Thông báo: Download 4 khóa học Python từ cơ bản đến nâng cao tại đây.
Câu lệnh if else trong python
Trong bài này chúng ta sẽ học cách sử dụng câu lệnh if else trong Python, đây là lệnh giúp rẻ nhánh chương trình và được sử dụng rất nhiều trong lúc lập trình với Python.
Nói đến lệnh if else thì mình xin nhắc lại một chút kiến thức về toán học, đó là mệnh đề.
Như ta biết thì mệnh đề thường sẽ trả lời các câu hỏi như "nếu đúng ... thì làm ... ", nghĩa là nếu thỏa mãn điều kiện thì làm công việc gì đó. Nếu như bạn đã học qua một số ngôn ngữ khác như PHP, C++, C# thì chúng ta có cú pháp là:
if (expression){ //statement } else { // statement }
Nhưng với Python thì cú pháp của lệnh if else hoàn toàn khác, và khác như thế nào thì chúng ta bắt đầu tìm hiểu nhé.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
1. Cú pháp lệnh if else trong Python
Vì trong Python không dùng dấu ngoặc nhọn {}
để tạo ra các block nên cú pháp nó hơi khác biệt một chút.
Ta dùng dấu hai chấm :
để ngăn cách lệnh if, các đoạn code phía dưới sẽ được thụt vào một tab và nó tạo thành một khối.
Cú pháp if else
if expression: #statement else : #statement
bien= 100; if bien == 100: print("Gia tri cua bien = 100"); else : print("Gia tri cua bien khac 100");
Cú pháp if else lồng nhau
if expression1: if expression2: #statment #statment else : #statment
bien= 100; #Cau if thu nhat if bien == 100: ten = "thehalfheart"; # Cau if thu hai if ten == "thehalfheart": print("Gia tri cua ten la thehalfehart"); print("Gia tri cua bien = 100"); else : print("Gia tri cua bien khac 100");
Cú pháp elif
Nghe elif có vẻ hơi khác thường nhỉ , thông thường trong các ngôn ngữ PHP, C, C++ thì else if chứ ko giống Python (elif)
if expression1: #statement elif expression2 : #statement
bien = 101; if bien == 100: print("Gia tri bien = 101"); elif bien == 101 : print("Gia tri cua bien khac 101");
Như vậy trong Python ta không nhất thiết phải dùng cặp dấu ngoặc ()
để bao quanh điều kiện trong lệnh if, và ta cũng không dùng cặp dấu {}
để bao quanh khối lệnh, mà thay vào đó ta dùng dấu hai chấm (:
) ở đầu để khai báo bắt đầu đoạn code và kết thúc không có gì cả.
* Lưu ý: Trong Python các đoạn code được hiểu là một khối nếu nó cùng một tab (thẳng hàng từ trên xuống) cho tới khi gặp tab ngắn hơn, nên nếu bạn tự ý tab vào thì trình biên dịch sẽ báo lỗi ngay.
2. Cách xác định dòng kết thúc của lệnh if else trong Python
Trong Python, để báo cho trình biên dịch biết đoạn code nằm ngoài một khối lệnh nào đó thì ta sẽ tap thụt ngoài 1 ô, nghĩa là các lệnh được bao khối bởi cấu trúc cây (cây nằm sâu bên trong là con của cây ngoài).
Xem hình minh họa dưới đây:
Các đường màu đỏ mô phỏng các đoạn code cùng cấp trong python
Ví dụ 1: Thụt vào 1 tab nên bị hiểu nhầm là nằm trong khối else
bien = 101; if bien == 101: print("Gia tri bien = 101"); else : print("Gia tri cua bien khac 101"); print("Doan code ngoai lenh if else");
Kết quả:
Mục đích mình muốn cái dòng cuối cùng là nằm ngoài lệnh else, nhưng vì mình cho nó cùng cấp với khối else nên trình biên dịch hiểu nhầm nó là code nằm trong lệnh else.
Ví dụ 2: Không thụt vào 1 tab nên trình biên dịch hiểu dòng cuối cùng không nằm trong khối if else.
bien = 101; if bien == 101: print("Gia tri bien = 101"); else : print("Gia tri cua bien khac 101"); print("Doan code này mục đích trong lệnh else");
Kết quả:
Tương tự, dòng code cuối cùng mục đích mình muốn nó nằm trong khối else, nhưng vì mình không thụt vào một tab nên trình biên dịch đã hiểu lầm nó nằm ngoài khối else nên được chạy.
3. Một vài bài tập thực hành lệnh if else trong Python
Tiếp theo ta sẽ làm một vài bài tập nhé, thông qua những bài tập này bạn sẽ hiểu được cách sử dụng lệnh if else.
Chương trình kiểm tra số chẵn hay lẻ trong Python:
number = 20; if (number % 2 == 0): print (str(number) + " là số chẵn") else : print (str(number) + " là số lẻ")
Chương trình tìm số lớn nhất trong 3 số bằng Python:
number1 = 20 number2 = 300 number3 = 70 # Giả sử số number1 là lớn nhất max = number1 # Kiểm tra xem số number2 có lớn hơn số max không # Nếu có thì phải đổi số lớn nhất thành number2 if (max < number2) : max = number2 # Tương tự, ta sẽ kiểm tra cho số thứ 3 if (max < number3) : max = number3 print ("Số lớn nhất là " + str(max))
Chương trình in ra các ngày trong tháng bằng Python:
Hãy viết chương trình in ra các ngày trong tuần bằng lệnh if else.
# Bạn hãy thay đổi số này để test nhé dayofweek = 2 if dayofweek == 2 : print ("Thứ hai") elif dayofweek == 3 : print ("Thứ ba") elif dayofweek == 4 : print("Thứ 4") elif dayofweek == 5 : print("Thứ 5") elif dayofweek == 6 : print("Thứ 6") elif dayofweek == 7 : print ("Thứ 7") else : print("Chủ nhật")
4. Kết luận
Tới bài này mình cảm thấy Python bắt đầu thú vị rồi đấy, các cú pháp code của nó không giống như C hay C++ mà theo một cách riêng biệt.
Nếu bạn mới học lập trình thì không sao chứ bạn nào mà học qua các ngôn ngữ kia rồi thì sẽ cảm thấy Python khó chịu vì khó quản lý code. Tuy nhiên bản thân mình thấy nó rất khắt khe trong việc code, bạn không thể tự mình thụt vào (tab) mà phải tuân theo quy luật của nó.
Qua bày này hy vọng bạn đã biết cách sử dụng lệnh if else trong Python. Hẹn gặp lại bạn ở bài tiếp theo nhé.