Các thuộc tính CSS định dạng thẻ a (links)
Thẻ a
đóng vai trò rất quan trọng vì nhiệm vụ của nó là giúp chuyển trang giữa các file trong hệ thống website. Không những vậy mà bên SEO nó cũng có tác dụng chuyển hướng trang để các công cụ tìm kiếm có thể lọc toàn bộ website của bạn.
Mỗi website sẽ có nhiều thẻ a
và bạn muốn bắt mắt với người dùng thì buộc phải style cho nó như xác định chiều cao, độ lớn chữ, màu sắc, hover, ... Và trong bài này mình sẽ trình bày tất cả các vấn đề này.
Nội dung như sau:
- Chọn màu sắc
- Làm việc với
text-decoration
- Thiết lập background
- Style các sự kiện (hover, visited, link, active)
Trong bài này mình có sử dụng kiến thức của bài cũ như color
, text-decoration
nên nếu bạn chưa biết thì có thể xem lại bài các css định dạng text nhé.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
1. Chọn màu sắc cho thẻ a
Mặc định thẻ a
nó có màu tím tím nên để chọn màu sắc thì bạn sẽ nhớ đến thuộc tính color
và selector
của thẻ a
thì chính là tên của nó luôn a
.
a{ color: blue }
Bạn hãy thử lại với các màu khác và cảm nhận nhé.
2. Tắt gạch chân thẻ a với text-decoration
Thông thường khi bạn tạo thẻ a
thì theo mặc định nó có gạch chân nên để tắt gạch chân thì bạn sử dụng thuộc tính text-decoration:none
.
a.non-textdecoration{ color: red; text-decoration: none; }
3. Chọn background cho thẻ a
Cũng tương tự các phần trên ta sẽ sử dụng một thuộc tính chuyên về CSS background đó là background.
a{ background: blue; color:#FFF; /*white*/ }
4. Style các sự kiện (hover, visited, active, link)
Các sự kiện này xay ra khi chúng ta dùng chuột thao tác lên nó.
hover
: Khi bạn hover chuột qua nó sẽ có tác dụngvisited
: khi ạn click vào the a thì trạng thái của thẻ a đó là visited.active
: Khi ạn click vào thẻ a nhưng nhấn giữ chuộtlink
: thẻ a nào bạn chưa click lần nào thì nó sẽ có tác dụng
Các sự kiện của thẻ a sẽ có quy tắc CSS selector như sau:
selector:hover{} selector:active{} selector:link{} selector:visited{}
Ví dụ:
a:hover{} a.home:active{} a#contact:link{} a:visited{}
Sau đây là các ví dụ liên quan đến các sự kiện này
Trong ví dụ này khi hover vào màu sắc của thẻ a
sẽ chuyển sang màu đỏ và không có gạch chân.
a:hover{ color: red; text-decoration: none; }
Trong ví dụ này khi bạn click vào thẻ a đó nó sẽ mở sang tab khác (thẻ a có thuộc tính target="_blank"
) và màu sắc của nó sẽ biến thành màu vàng.
Lưu ý: Nếu bạn gõ URL là một trang web mà trình duyệt đã lưu thì nó sẽ là visted, chính vì vậy hãy đổi URL trong ví dụ sang một URL khác và xem kết quả.
a:visited{ color: yellow; }
Lưu ý: Nếu bạn gõ URL là một trang web mà trình duyệt đã lưu thì nó sẽ là visted, chính vì vậy hãy đổi URL trong ví dụ sang một URL khác và xem kết quả.
Style cho những thẻ nào chưa xem thì có màu đỏ.
a:link{ color: red; }
Mặc định màu sắc của trường hợp này là màu đỏ nên ta làm ví dụ khi click giữ chuột thì cho màu sắc màu vàng.
a:active{ color: yellow; }
5. Ví dụ tổng hợp CSS cho thẻ a
Bây giờ ta làm một ví dụ tổng hợp với yêu cầu như sau:
- Ban đầu (link) màu sắc màu xanh, không gạch chân
- Hover vào (hover) thì màu sắc màu vàng, có gạch chân
- Khi click giữ chuột (active) thì màu sắc màu trắng và không gạch chân
- Khi click xong (visited) thì màu sắc chuyển sang màu đen và có gạch chân.
a:link{ color: blue; text-decoration: none; } a:visited{ color: black; text-decoration: underline; } a:hover{ color: yellow; text-decoration: underline; } a:active{ color: white; text-decoration: none; }
Bạn chú ý nếu bạn đặt thứ tự các đoạn CSS không giống như trong demo thì sẽ không hoạt động, nghĩa là ban phải đặt CSS theo quy tắc (link -> visited -> hover -> active).
6. Lời kết
Trong bài này chúng ta đã tìm hiểu một số thuộc tính định dạng cho thẻ a
và xử lý các sự kiện liên quan đến thẻ a, đây là những thuộc tính rất hay sử dụng nên các website hướng dẫn học như W3C đều có nhắc đến.
Trong bài mình có tham khảo một số website như W3C và internet nên nếu bạn có thể sử dụng google để tìm hiểu thêm. Chúc bạn học tốt!