Thông báo: Download 4 khóa học Python từ cơ bản đến nâng cao tại đây.
Hàm khởi tạo trong Python, khi nào thì nên dùng?
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu hàm khởi tạo trong Python, trong tiếng Anh ta gọi nó là Constructors method. Đây là loại hàm khá đặc biệt, được dùng để chạy những đoạn code quan trọng khi khởi tạo một đối tượng.
Có một số trường hợp bạn muốn chạy một đoạn code nào đó khi tạo mới một đối tượng. Ta có thể xử lý bằng cách đặt nó ở bên trong một phương thức nào đó, và gọi sau khi khởi tạo đối tượng:
class className: def config(self): print("Cấu hình cho lớp") c = className() c.config()
Tuy nhiên, vì bạn đang làm việc nhóm nên việc bắt buộc những người khác phải gọi đến hàm config này, và sẽ có người nhớ và có người quên. Vì vậy cần có một giải pháp nào tự động gọi đến hàm config mỗi khi tạo mới đối tượng? Đó chính là hàm khởi tạo.
1. Hàm khởi tạo trong Python là gì?
Hàm khởi tạo trong Python là một phương thức đặc biệt, nó có tên là __init__
và được gọi tự động mỗi khi bạn tạo mới một instance object của class.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Cú pháp như sau:
class className: def __init__(self, var1, var2, ...): # Code sẽ chạy khi tạo mới một className # Cách dùng c = className(var1, var2, ...)
Ví dụ: Tạo class Xe và có hàm khởi tạo.
class Xe: def __init__(self): print("Object Xe được khởi tạo") x1 = Xe() x2 = Xe()
Kết quả:
2. Tham số truyền vào hàm khởi tạo Python
Hàm khởi tạo cũng là một phương thức bình thường nên bạn cũng có thể truyền tham số cho nó.
Lúc này, khi khởi tạo object thì bạn phải truyền tham số cho nó nhé.
Vi dụ: Hãy tạo một lớp Student gồm hai thông tin tên và tuổi. Khi tạo mới một student thì bắt buộc phải nhập hai thông tin này.
class Student: name = '' age = 0 def __init__(self, name, age): self.name = name self.age = age c = Student("Nguyễn Văn Cường", 32) print(c.name) print(c.age)
kết quả:
3. Khi nào sử dụng hàm khởi tạo trong Python
Bạn nên sử dụng hàm khởi tạo trong trường hợp muốn chạy một đoạn code nào đó mỗi khi khởi tạo một object, đó có thể là đoạn code cấu hình quan trọng cho đối tượng.
Ví dụ: Bạn viết class xử lý các thao tác thêm / xóa / sửa cho sinh viên thì bắt buộc phải kết nối vào CSDL. Vì vậy mỗi khởi tạo đối tượng sinh viên thì ta sẽ chạy đoạn code kết nối DB ngầm.
Về lý thuyết thì như vậy, còn thực tế thì tùy vào khả năng và ý tưởng của lập trình viên.
Như vậy là chúng ta đã học xong về hàm khởi tạo Python. Hẹn gặp lại các bạn ở bài tiếp theo nhé.