Chain of Responsibility Pattern trong Java - Cách triển khai và ví dụ
Trong hướng dẫn này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một Design Pattern nữa thuộc nhóm Behavioral Pattern đó là Chain of Responsibitity.
Chúng ta sẽ tìm hiều về khác khái niệm liên quan đến nó cũng như cách triển khai nó như thế nào trong Java thông qua một chương trình đơn giản.
Chain of Responsibility Pattern là gì?
Chain of Resppinsibility Pattern được sử dụng rất nhiều trong lập trình. Nó thực hiện công việc định nghĩa ra một chuỗi các object, chúng ta sẽ gọi lần lượt từng object để xử lý yêu cầu. Vì vậy, mỗi bộ xử lý trong chuỗi có các logic xử lý riêng.
Một điều quan trọng nữa là nó rất tiện dụng để tách sender ra khỏi receiver.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Chương trình đơn giản với Chain of Responsibility Pattern.
Như thường lệ chúng ta sẽ tạo một abstract class, với các thuộc tính sau: PROGRAMER, LEAD_PROGRAMER, MANAGER.
Class này sẽ chứa tất cả các thông tin, các quyền hạn của nhân viên. Trong hệ thống phân cấp thì thứ tự phân cấp sẽ như sau: PROGRAMER -> LEAD_PROGRAMER -> MANAGER.
Một phương thức doWork() được tạo để thực hiện kiểm tra công việc chung cho tất cả các nhân viên.
public abstract class Employee { public static int PROGRAMER = 1; public static int LEAD_PROGRAMER = 2; public static int MANAGER = 3; protected int authorityLevel; protected Employee nextEmployee; public void setNextEmployee(Employee employee) { this.nextEmployee = employee; } public void doWork(int authorityLevel, String message) { if(this.authorityLevel <= authorityLevel) { write(message); } if(nextEmployee != null) { nextEmployee.doWork(authorityLevel, message); } } abstract protected void write(String message); }
Bây giờ sẽ tạo các class extends (kế thừa) từ abstract class.
Như đã đề cập ở trên thì mỗi class sẽ có một logic xử lý riêng, vì mỗi loại nhân viên sẽ có các yêu cầu khác nhau.
public class Programmer extends Employee { public Programmer(int authorityLevel) { this.authorityLevel = authorityLevel; } @Override protected void write(String message) { System.out.println("Lập trình viên đang làm việc trong dự án: " + message); } }
public class LeadProgrammer extends Employee { public LeadProgrammer(int authorityLevel) { this.authorityLevel = authorityLevel; } @Override protected void write(String message) { System.out.println("Lập trình viên chính đang làm việc trong dự án: " + message); } }
public class Manager extends Employee { public Manager(int authorityLevel) { this.authorityLevel = authorityLevel; } @Override protected void write(String message) { System.out.println("Quản lý đàn làm việc trong dự án: " + message); } }
Và cuối cùng chúng ta sẽ tạo một class Main để thực hiện chạy chương trình cũng như kiểm tra kết quả:
Trong class Main chúng ta sẽ tạo một phương thức getChainOfEmployees() để thiết lập các cấp độ, quyền hạn của các nhân viên.
Mỗi nhân viên sau một thời gian làm việc sẽ được thăng cấp và thực hiện công việc cao hơn. Ví dụ như programmer sau một thời gian sẽ trở thành lead programmer.
public class Main { private static Employee getChainOfEmployees() { Employee programmer = new Programmer(Employee.PROGRAMER); Employee leadProgrammer = new LeadProgrammer(Employee.LEAD_PROGRAMER); Employee manager = new Manager(Employee.MANAGER); programmer.setNextEmployee(leadProgrammer); leadProgrammer.setNextEmployee(manager); return programmer; } public static void main(String[] args) { Employee employeeChain = getChainOfEmployees(); employeeChain.doWork(Employee.PROGRAMER, "Đây là công việc lập trình cơ bản."); employeeChain.doWork(Employee.LEAD_PROGRAMER, "Đây là công việc lập trình phức tạp hơn một chút."); employeeChain.doWork(Employee.MANAGER, "Đây là công việc của một người quản lý."); System.out.println("-----------------------------------"); System.out.println("Chương trình này được đăng tại Freetuts.net"); } }
Kết quả sau khi chạy chương trình:
Như vậy là chúng ta đã thực hiện xong chương trình đơn giản với Chain of Responsibility Pattern trong Java. Chúc các bạn thực hiện thành công!!!