Thông báo: Download 4 khóa học Python từ cơ bản đến nâng cao tại đây.
Vòng lặp While trong Python
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về vòng lặp while trong Python, đây là vòng lặp được sử dụng khá nhiều khi bạn làm các ứng dụng trong thực tế, không chỉ riêng ở Python mà ở các ngôn ngữ khác đều vậy.
Khác với vòng lặp for, vòng lặp while sẽ lặp trong những trường hợp bạn không xác định được tổng số lần lặp là bao nhiêu, nó phụ thuộc vào điều kiện dừng vòng lặp nằm trong lệnh while.
1. Cú pháp vòng lặp While trong Python
Python là ngôn ngữ đơn giản nên cú pháp của nó cũng đơn giản. Sau đây là cú pháp chung của vòng lặp while.
while expression: statement(s)
Trong đó:
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
- statement(s) là một lệnh đơn hoặc một tập lênh gồm nhiều lênh đơn dùng để xử lý chương trình.
- expression có thể là một biến hoặc một biểu thức, nhưng bắt buộc giá trị của nó phải là True hoặc False.
Như mình đã giới thiệu ở các bài trước, trong python sử dụng khoảng trắng để xác định các khối lệnh, điều này khác với các ngôn ngữ khác như PHP, C, C++ thì sử dụng cặp đóng mở {}
. Nếu giá trị của expression là True thì những đoạn code trong khối lệnh của nó sẽ được thực thi, ngược lại nó sẽ bỏ qua và chạy các lệnh ở bên ngoài.
while expression: // Lệnh trong vòng lặp // Lệnh trong vòng lặp // ... // Các lệnh ở ngoài vòng lặp
Hãy xem sơ đồ sau để hiểu rõ hơn.
2. Ví dụ với vòng lặp wihle trong Python
Hãy thực hành một ví dụ nhỏ dưới đây để hiểu hơn về vòng lặp này: In ra các số từ 0 đến 9.
count = 0 while (count <= 9): print ('Lượt đếm:', count) count = count + 1 print ("Good bye!")
Kết quả sẽ như sau:
Lượt đếm: 0 Lượt đếm: 1 Lượt đếm: 2 Lượt đếm: 3 Lượt đếm: 4 Lượt đếm: 5 Lượt đếm: 6 Lượt đếm: 7 Lượt đếm: 8 Lượt đếm: 9 Good bye!
Như các bạn thấy, dòng Good bye! không bị lặp bởi vì nó nằm ngoài vòng lặp, còn lượt đếm sẽ bị lặp 10 lân biến count có giá trị ban đầu là 0 (count = 0
), sau mỗi vòng lặp nó tăng lên 1 đơn vị (count = count + 1
) và điều kiện dừng vòng lặp là count bé hơn hoặc bằng 9 (count <= 9
).
3. Cẩn thận vòng lặp While vô hạn
Vòng lặp while sẽ không biết chính xác tổng số lần lặp là bao nhiêu nên điều này rất nguy hiểm, vì nó có thể gây ra lặp vô hạn và dẫn đến ứng dụng bị chết, nên bạn phải tính toán thật kĩ điều kiện dừng vòng lặp.
Như ở ví dụ ở phần 2 thì điều kiện dừng là count <= 9
, mà biến count có giá trị ban đầu là 0 nên sau mỗi vòng lặp mình khong tăng biến count lên 1 đơn vị thì sẽ dẫn đế lặp vô hạn.
Sau đây là ví dụ chương trình bị lặp vô hạn vì expression luôn trả về True.
# Chương trình Python return true # Lặp vô hạn nên không được chạy test nhé count = 0 while (count <= 9): print ('Lượt đếm:', count) print ("Good bye!")
Hoặc bạn có thể tham khảo ví dụ dưới đây, mình yêu cầu người dùng nhập dữ liệu vô hạn vì điều kiện var == 1
luôn luôn đúng.
var = 1 while var == 1 : num = input("Nhập số của bạn :") print ("Bạn đã nhập số: ", num) print ("Good bye!")
Ví dụ này cũng bị lặp vô hạn bởi vì điều kiện dừng luôn luôn đúng. Nếu bạn chạy mà không thoát được thì hãy nhấn CTR + C
để thoát ra khỏi chương trình nhé.
4. Sử dụng else trong while
Có một sự mới mẻ đối với vòng lặp while trong Python đó là bạn có thể kết hợp thêm từ khóa else để xử lý cho lần lặp đầu tiên không được thực hiện khi điều kiện lặp false
.
count = 0 while count < 5: print (count, " nhỏ hơn 5") count = count + 1 else: print (count, " lớn hơn 5")
Chạy ví dụ này kết quả sẽ như sau:
0 nhỏ hơn 5 1 nhỏ hơn 5 2 nhỏ hơn 5 3 nhỏ hơn 5 4 nhỏ hơn 5 5 lớn hơn 5
Các bạn thấy đó, lần lặp thứ 6 sẽ không xảy ra nên code trong lệnh else sẽ được thực hiện.
5. Chuyển đổi từ vòng lặp for sang vòng lặp while
Trong Python, bạn có thể chuyển đổi chương trình sử dụng vòng lặp for sang sử dụng vòng lặp while cực kì đơn giản.
Mình sẽ lấy một ví dụ mà ta đã thực hành ở bài trước nhé, đó là in ra bảng cửu chương.
Đối với vòng lặp for:
for i in range(2, 10): for j in range (2, 10): print(i, " x ", j, ' = ', i * j)
Chuyển sang sử dụng vòng lặp while:
i = 2; j = 1; while i <= 9: while j <= 9: print(i, " x ", j, ' = ', i * j) j += 1 i += 1 j = 1 # Thiết lập lại giá trị cho j cho bảng cửu chương tiếp theo
Tuy hơi dài một chút nhưng chương trình chạy vẫn cho kết quả giôgns nhau.
2 x 1 = 2 2 x 2 = 4 2 x 3 = 6 2 x 4 = 8 2 x 5 = 10 2 x 6 = 12 2 x 7 = 14 2 x 8 = 16 2 x 9 = 18 3 x 1 = 3 3 x 2 = 6 3 x 3 = 9 3 x 4 = 12 3 x 5 = 15 3 x 6 = 18 3 x 7 = 21 ...
6. Lời kết
Như vậy là bạn đã hiểu được cách sử dụng vòng lặp while trong python rồi phải không nào, qua bài học này hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn khi tiếp cận với ngôn ngữ Python.
Và sau đây mình xin rút ra kết luận như sau:
- Vòng lặp while được dùng trong trường hợp không biết trước tổng số lần lặp, còn vòng lặp for thì biết trước.
- Vòng lặp while có điều kiện lặp là trả về True hoặc False nên sử dụng trong những bài toán phức tạp, còn vòng lặp while dùng trong trường hợp đơn giản.
Hẹn gặp lại bạn ở bài tiếp theo đó là bài vòng lặp For.