THÔNG DỤNG
OOP
ES6
ES(X)
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Callback trong Javascript

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu callback trong javascript, quá đó sẽ giúp bạn hiểu khái niệm callback function là gì, và cách hoạt động của callback function trong javascript.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Hàm trong javascript được coi là first-class objects, điều này có nghĩa hàm là một object nên ta có thể sử dụng nó giống như các object bình thường khác. Ta có thể lưu trữ hàm trong một biến, truyền tham số là một hàm, return một hàm, tạo function trong một hàm - hay còn gọi là closure function..

Mình nói những điều này chắc các bạn nghĩ mình đang chém gió, nhưng thực ra nó có liên quan đến trong bài này đấy. Chi tiết thế nào thì hãy cùng mình tìm hiểu ngay nhé.

1. Callback function là gì?

Hiểu đơn giản thì hàm callback là một hàm sẽ được gọi bởi một hàm khác. Hiểu phức tạp hơn thì callback một hàm A được truyền vào hàm B thông qua các tham số của hàm B. Bên trong hàm B sẽ gọi đến hàm A để thực hiện một chức năng nào đó.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

function A(){
   // code
}

// Hàm B có một tham số callback
function B(callback){
    callback();
}

// Gọi hàm B và truyền tham số là hàm A
B(A);

Hàm trong javascript là một object nên ta có thể truyền hàm này vào hàm khác dưới dạng một tham số.

Javascript hỗ trợ lập trình hướng sự kiệnbất đồng bộ nên callback function đóng vai trò rất quan trọng. Bạn sẽ truyền callback function vào các hàm xử lý sự kiện và hàm xử lý bất đồng bộ đó.

Sau đây là một ví dụ đơn giản về callback function trong jQuery, Trong ví dụ này thì phương thức click có một tham số truyền vào, và đó là một function.

$('#test').click(function(){
    // đây là callback function
});

Một ví dụ khác về hàm setTimeout, đây cũng là một hàm cho phép bạn truyền một callback function.

setTimeout(function(){
    // day la callback function
}, 200);

Việc sử dụng callback function phải hết sức cẩn thận, bạn phải tuân thủ đúng nguyên tắc mà hàm đó đưa ra, có hàm sẽ truyền thêm tham số cho hàm callback và có hàm thì không. Sau đây là một ví dụ về hàm forEach, hàm này sẽ có tác dụng lặp một mảng và có hai tham số callback function. Mỗi vòng lặp sẽ truyền hai tham số vào hàm cakback function, tham số thứ nhất đó là giá trị của phần tử đang lặp, tham số thứ hai đó là vị trí (index) của phần tử đó.

// Mảng            
var keywords = ["Cuong", "Freetuts.net", "Học lập trình", "thehalfheart"];
​
// Lặp qua từng phần tử và xử lý trong hàm callback
keywords.forEach(function (eachName, index){
    console.log(index + 1 + ". " + eachName);
});

Ok bây giờ chắc hẳn bạn đã biết callback function là gì rồi phải không nào, nếu vậy thì ta qua phần 2 tìm hiểu cách hoạt động của nó nhé.

2. Cách Callback Function hoạt động

Một hàm hỗ trợ callback function thì chắc chắn trong code xử lý của nó sẽ có gọi đến để thực thi hàm callback đó, nhưng vấn đề nó gọi tại vị trí nào trong hàm là điều chúng ta không hề biết, trừ khi chúng ta tự viết nó. Như ở phần callback là gì mình có đưa ra một số ví dụ về truyền tham số cho callback function, các tham số này sẽ phụ thuộc vào hàm cha (hàm xử lý chính), nếu hàm cha cho phép bạn truyền 3 tham số thì bạn chỉ được truyền 3 tham số, nếu bạn truyền nhiều hơn thì cũng không có tác dụng gì.

Để các bạn dễ hiểu thì mình sẽ tự viết một hàm hỗ trợ callback function, bạn hãy xem kỹ ví dụ này nhé.

// Hàm tạo chuỗi mật khẩu
function createPassword(callback) {
    return callback('freetuts.net');
}

// Sử dụng
var password = createPassword(function (secret_key) {
    return secret_key;
});

alert(password);

Nếu bạn để ý kỹ hơn thì callback function là một closure function bởi hàm closure sẽ được định nghĩa bên trong một hàm, mà callback function lại là một hàm và nó được xử lý bên trong một hàm khác (đúng với định nghĩa closure), chỉ có một điều khác đó là hàm closure được truyền vào thông qua tham số.

3. Nguyên tắc khi thực hiện callback function

Khi bạn tự viết một hàm có sử dụng tham số là một callback function thì cần chú ý một số vấn đề như sau.

Phải chắc chắn tham số truyền vào là một function

Điều này rất quan trọng bởi nếu bạn không kiểm tra giá trị mà người dùng truyền vào là một #function thì bạn không thể thực thi được, đây là sự khác biệt giữa một lập trình viên non kinh nghiệm và nhiều kinh nghiệm. Xem ví dụ dưới đây để hiểu về cách kiểm tra.

function createPassword(callback) {
    if (typeof callback !== 'function'){
        alert('Bạn phải truyền vào là một function');
        return false;
    }
    // do something
}

Thông qua ví dụ này ta thấy để kiểm tra một biến có phải là function hay không thì ta sử dụng hàm typeof, nếu typeof có giá trị là "function" thì đó là một function.

Cẩn thận với this khi hàm callback nằm trong object

Hàm được xây dựng trong Object là hàm được định nghĩa thông qua key của object và giá trị của key là một hàm. Trong ví dụ này hàm setName được xây dựng bên trong object domainInfo.

var domainInfo = {
    name : 'freetuts.net',
    setName : function(name){
        this.name = name;
    }
};

Theo đúng nguyên tắc thì hàm callback là một hàm đơn phương nên khi bạn sử dụng từ khóa this trong hàm thì nó sẽ hiểu this lúc này chính là đối tượng Window Object, vì vậy cho dù bạn định nghĩa hàm callback nằm trong một object thì không thể truy cập đến dữ liệu của object thông qua từ khóa this.

Bạn hãy xem đoạn code sử dụng hàm setName là một callback function dưới đây để hiểu rõ hơn.

XEM DEMO

// Object chứa hàm callback
var domainInfo = {
    name : 'freetuts.net',
    setName : function(name){
        // giá trị này sẽ không có tác dụng với key name trong object này
        // nếu như ta sử dụng nó là một callback function
        this.name = name;
    }
};

// Hàm có tham số callback
function test(callback){
    callback('Nguyễn Văn Cường');
}

// Gọi đến hàm và truyền hàm callback vào
test(domainInfo.setName);

// Vẫn kết quả cũ freetuts.net, tức là hàm callback setName đã ko tác động
// gì tới thuộc tính name
document.write(domainInfo.name); 

// Xuống hàng
document.write('<br/>');

// kết quả nguyễn văn cường, tức đối tượng window đã tự tạo ra một key name 
// và giá trị của nó chính là giá trị ta đã sét trong hàm setName
// => this chính là window object
document.write(window.name);

Phần demo này mình đã giải thích trong code rồi nên mình không giải thích gì thêm.

Khắc phục this khi hàm callback nằm trong object

Ở phần trên mình đã đưa ra lưu ý khi sử dụng this trong hàm callback thì this sẽ trỏ tới đối tượng window chứ không phải đối tượng chứa hàm callback, vậy có cách nào khắc phục tình trạng này không? Có đấy, chúng ta sẽ sử dụng phương thức apply của hàm callback. Cú pháp như sau:

// Trước đây
callback(var1, var2, ...);

// Bây giờ
callback.apply(callbackObject, [var1, var2, ... ]);

Nếu ta sử dụng cú pháp này thì từ khóa this sẽ trỏ tới đối tượng callbackObject chứ không phải là window object. Sau đây là đoạn code khắc phục ở ví dụ phía trên.

XEM DEMO

// Object chứa hàm callback
var domainInfo = {
    name : 'freetuts.net',
    setName : function(name){
        this.name = name;
    }
};

// Hàm có tham số callback
function test(callback, callbackObject){
    var name = "Nguyễn Văn Cường";
    callback.apply(callbackObject, [name]);
}

// Gọi đến hàm và truyền hàm callback vào
test(domainInfo.setName, domainInfo);

// Kết quả: Nguyễn Văn Cường
document.write(domainInfo.name); 

Ngoài phương thức apply thì bạn cũng có thể sử dụng phương thức call để thay thế.

Multiple Callback Functions

Bạn có thể tạo ra một hàm có nhiều calback function bằng cách tạo ra nhiều tham số và mỗi tham số là một callback function. Xem ví dụ khi xử lý ajax bằng jQuery dưới đây.

function successCallback() {
    // Do something
}
​
​function successCallback() {
    // Do something
}
​
​function completeCallback() {
    // Do something
}
​
​function errorCallback() {
    // Do something
}
​
$.ajax({
    url     :"https://freetuts.net",
    success :successCallback,
    complete:completeCallback,
    error   :errorCallback
});

4. Lời kết

Trong bài mình đã giới thiệu khái niệm callback function là gì rồi nhỉ :) nó cũng tương đối đơn giản và mình tin chắc rằng các bạn đã sử dụng rất nhiều nhưng không biết đó là callback function, nhất là khi sử dụng thư viện jQuery.

Khi nói tới callback function thì ta thường nghĩ ngay tới từ khóa callback hell. Đáng lẽ ra mình trình bày trong bài này luôn, tuy nhiên vì bài hơi dài nên mình sẽ trình bày nó ở một bài khác gần đây. Hẹn gặp lại các bạn ở bài tiếp theo nhé.

Cùng chuyên mục:

Functional Programming là gì? Tại sao và khi nào bạn nên sử dụng trong JavaScript

Functional Programming là gì? Tại sao và khi nào bạn nên sử dụng trong JavaScript

Những tính năng mới trong ES6+ trong JavaScript

Những tính năng mới trong ES6+ trong JavaScript

4 cách tránh memory leaks trong JavaScript

4 cách tránh memory leaks trong JavaScript

Capturing và bubbling Event trong Javascript

Capturing và bubbling Event trong Javascript

Phân biệt prototype và __proto__ trong JavaScript

Phân biệt prototype và __proto__ trong JavaScript

Cách hoạt động của Event Loop trong JavaScript

Cách hoạt động của Event Loop trong JavaScript

Phương thức bind(), call(), và apply() trong JavaScript

Phương thức bind(), call(), và apply() trong JavaScript

Cách khắc phục lỗi

Cách khắc phục lỗi "hoisting" trong JavaScript

Sử dụng Promise.all và Promise.race để quản lý các Promise trong JavaScript

Sử dụng Promise.all và Promise.race để quản lý các Promise trong JavaScript

Xử lý bất đồng bộ bằng vòng lặp for-await trong JavaScript

Xử lý bất đồng bộ bằng vòng lặp for-await trong JavaScript

Sự khác biệt giữa Promise, Callback và Async/Await trong JavaScript

Sự khác biệt giữa Promise, Callback và Async/Await trong JavaScript

Cách sử dụng Async functions trong JavaScript

Cách sử dụng Async functions trong JavaScript

Hàm String isspace() trong Python

Hàm String isspace() trong Python

Cách tạo số ngẫu nhiên trong Javascript

Cách tạo số ngẫu nhiên trong Javascript

Hướng dẫn cách tạo một số ngẫu nhiên ...

Cách gộp hai object javascript lại với nhau

Cách gộp hai object javascript lại với nhau

Cách lấy chiều dài của object trong Javascript

Cách lấy chiều dài của object trong Javascript

Hướng dẫn giải phương trình bậc 1 bằng Javascript

Hướng dẫn giải phương trình bậc 1 bằng Javascript

Cách dùng nextSibling trong javascript

Cách dùng nextSibling trong javascript

Cách dùng insertAdjacentHTML trong javascript

Cách dùng insertAdjacentHTML trong javascript

Cách dùng innerHTML trong Javascript

Cách dùng innerHTML trong Javascript

Top