Filter Pattern trong Java - Cách triển khai và ví dụ
Trong bài này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Filter Pattern trong Java. Đây cũng là một trong những Design Pattern thuộc nhóm Structural Pattern.
Cụ thể chúng ta sẽ tìm hiểu về các khái niệm và cách triển khai Filter Pattern thông qua một chương trình Java đơn giản.
Filter Pattern là gì?
Filter Pattern được sử dụng khi chúng ta cần lọc một object nào đó với các điều kiện khác nhau. Chúng ta có thể sâu chuỗi các điều kiện cho Filter hoặc có thể được thực hiện theo cách tách rời.
Chương trình đơn giản với Filter Pattern
Chúng ta sẽ bắt đầu với một class Employee mà mình sẽ lọc với các Criteria khác nhau.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
public class Employee { private String name; private String gender; private String position; public Employee(String name, String gender, String position) { this.name = name; this.gender = gender; this.position = position; } //getters public String getName() { return name; } public void setName(String name) { this.name = name; } public String getGender() { return gender; } public void setGender(String gender) { this.gender = gender; } public String getPosition() { return position; } public void setPosition(String position) { this.position = position; } }
Tạo một interface Criteria đơn giản và tất cả các Criteria khác sẽ triển khai phương thức của nó.
import java.util.List; public interface Criteria { public List<Employee> criteria(List<Employee> employeeList); }
Với nền tảng của filter system đã tạo, chúng ta sẽ tạo một vài Criteria khác nhau:
- CriteriaMale: Một tiêu chí để tìm kiếm nhân viên nam.
- CriteriaFemale : Một tiêu chí để tìm kiếm nhân viên nữ.
- CriteriaSenior: Một tiêu chí để tìm kiếm nhân viên cao cấp.
- CriteriaJunior: Một tiêu chí để tìm kiếm nhân viên cơ sở.
- AndCriteria: Một tiêu chí để tìm kiếm những nhân viên vượt qua tất cả tiêu chí mà mình áp dụng.
- OrCriteria: Một tiêu chí để tìm kiếm những nhân viên vượt qua một trong những tiêu chí mà mình áp dụng.
CriteriaMale:
import java.util.ArrayList; import java.util.List; public class CriteriaMale implements Criteria { @Override public List<Employee> criteria(List<Employee> employeeList) { List<Employee> maleEmployees = new ArrayList<>(); for(Employee employee : employeeList) { if(employee.getGender().equalsIgnoreCase("Nam")) { maleEmployees.add(employee); } } return maleEmployees; } }
Vòng lặp đơn giản để thêm nhân viên nam vào danh sách và trả về nó.
CriteriaFemale:
import java.util.ArrayList; import java.util.List; public class CriteriaFemale implements Criteria { @Override public List<Employee> criteria(List<Employee> employeeList) { List<Employee> femaleEmployees = new ArrayList<>(); for(Employee employee : employeeList) { if(employee.getGender().equalsIgnoreCase("Nữ")) { femaleEmployees.add(employee); } } return femaleEmployees; } }
Tương tự như ở trên đối với nhân viên nữ.
CriteriaSenior:
import java.util.ArrayList; import java.util.List; public class CriteriaSenior implements Criteria{ @Override public List<Employee> criteria(List<Employee> employeeList) { List<Employee> seniorEmployees = new ArrayList<>(); for(Employee employee : employeeList) { if(employee.getPosition().equalsIgnoreCase("Cao cấp")) { seniorEmployees.add(employee); } } return seniorEmployees; } }
Cũng như vậy, nhưng ở đây chúng ta tìm kiếm nhân viên Senior (cao cấp) chứ không phải giới tính như ở trên.
CriteriaJunior:
import java.util.ArrayList; import java.util.List; public class CriteriaJunior implements Criteria { @Override public List<Employee> criteria(List<Employee> employeeList) { List<Employee> juniorEmployees = new ArrayList<>(); for(Employee employee : employeeList) { if(employee.getPosition().equalsIgnoreCase("Cơ sở")) { juniorEmployees.add(employee); } } return juniorEmployees; } }
Ở đây chúng ta sẽ tìm kiếm nhân viên Junior (nhân viên cơ sở).
AndCriteria:
import java.util.ArrayList; import java.util.List; public class AndCriteria implements Criteria { private Criteria firstCriteria; private Criteria secondCriteria; public AndCriteria(Criteria firstCriteria, Criteria secondCriteria) { this.firstCriteria = firstCriteria; this.secondCriteria = secondCriteria; } @Override public List<Employee> criteria(List<Employee> employeeList) { List<Employee> firstCriteriaEmployees = firstCriteria.criteria(employeeList); return secondCriteria.criteria(firstCriteriaEmployees); } }
Danh sách sẽ được lọc từ Criteria (tiêu chí) đầu tiên đến Criteria cuối cùng, nếu thõa mãn tất cả thì nhân viên vượt qua tất cả các tiêu chí.
OrCriteria:
import java.util.List; public class OrCriteria implements Criteria { private Criteria firstCriteria; private Criteria secondCriteria; public OrCriteria(Criteria firstCriteria, Criteria secondCriteria) { this.firstCriteria = firstCriteria; this.secondCriteria = secondCriteria; } @Override public List<Employee> criteria(List<Employee> employeeList) { List<Employee> firstCriteriaEmployees = firstCriteria.criteria(employeeList); List<Employee> secondCriteriaEmployees = secondCriteria.criteria(employeeList); for (Employee employee : secondCriteriaEmployees) { if (!firstCriteriaEmployees.contains(employee)) { firstCriteriaEmployees.add(employee); } } return firstCriteriaEmployees; } }
Ở đây những nhân viên nào thõa mãn một trong các tiêu chí mình đã lập ở trên thì sẽ được thêm vào danh sách này.
Bây giờ chúng ta sẽ tạo một hàm Main, sau đó tạo một danh sách các nhân viên với các thông tin tương ứng rồi chạy thử một vài tiêu chí.
import java.util.ArrayList; import java.util.List; public class Main { public static void main(String[] args) { List<Employee> employeeList = new ArrayList<>(); employeeList.add(new Employee("Quyền", "Nam", "Cao cấp")); employeeList.add(new Employee("Hòa", "Nam", "Cao cấp")); employeeList.add(new Employee("Tiến", "Nam", "Cơ sở")); employeeList.add(new Employee("Hường", "Nữ", "Cao cấp")); employeeList.add(new Employee("Hà", "Nữ", "Cơ sở")); employeeList.add(new Employee("Hoa", "Nữ", "Cơ sở")); Criteria maleEmployees = new CriteriaMale(); Criteria femaleEmployees = new CriteriaFemale(); Criteria seniorEmployees = new CriteriaSenior(); Criteria juniorEmployees = new CriteriaJunior(); Criteria seniorFemale = new AndCriteria(seniorEmployees, femaleEmployees); Criteria juniorOrMale = new OrCriteria(juniorEmployees, maleEmployees); System.out.println("Nhân viên nam: "); printEmployeeInfo(maleEmployees.criteria(employeeList)); System.out.println("\nNhân viên nữ: "); printEmployeeInfo(femaleEmployees.criteria(employeeList)); System.out.println("\nNhân viên nữ cao cấp: "); printEmployeeInfo(seniorFemale.criteria(employeeList)); System.out.println("\nNhân viên cơ sở hoặc nhân viên nam: "); printEmployeeInfo(juniorOrMale.criteria(employeeList)); System.out.println("-----------------------------"); System.out.println("Chương trình này được đăng tại Freetuts.net"); } public static void printEmployeeInfo(List<Employee> employeeList) { for (Employee employee : employeeList) { System.out.println("Thông tin nhân viên: | Tên: " + employee.getName() + ", Giới tính: " + employee.getGender() + ", Công việc: " + employee.getPosition() + " |"); } } }
Kết quả sau khi chạy chương trình:
Như vậy là chúng ta đã thực hiện xong chương trình đơn giản với Filter Pattern trong Java. Mình hy vọng qua hướng dẫn này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về Filter Pattern cũng như cách triển khai nó như thế nào. Chúc các bạn thực hiện thành công!!!