Const - biến không thay đổi giá trị trong ES6
Khái niệm const
(hằng số) đã tồn tại trong các ngôn ngữ lập trình cấp cao như C#, Java. Nhưng với Javascript thì chỉ vào năm 2015 kể từ lúc ES6 ra đời mới tồn tại khái niệm này.
1. Const trong ES6
Về định nghĩa thì const
có nghĩa là hằng số, điều này có nghĩa nếu một biến được khai báo là hằng số thì bạn phải gán giá trị lúc khai báo luôn, và kể từ đó về sau bạn sẽ không thể thay đổi giá trị cho biến đó được nữa. Tuy nhiên có một lưu ý là biến const
là một block-scoped (giống với let
), vì vậy nó chỉ tồn tại trong phạm vi nó được khai báo mà thôi.
Với ngôn ngữ C#, PHP thì hằng số phải có giá trị là kiểu chuỗi, kiểu số hoặc kiểu boolean, ta không thể thiết lập giá trị cho hằng số là một mảng hoặc một đối tượng được, nhưng với Javascript thì biến const
có thể chứa bất kì gí trị gì.
Ví dụ: Giá trị của const
là một Object
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
const info = { name : "Nguyen Van Cuong", domain : "Freetuts.net" }; console.log(info);
Kết quả:
Nếu bạn cố tình thay đổi giá trị cho biến const
thì sẽ bị lỗi ngay.
Ví dụ: Cố tình đổi giá trị const nên bị lỗi
// Khai báo const const domain = 'freetuts.net'; // Thay đổi giá trị domain = 'qa.freetuts.net';
Chạy lên ngay lập tức bạn sẽ nhận một thông báo lỗi như sau:
Nếu bạn khai báo biến const
trong phạm vi của cặp {}
thì nó chỉ tồn tại trong phạm vi đó mà thôi.
Ví dụ: Sử dụng biến const
ngoài phạm vi nên bị lỗi.
{ // Khai báo const const domain = 'freetuts.net'; console.log(domain); } { console.log(domain); }
Kết quả:
2. Const trong vòng lặp
Theo định nghĩa thì biến const không được thay đổi giá trị, vậy liệu ta có đặt biến const
trong vòng lặp được không? Câu trả lời là được nhé các bạn, bởi vì trong mỗi vòng lặp là một block-scoped nên khi qua vòng lặp kế tiếp biến const
sẽ không tồn tại nữa, vì vậy đoạn code khai báo coi như là bắt đầu lại từ đầu nên sẽ không bị lỗi.
var domains = [ 'freetuts.net', 'google.com', 'facebook.com' ]; for (domain of domains){ const message = "Domain " + domain; console.log(message); }
Kết quả:
3. Lời kết
Như vậy cả const
và let
đều có cách sử dụng và tác dụng như nhau. Vậy có câu hỏi đặt ra là khi nào thì sử dụng let
và khi nào thì sử dụng const
? Với đặc tính không thể thay đổi giá trị của const
thì những biến nào có tính cố định thì bạn nên dùng const
. Ví dụ biến chứa giá trị của PI
thì bạn dùng const
, biến chứa giá trị người dùng nhập vào từ bàn phím thì dùng let
.
Ok bài này cũng đơn giản thôi nên mình sẽ dừng tại đây, hẹn gặp lại bạn ở bài tiếp theo.