MENUS
IMAGES
BUTTONS
FORMS
FILTERS
TABLES
MORE
WEBSITE
GRID
GOOGLE MAP
CONVERTERS
HOW TO
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Hướng dẫn tạo Responsive navbar

Navbar là một thành phần rất phổ biến trong website hiện nay, Navbar xuất hiện ở gần như tất cả các website theo nhiều kiểu khác nhau để chứa các phần menu chính.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Vậy Responsive navbar là gì ?

Responsive navbar là một dạng Navbar có thể hiển thị trên nhiều loại kích thước màn hình khác nhau như điện thoại, máy tính bảng, laptop, PC. Đối với mỗi loại thiết bị, chúng sẽ hiển thị một cách khác nhau sao cho phù hợp nhất.

Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo một phần Responsive navbar đơn giản.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Ok chúng ta cùng tiến hành nhé!

1. Xây dựng giao diện

Bước đầu tiên là xây dựng phần giao diện, các bạn tạo file index.html và đặt đoạn mã HTML dưới đây vào trong thẻ body:

Code
<h2>Freetuts.net hướng dẫn tạo responsive navbar</h2>
<div class="topnav" id="myTopnav">
  	<a href="#home">Trang chủ</a>
  	<a href="#news">Học lập trình online</a>
  	<a href="#contact">Thủ thuật</a>
  	<a href="#about">Liên hệ</a>
  	<a href="javascript:void(0);" style="font-size:15px;" class="icon" onclick="myFunction()">&#9776;</a>
</div>

<div style="padding-left:16px">
  	<p>Thay đổi kích cỡ màn hình để xem hiệu ứng!</p>
</div>

Trong phần Navbar này, mình sẽ tạo ra 4 menu đơn giản được đặt trong các thẻ a.

Các bạn lưu ý phần thẻ a thứ 5, nó chính là phần icon khi hiển thị ở các màn hình nhỏ, mình sẽ giải thích kỹ hơn về cách hoạt động của nó trong phần thêm CSS và thêm Javascript.

2. Định dạng các thành phần với CSS

Giờ ta đã có các thành phần nền rồi, mình tiếp tục sử dụng CSS để định dạng cho các thành phần dễ nhìn hơn, các bạn thêm đoạn mã CSS dưới đây vào bên trong thẻ style nhé:

Code RUN
body {
	margin:0;
}
h2 {
	text-align: center;
}
.topnav {
  	overflow: hidden;
  	background-color: #333;
}

.topnav a {
  	float: left;
  	display: block;
  	color: #f2f2f2;
  	text-align: center;
  	padding: 14px 16px;
  	text-decoration: none;
  	font-size: 17px;
}

.topnav a:hover {
  	background-color: #ddd;
  	color: black;
}

.topnav .icon {
  	display: none;
}

@media screen and (max-width: 600px) {
  	.topnav a:not(:first-child) {
  		display: none;
  	}
  	.topnav a.icon {
	    float: right;
	    display: block;
  	}
}

@media screen and (max-width: 600px) {
	.topnav.responsive {
		position: relative;
	}
	.topnav.responsive .icon {
	    position: absolute;
	    right: 0;
	    top: 0;
	 }
  	.topnav.responsive a {
	    float: none;
	    display: block;
	    text-align: left;
  	}
}

Cũng giống như tất cả các thành phần Responsive khác của website, thuộc tính @media vẫn là phần quan trọng nhất của phần CSS này.

Mình sẽ giải thích một chút về thuật toán mà chúng ta sử dụng ở đây:

  • Đối với thẻ a có class="icon",  nó sẽ được ẩn đi mặc định, chỉ khi nào trình duyệt có width nhỏ hơn 600px thì ta sẽ hiển thị nó với thuộc tính display: block.
  • Đối với các menu, khi màn hình có width nhỏ hơn 600px, mình sẽ ẩn tất cả menu và chỉ hiển thị menu đầu tiên với đoạn mã:
  • Code
    .topnav a:not(:first-child) {
    	display: none;
    }

Vậy là chúng ta đã có phần giao diện có thể thay đổi tùy theo kích thước màn hình rồi, chuyển sang bước cuối cùng nhé!

3. Xử lý với Javascript

Ở hai phần trước, chúng ta đã tạo ra phần giao diện hiển thị được khi thay đổi kích thước màn hình. Tuy nhiên, các menu khi hiển thị ở màn hình nhỏ vẫn bị ẩn đi nên trong phần này mình sẽ sử dụng javascript để hiện nó lên nhé.

Các bạn đặt đoạn script này vào sau thẻ body:

Code RUN
function myFunction() {
    var x = document.getElementById("myTopnav");
    if (x.className === "topnav") {
        x.className += " responsive";
    } else {
        x.className = "topnav";
    }
}

Trong phần một, khi tạo thẻ a class="icon" mình đã lồng thêm sự kiện onclick cho nó sẽ gọi hàm MyFunction(), nên mình sẽ viết hàm MyFunction() trong phần này. Nó rất đơn giản, khi thẻ a class="icon" được click thì phần thẻ div chứa các phần menu sẽ được thêm/xóa class="responsive" để hiện thị/ẩn các menu bên trong.

Vậy là xong rồi, giờ các bạn chạy file index.html để xem thành quả nhé!

4. Lời kết

Qua bài viết này, mình đã hướng dẫn các bạn tạo một một phần Responsive navbar đơn giản với CSS và Javascript, hi vọng nó sẽ giúp các bạn có thêm sự lựa chọn khi xây dựng website. Nếu có bất cứ thắc mắc gì các bạn hãy để lại ở phần bình luận, hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo trên freetuts.net

Tham khảo: w3schools.com

Cùng chuyên mục:

Tạo Trang web E-commerce  từ HTML & CSS

Tạo Trang web E-commerce từ HTML & CSS

Validate form bằng HTML5

Validate form bằng HTML5

Trước đây chúng ta hay validate form bằng Javascript, nhưng ...

Thẻ aside trong HTML5

Thẻ aside trong HTML5

Mình cũng không rõ người ta tạo ra thẻ này làm gì, nhưng nếu xét…

Thẻ hgroup trong HTML5

Thẻ hgroup trong HTML5

hgroup là một thẻ được thêm vào kể từ phiên bản ...

Thẻ header trong HTML5

Thẻ header trong HTML5

Nếu nhìn qua một trang web được xây dựng bằng HTML5 thì bạn ...

Các thẻ HTML tạo form thu thập dữ liệu

Các thẻ HTML tạo form thu thập dữ liệu

Trước khi bắt đầu thì bạn phải hiểu khái niệm form dữ liệu là ...

Tạo background và đường viền cho thẻ HTML

Tạo background và đường viền cho thẻ HTML

Để tạo màu nền cho một thẻ HTML bất kì thì ta sử dụng thuộc…

Tạo menu một cấp bằng HTML đơn giản

Tạo menu một cấp bằng HTML đơn giản

Để làm menu 1 cấp thì có rất nhiều giải pháp. Bạn có thể sử…

Tạo HTML danh sách bài viết đơn giản

Tạo HTML danh sách bài viết đơn giản

Mục đích mình đưa ra bài tập này là giúp các bạn hiểu được cách…

Tạo bổ cục layout HTML đơn giản

Tạo bổ cục layout HTML đơn giản

Qua bài học này bạn sẽ biết cách tạo một file style riêng để ..

Phân biệt ID và Class trong HTML

Phân biệt ID và Class trong HTML

Mỗi thẻ HTML đều có những thuộc tính riêng và khác nhau. Tuy nhiền ..

Cách dùng thẻ div trong HTML để tạo các khối giao diện

Cách dùng thẻ div trong HTML để tạo các khối giao diện

Thẻ div đóng vai trò rất quan trọng, nó được dùng để tạo ...

Phân biệt thẻ HTML Block và Inline

Phân biệt thẻ HTML Block và Inline

Có bao giờ bạn thắc mắc rằng, tại sao nội dung ...

Thuộc tính style trong HTML

Thuộc tính style trong HTML

Do chúng ta chưa học CSS nên mình sẽ không nói ...

Thẻ title trong HTML

Thẻ title trong HTML

Cách sử dụng thẻ title html ...

Thẻ style trong HTML

Thẻ style trong HTML

Style là một thẻ HTML bình thường, nó có công dụng là xác ...

Thẻ base trong HTML

Thẻ base trong HTML

Cách sử dụng thẻ base trong html ...

Thẻ link trong HTML

Thẻ link trong HTML

Cách sử dụng thẻ html ...

Thẻ meta trong HTML

Thẻ meta trong HTML

Cách sử dụng thẻ meta html ...

Thẻ script trong HTML

Thẻ script trong HTML

Cách sử dụng thẻ script html ...

Top