Collection Maps trong ES6
Trong bài này chúng ta tìm hiểu một kiểu dữ liệu mới nữa đó là Maps.
Map là một kiểu dữ liệu tương tự như Set, tuy nhiên với Map thì có cấu trúc dạng key => value
còn với Set thì chỉ có value
.
1. Map trong ES6
Chúng ta có các thao tác chính với map như sau:
- Khởi tạo:
let map = new Map()
- Thêm phần tử:
map.set('Name', 'Nguyen Van Cuong')
; - Xóa phần tử:
map.delete("Name");
- Kiểm tra phần tử tồn tại:
map.has('Name')
- Đếm tổng số phần tử:
map.size
- Xóa toàn bộ phần tử:
map.clear();
Đối với Map thì các key không được trùng, vì vậy nếu bạn truyền vào 2 key giống nhau thì nó chỉ lưu đè vào một key duy nhất.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Khởi tạo:
Lúc khởi tạo sẽ có một tham số truyền vào và giá trị của tham số này là một mảng chứa nhiều mảng con, mỗi mảng con sẽ có hai phần tử đại diện cho key và value.
// Tạo một map gồm 3 thông tin let map = new Map([ ["Name", "Nguyen Van Cuong"], ["Email", "thehalfheart@gmail.com"], ["Website", "freetuts.net"] ]); console.log(map); // Map {"Name" => "Nguyen Van Cuong", "Email" => "thehalfheart@gmail.com", "Website" => "freetuts.net"}
Thêm phần tử:
let map = new Map(); map.set('Name', 'Nguyen Van Cuong'); console.log(map); // Map {"Name" => "Nguyen Van Cuong"}
Xóa phần tử:
let map = new Map(); map.set('Name', 'Nguyen Van Cuong'); console.log(map); // Map {"Name" => "Nguyen Van Cuong"} map.delete("Name"); console.log(map); // Map {}
Kiểm tra phần tử tồn tại:
let map = new Map(); map.set('Name', 'Nguyen Van Cuong'); console.log(map.has('domain')); // False //console.log(map.has('Name')); // True
Đếm tổng số phần tử:
let map = new Map(); map.set('Name', 'Nguyen Van Cuong'); console.log(map.size); // 1
Xóa toàn bộ phần tử:
let map = new Map(); map.set('Name', 'Nguyen Van Cuong'); map.set('Domain', 'freetuts.net'); map.clear(); console.log(map.size); // 0
2. Hiểu rõ hơn về Key trong Map
Như mình đã giới thiệu mỗi phần tử trong Map luôn ở dạng key => value
, vậy có câu hỏi đặt ra là định dạng của key
như thế nào?
Key bạn có thể là một string
, number
, const
hay thậm chí là một NaN
.
Ví dụ: Key là const
let map = new Map(); // KEY1 const KEY1 = {}; map.set(KEY1, 'Nguyễn Văn Cường'); console.log(map.get(KEY1)); // Nguyễn Văn Cường const KEY2 = {}; map.set(KEY2, 'Freetuts.net'); console.log(map.get(KEY2)); // Freetuts.net
Ví dụ: Key là NaN
let map = new Map(); map.set(NaN, 'freetuts.net'); console.log(map.get(NaN)); // freetuts.net
3. Các hàm bỗ trợ trong Map
Sau đây là các hàm bổ trợ giúp bạn xử lý đối tượng Map
.
Trước tiên mình tạo một đối tượng Map
như sau:
let map = new Map([ ['name' , 'Nguyen Van Cuong'], ['domain', 'freetuts.net'] ]);
Tất cả các ví dụ dưới đây sẽ sử dụng biến map
này.
Hàm keys() - lấy danh sách keys
// Xử lý for (var key of map.keys()) { console.log(key); } // Kết quả // name // domain
Hàm values() - lấy danh sách values
// Xử lý for (var value of map.values()) { console.log(value); } // Kết quả // Nguyen Van Cuong // freetuts.net
Hàm entries() - lấy danh sách keys + values
// Xử lý for (var entry of map.entries()) { console.log(entry[0] + ' - ' + entry[1]); } // Kết quả // name - Nguyen Van Cuong // domain - freetuts.net
4. Lặp qua các phần tử trong Map
Để lặp qua các phần tử trong Map thì bạn có thể sử dụng vòng lặp for hoặc hàm forEach
được tích hợp sẵn trong map
.
Cách 1: Dùng vòng lặp for.
let map = new Map([ ['name' , 'Nguyen Van Cuong'], ['domain', 'freetuts.net'] ]); // Xử lý for (var [key, value] of map) { console.log(key + ' - ' + value); } // Kết quả // name - Nguyen Van Cuong // domain - freetuts.net
Cách 2: Sử dụng hàm forEach.
let map = new Map([ ['name' , 'Nguyen Van Cuong'], ['domain', 'freetuts.net'] ]); // Xử lý map.forEach((value, key) => { console.log(key + ' - ' + value); }); // Kết quả // name - Nguyen Van Cuong // domain - freetuts.net
5. Mapping và Filtering
Tương tự như Set thì chúng ta có thể chuyển đổi sang Array vaf kết hợp với hai hàm map và filter.
Hàm map()
Ví dụ: Nối giá trị của key vào value
// Giá trị ban đầu let map = new Map() .set(1, 'a') .set(2, 'b') .set(3, 'c') .set(4, 'd') .set(5, 'e'); // Chuyển đổi let map1 = new Map( [...map].map( ([key, value]) => [key, key + '-' + value] ) ); console.log(map1); // Kết quả: Map {1 => "1-a", 2 => "2-b", 3 => "3-c", 4 => "4-d", 5 => "5-e"}
Hàm filter()
Ví dụ: Lọc những phần tử có key chia hết cho 2.
// Giá trị ban đầu let map = new Map() .set(1, 'a') .set(2, 'b') .set(3, 'c') .set(4, 'd') .set(5, 'e'); // Chuyển đổi let map1 = new Map( [...map].filter( ([key, value]) => key % 2 == 0 ) ); console.log(map1); // Kết quả: Map {2 => "b", 4 => "d"}
6. Lời kết
Qua đây bạn thấy đối tượng Map có cách hoạt động giống như Object thông thường vậy, chẳng qua là nó bổ sung nhiều phương thức, thuộc tính giúp chúng ta thao tác dễ dàng hơn.
Thực sự viết những bài viết như thế này rất oải, nhưng do sở thích nên đành phải ngậm ngùi chấp nhận :)