gói dễ dàng đăng lên Google Play, SlideME, Opera Mobile Store, Mobango, F-droid và Amazon Appstore.
Android cung cấp sức mạnh cho hàng trăm triệu thiết bị di động tại hơn 190 quốc gia trên thế giới. Đây là những nơi ưa chuộng hệ điều hành Android, sử dụng nó làm nền tảng di động. Mỗi ngày có hơn 1 triệu thiết bị Android mới được kích hoạt trên toàn thế giới.
Trong tutorials này sẽ hướng dẫn bạn cách phát triển và đóng gói ứng dụng Android. Chúng tôi sẽ bắt đầu từ thiết lập môi trường cho lập trình ứng dụng Android và sau đó đi sâu vào xem xét các khía cạnh khác nhau của các ứng dụng Android.
V. Lịch sử của Android
Hiện tại tên code của các phiên bản Android dao động từ A đến N, như Aestro, Blender, Cupcake, Donut, Eclair, Froyo, Gingerbread, Honeycomb, Ice Cream Sandwitch, Jelly Bean, KitKat, Lollipop và Marshmallow.
IV. API Level là gì?
API Level là một giá trị số nguyên xác định duy nhất bản sửa đổi API khung được cung cấp bởi một phiên bản của nền tảng Android.
Sau đây là bảng API Level.
Platform Version | API Level | VERSION_CODE | |
---|---|---|---|
Android 6.0 | 23 | MARSHMALLOW | |
Android 5.1 | 22 | LOLLIPOP_MR1 | |
Android 5.0 | 21 | LOLLIPOP | |
Android 4.4W | 20 | KITKAT_WATCH | KitKat for Wearables Only |
Android 4.4 | 19 | KITKAT | |
Android 4.3 | 18 | JELLY_BEAN_MR2 | |
Android 4.2, 4.2.2 | 17 | JELLY_BEAN_MR1 | |
Android 4.1, 4.1.1 | 16 | JELLY_BEAN | |
Android 4.0.3, 4.0.4 | 15 | ICE_CREAM_SANDWICH_MR1 | |
Android 4.0, 4.0.1, 4.0.2 | 14 | ICE_CREAM_SANDWICH | |
Android 3.2 | 13 | HONEYCOMB_MR2 | |
Android 3.1.x | 12 | HONEYCOMB_MR1 | |
Android 3.0.x | 11 | HONEYCOMB | |
Android 2.3.4 Android 2.3.3 |
10 | GINGERBREAD_MR1 | |
Android 2.3.2 Android 2.3.1 Android 2.3 |
9 | GINGERBREAD | |
Android 2.2.x | 8 | FROYO | |
Android 2.1.x | 7 | ECLAIR_MR1 | |
Android 2.0.1 | 6 | ECLAIR_0_1 | |
Android 2.0 | 5 | ECLAIR | |
Android 1.6 | 4 | DONUT | |
Android 1.5 | 3 | CUPCAKE | |
Android 1.1 | 2 | BASE_1_1 | |
Android 1.0 | 1 | BASE |