INTRODUCTION
FLOW CONTROL
FUNCTIONS
DATATYPES
OBJECT & CLASS
ADVANCED TOPICS
BỔ SUNG
PYTHON CĂN BẢN
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Thông báo: Download 4 khóa học Python từ cơ bản đến nâng cao tại đây.

Giải thích đa kế thừa trong Python

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu đa kế thừa trong Python, đây là cách kế thừa nhiều cấp với nhau, class B kế thừa class A, class C kế thừa class B. Ngoài ra một class có thể kế thừa từ nhiều class khác.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Trước khi đọc bài này thì phải chắ chắn rằng bạn đã xem bài kế thừa trong Python nhé, vì bài đó mình giải thích khá kỹ về các trường hợp khác nhau khi kế thừa class. Trước tiên hãy tìm hiểu về một lớp kế thừa từ nhiều lớp khác.

1. Class kế thừa nhiều lớp trong Python

Một class được kế thừa từ nhiều khác là trường hợp đầu tiên của đa kế thừa trong Python.

Trong bài học trước chúng ta chỉ kế thừa từ một lớp, nhưng thực tế thì bạn có thể kế thừa từ nhiều lớp bằng cách sử dụng cú pháp sau:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

class Lop1:
    # code

class Lop2:
    # code

class Lopcon(Lop1, Lop2):
    # code

Câu hỏi đặt ra là khi kế thừa kiểu này thì việc sử dụng các thuộc tính và phương thức từ lớp cha trong lớp con sẽ như thế nào?

Nó sẽ tuân theo khái niệm kế thừa, nghĩa là lớp con sẽ có toàn bộ các tính năng của các lớp cha.

2. Kế thừa đa cấp trong Python

Trường hợp thú hai trong đa kế thừa Python đó là kế thừa đa cấp, đây cũng là một loại đa kế thừa trong Python.

Dạng kế thừa này được sử dụng khá nhiều, lớp con được kế thừa từ lớp cha, lớp cha kế thừa từ lớp ông nội, ... cú pháp như sau:

class LopOngNoi:
    pass

class LopCha(LopOngNoi):
    pass

class LopCon(LopCha):
    pass

Ví dụ này mình kế thừa 3 cấp, thực tế thì bạn có thể kế thừa từ nhiều cấp.

Tương tự như trên, lớp con sẽ kế thừa toàn bộ những tính năng của các lớp cha và ông nội.

3. Thứ tự kế thừa trong đa kế thừa Python

Vì được kế thừa từ nhiều lớp nên việc sử dụng tài nguyên phải tuân theo những quy luật dưới đây.

Theo mặc định thì mọi kiểu dữ liệu trong Python đều được xuất phát từ class object, vì vậy về mặt kỹ thuật thì tất cả các class dù là người dùng tự định nghĩa hay có sẵn trong Python đều là một thể hiện (instance) của class tên là object.

# class object
o = object()
print(o)

Trường hợp kế thừa đa cấp: Khi lớp con gọi đến một thuộc tính hoặc phương thức thì Python sẽ dò tìm trong lớp con trước, nếu không có thì sẽ dò tiếp lớp cha, nếu vẫn không có thì nó sẽ dò ở lớp ông nội ... cứ như vậy cho đến level cuối cùng.

Trường hợp kế thừa từ nhiều lớp: Cách hoạt động vẫn như trên, nhưng nó sẽ duyệt từ trái qua phải theo thứ tự mà bạn liệt kê trong lúc kế thừa.

Như ví dụ dưới đây nó sẽ ưu tiên tìm ở Lopcon trước, sau đó đến Lop1, tiếp là Lop2.

class Lopcon(Lop1, Lop2):

Ví dụ 1: Trường hợp lớp con tồn tại

class LopOngNoi:
    def sayHi(self):
        print("Hi, lớp ông nội")

class LopCha(LopOngNoi):
    def sayHi(self):
        print("Hi, lớp cha")

class LopCon (LopCha):
    def sayHi(self):
        print("Hi, lớp con")

# Main
c = LopCon()
c.sayHi() # Kết quả: Hi, lớp con

Ví dụ 2: Trường hợp lớp cha tồn tại

class LopOngNoi:
    def sayHi(self):
        print("Hi, lớp ông nội")

class LopCha(LopOngNoi):
    def sayHi(self):
        print("Hi, lớp cha")

class LopCon (LopCha):
    pass

# Main
c = LopCon()
c.sayHi() # Kết quả: Hi, lớp cha

Ví dụ 3: Trường hợp lớp ông nội tồn tại

class LopOngNoi:
    def sayHi(self):
        print("Hi, lớp ông nội")

class LopCha(LopOngNoi):
    pass

class LopCon (LopCha):
    pass

# Main
c = LopCon()
c.sayHi() # Kết quả: Hi, lớp ông nội

4. Cấp độ truy cập của đa kế thừa trong Python

Như đơn kế thừa, một lớp chỉ có thể sử dụng tài nguyên ở cấp độ public hoặc protected. Nếu ở ngoài lớp thì mỗi public là sử dụng được.

Ví dụ: Sử dụng ngoài lớp.

class LopOngNoi:
    def __sayHi(self):
        print("private")

    def _sayHi(self):
        print("protected")

    def sayHi(self):
        print("public")


class LopCha(LopOngNoi):
    pass

class LopCon (LopCha):
    pass

# Main
c = LopCon()
c.sayHi() # Đúng, vì public
c._sayHi() # Sai, vì protected
c.__sayHi() # Sai, vì private

Ví dụ 2: Sử dụng trong lớp con

class LopOngNoi:
    def __sayHi(self):
        print("private")

    def _sayHi(self):
        print("protected")

    def sayHi(self):
        print("public")


class LopCha(LopOngNoi):
    pass

class LopCon (LopCha):
    def sayHi(self):
        self._sayHi() # Đúng, vì protected
        self._sayHi() # Sai, vì private

Bạn hãy tự thay đổi nội dung của các ví dụ để hiểu rõ hơn về đa kế thừa trong Python nhé.

Cùng chuyên mục:

Phạm vi số float của Python

Phạm vi số float của Python

Bài tập Python : Pandas trong Python

Bài tập Python : Pandas trong Python

Hướng dẫn kết nối Python PostgreSQL bằng Psycopg2

Hướng dẫn kết nối Python PostgreSQL bằng Psycopg2

Kết nối cơ sở dữ liệu MySQL Python

Kết nối cơ sở dữ liệu MySQL Python

Bài tập Python: Lập trình cơ sở dữ liệu trong Python

Bài tập Python: Lập trình cơ sở dữ liệu trong Python

Tạo số ngẫu nhiên trong một phạm vi bằng Python

Tạo số ngẫu nhiên trong một phạm vi bằng Python

Bài tập Python : Tạo dữ liệu ngẫu nhiên trong Python

Bài tập Python : Tạo dữ liệu ngẫu nhiên trong Python

Bài tập Python : Matplotlib trong Python

Bài tập Python : Matplotlib trong Python

Bài tập Python: NumPy trong Python

Bài tập Python: NumPy trong Python

Bài tập Python: JSON trong Python

Bài tập Python: JSON trong Python

Bài tập Python: Lập trình hướng đối tượng (OOP) trong Python

Bài tập Python: Lập trình hướng đối tượng (OOP) trong Python

TimeDelta trong Python

TimeDelta trong Python

Chuyển chuỗi Python thành DateTime trong Python

Chuyển chuỗi Python thành DateTime trong Python

Bài tập Python: DateTime trong Python

Bài tập Python: DateTime trong Python

Bài tập Python: Tuple trong Python

Bài tập Python: Tuple trong Python

Bài tập Python: Set trong Python

Bài tập Python: Set trong Python

Bài tập Python: Dictionary trong Python

Bài tập Python: Dictionary trong Python

Bài tập Python: List trong Python

Bài tập Python: List trong Python

Bài tập Python: Cấu trúc dữ liệu trong Python

Bài tập Python: Cấu trúc dữ liệu trong Python

Bài tập Python: Chuỗi trong Python

Bài tập Python: Chuỗi trong Python

Top