Composite Entity Pattern trong Java - Cách triển khai và ví dụ
Trong bài này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Composite Entity Pattern trong Java. Đây là một trong những Design Pattern thuộc nhóm Java J2EE.
Chúng ta sẽ tìm hiều lần lượt các khái niệm, chức năng về Composite Entity Pattern. Cũng như cách triển khai nó như thế nào trong Java thông qua một chương trình đơn giản.
Composite Entity Pattern là gì?
Composite Entity Pattern đại diện cho một biểu đồ của các object. Khi được cập nhật, nó sẽ cập nhật cho tất cả các object có trong biểu đồ đó.
Nó chủ yêu được sử dụng trong Enterprise JavaBeans (EJB). Đây không phải là một API quá phổ biến nữa, vì nó đã được thay thế với các frameworks và tools khác như String Framework,...
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Chương trình đơn giản với Composite Entity Pattern.
Chúng ta sẽ bắt đầu chương trình với hai class Employee và Manager. Hai class này được sử dụng để cập nhật dữ liệu cho các class khác nếu có.
public class Employee { private String name; private String jobSuccess; public void setJobSuccess(String jobSuccess) { this.jobSuccess = jobSuccess; } public String getJobSuccess() { return jobSuccess; } }
public class Manager { private String name; private String satisfaction; public void setSatisfaction(String satisfaction) { this.satisfaction = satisfaction; } public String getSatisfaction() { return satisfaction; } }
Tiếp đến chúng ta sẽ tạo một class CoarseGrainedObject. Object này sẽ quản lý các mối quan hệ của chính nó với các object khác.
public class CoarseGrainedObject { Employee employee = new Employee(); Manager manager = new Manager(); public void setData(String jobSuccess, String satisfaction) { employee.setJobSuccess(jobSuccess); manager.setSatisfaction(satisfaction); } public String[] getData() { return new String[] {"Nhân viên : " + employee.getJobSuccess(),"Quản lý: " + manager.getSatisfaction()}; } }
Sau đó, chúng ta cần xác định một class CompositeEntity. Bản thân class này là một coarse-grained object và có thể tham chiếu đến một object khác.
public class CompositeEntity { private CoarseGrainedObject cgo = new CoarseGrainedObject(); public void setData(String jobSuccess, String satisfaction) { cgo.setData(jobSuccess, satisfaction); } public String[] getData() { return cgo.getData(); } }
Với điều đó, chúng ta chỉ cần một Client để sử dụng CompositeEntity.
public class Client { private CompositeEntity compositeEntity = new CompositeEntity(); public void print() { for (int i = 0; i < compositeEntity.getData().length; i++) { System.out.println(compositeEntity.getData()[i]); } } public void setData(String jobSuccess, String satisfaction) { compositeEntity.setData(jobSuccess, satisfaction); } }
Cuối cùng chúng ta sẽ tạo class Main để chạy chương trình và kiểm tra kết quả:
public class Main { public static void main(String[] args) { Client client = new Client(); client.setData("Thành công!!", "Hài lòng!!"); client.print(); client.setData("Thất bại!!", "Không hài lòng!!"); client.print(); System.out.println("-----------------------------"); System.out.println("Chương trình này được đăng tại Freetuts.net"); } }
Kết quả sau khi chạy chương trình:
Như vậy là chúng ta đã thực hiện xong chương trình đơn giản với Composite Entity Pattern trong Java. Chúc các bạn thực hiện thành công!!!