CĂN BẢN
INTENTS
GIAO DIỆN
CÁC KHÁI NIỆM
VÍ DỤ
TÀI LIỆU
HỌC LẬP TRÌNH ANDROID
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

FrameLayout trong Android

Trong các UI Layout, FrameLayout là loại Layout đơn giản nhất. Mặc dù nó có thể chứa nhiều View con bên trong, nhưng mục đích chính thiết kế ra nó để chứa một View, từ đó nó trở thành cơ sở để tạo ra các View khác phức tạp hơn.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Và hôm nay chúng ta cùng đi vào tìm hiểu sâu hơn về FrameLayout nhé !

1. Giới thiệu về FrameLayout trong Android

Trong android, Framelayout là một lớp con của ViewGroup mà các View con chứa bên trong xếp chồng lên nhau.

Nói một cách đơn giản, chúng ta có thể nói FrameLayout được thiết kế để tạo một khối khu vực trên màn hình để hiển thị một item.

Sau đây là hình ảnh minh họa của frame layout trong các ứng dụng Android.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

android frame layout example diagram png

Trong Android, FrameLayout là loại View cơ sở, nó là loại Layout đơn giản nhất. FrameLayout được sử dụng để chứa một View, từ đó nó trở thành cơ sở để tạo ra các View khác phức tạp hơn. Khi thiết kế Layout chứa nhiều View thì không nên sử dụng layout này, vì nó quá đơn giản việc bố cục các View con trong nó rất khó khăn (nó không có các tính năng điều khiển vị trí View con sao cho việc độc lập về màn hình được đảm bảo).

Trong FrameLayout, các khung nhìn con được thêm vào một ngăn xếp ( stack ), các View con đặt vào FrameLayout nằm chồng lên nhau theo thứ tự cái nào đưa vào sau thì hiện thị ở lớp trước và view con được thêm gần đây nhất sẽ hiển thị trên cùng.

Chúng ta có thể thêm nhiều view con vào FrameLayout và điều chỉnh vị trí nó thông qua thuộc tính android:layout_gravity.

2. Ví dụ về FrameLayout trong Android

Sau đây là ví dụ về việc tạo FrameLayout trong ứng dụng Android.

Tạo một ứng dụng Android mới và đặt tên là FrameLayout .

Bây giờ mở file activity_main.xml từ đường dẫn \ res \ layout và viết code như dưới đây

activity_main.xml

<?xml version="1.0" encoding="utf-8"?>
<FrameLayout xmlns:android="http://schemas.android.com/apk/res/android"
    android:layout_width="match_parent"
    android:layout_height="match_parent"
    android:orientation="vertical">
    <ImageView
        android:id="@+id/imgvw1"
        android:layout_width="wrap_content"
        android:layout_height="wrap_content"
        android:scaleType="centerCrop"
        android:src="@drawable/flimg" />
    <TextView
        android:id="@+id/txtvw1"
        android:layout_width="match_parent"
        android:layout_height="wrap_content"
        android:layout_marginTop="40dp"
        android:background="#4C374A"
        android:padding="10dp"
        android:text="Grand Palace, Bangkok"
        android:textColor="#FFFFFF"
        android:textSize="20sp" />
    <TextView
        android:id="@+id/txtvw2"
        android:layout_width="wrap_content"
        android:layout_height="wrap_content"
        android:layout_gravity="right|bottom"
        android:background="#AA000000"
        android:padding="10dp"
        android:text="21/Aug/2017"
        android:textColor="#FFFFFF"
        android:textSize="18sp" />
</FrameLayout>

Theo code ở trên, chúng ta đã sử dụng ImageView để hiển thị hình ảnh ( flimg ) từ thư mục drawable trong framelayout. Bạn có thể thay đổi bằng cách thêm hình ảnh của bạn vào thư mục drawable và thay thế đường dẫn @drawable / flimg bằng đường dẫn hình ảnh của bạn.

Khi tạo layout xong, chúng ta cần tải XML layout resource từ phương thức callback activity onCreate (). Mở file MainActivity.java từ đường dẫn \ java \ com.tutlane.framelayout và viết code như như dưới đây

MainActivity.java

package com.tutlane.linearlayout;
import android.support.v7.app.AppCompatActivity;
import android.os.Bundle;

public class MainActivity extends AppCompatActivity {
    @Override
    protected void onCreate(Bundle savedInstanceState) {
        super.onCreate(savedInstanceState);
        setContentView(R.layout.activity_main);
    }
}

Theo code ở trên, chúng ta đang gọi layout bằng phương thức setContentView với tham số R.layout.layout_file_name. Ở đây, tên file xml là activity_main.xml, vì vậy chúng ta đã sử dụng R.layout.activity_main.

Nói chung, trong khi khởi chạy activity, phương thức callback onCreate () sẽ được gọi bởi framework của Android để lấy layout cần thiết cho activity đó.

3. Kết quả của Ví dụ về FrameLayout trong Android

Khi chạy ví dụ trên bằng thiết bị ảo Android (AVD), chúng ta sẽ nhận được kết quả như hiển thị bên dưới.

android frame layout example output png

Đây là cách sử dụng frame layout trong các ứng dụng Android dựa trên yêu cầu của bài toán.

Cùng chuyên mục:

Tìm hiểu về vòng đời của Activity trong Android

Tìm hiểu về vòng đời của Activity trong Android

AlarmManager trong Android

AlarmManager trong Android

Menu trong Android

Menu trong Android

Fragments trong Android

Fragments trong Android

SearchView trong Android

SearchView trong Android

TabLayout trong Android

TabLayout trong Android

ViewStub trong Android

ViewStub trong Android

Image Slider trong Android

Image Slider trong Android

Trình chuyển đổi hình ảnh (Image Switcher) trong Android

Trình chuyển đổi hình ảnh (Image Switcher) trong Android

ScrollView trong Android

ScrollView trong Android

ProgressBar trong Android

ProgressBar trong Android

Đồng hồ Analog và đồng hồ kỹ thuật số trong Android

Đồng hồ Analog và đồng hồ kỹ thuật số trong Android

Cách dùng TimePicker trong Android

Cách dùng TimePicker trong Android

Cách dùng DatePicker trong Android

Cách dùng DatePicker trong Android

Cách dùng SeekBar trong Android

Cách dùng SeekBar trong Android

Cách dùng WebView trong Android

Cách dùng WebView trong Android

Cách dùng RatingBar trong Android

Cách dùng RatingBar trong Android

Cách dùng ListView trong Android

Cách dùng ListView trong Android

AutoCompleteTextView trong Android

AutoCompleteTextView trong Android

Spinner trong Android

Spinner trong Android

Top