Hướng dẫn tích hợp Google Translate button
Google Translate button có thể xem như là một API được hỗ trợ bởi Google, cũng giống như Google Map, Google Translate cũng có thể được tích hợp vào website để dịch trang web đó sang nhiều thứ tiếng khác nhau.
Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn tích hợp Google Translate vào website của bạn.
1. Xây dựng giao diện
Đầu tiên là xây dựng giao diện, các bạn tạo file index.html
và tạo các thành phần của trang với đoạn mã sau:
<div class="container"> <h1>Freetus.net hướng dẫn tích hợp google translate</h1> <p>Chọn ngôn ngữ muốn hiển thị!</p> <div id="translate_select"></div> <h2>Nội dung trang web</h2> <p> Freetuts.net là một blog cá nhân được xây dựng với mục đích chia sẻ kiến thức về lập trình web nói chung và lập trình nói riêng. Blog được ra đời vào tháng 4 năm 2014 bởi cá nhân Cường, một lập trình viên tự do và hiện nay đã về quê để sống một cuộc sống tự do, không bị gò bó bởi công nghệ và máy tính. </p> </div>
Ở đây mình sẽ tạo một thẻ div có id="translate_select"
để chứa thẻ select chọn các ngôn ngữ.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
OK giờ các bạn thêm phần mã CSS sau vào bên trong thẻ style nhé:
.container{ width: 500px; margin: auto; font-size: 18px; }
Nó rất đơn giản, mình muốn thêm vào để nội dung được hiển thị rõ hơn nếu không thích các bạn có thể bỏ qua bước thêm CSS này.
2. Tích hợp Google Translate
Trong bước này, chúng ta sẽ tiến hành tích hợp google translate vào cho trang, đầu tiên các bạn kéo vào trang file javascript của google cung cấp bằng đoạn mã sau:
<script type="text/javascript" src="//translate.google.com/translate_a/element.js?cb=googleTranslateElementInit"> </script>
Bạn có thể đặt nó ở bất cứ đâu, ở đây mình sẽ đặt nó sau thẻ body.
Tiếp đến các bạn thêm đoạn mã script dưới đây vào sau đoạn mã vừa rồi để mở một hộp chọn ngôn ngữ của google translate:
<script type="text/javascript"> function googleTranslateElementInit() { new google.translate.TranslateElement({pageLanguage: 'vi'}, 'translate_select'); } </script>
Các bạn lưu ý tham số thứ 2 chính là id của thẻ div để chứa bộ select để chọn ngôn ngữ, nếu ở phần xây dựng giao diện bạn có thay đổi id của thẻ div thì ở đây các bạn cũng phải đổi giống như thế nhé!
Vậy là xong rồi, giờ các bạn chạy thử file index.html
để xem thành quả nhé.
3. Lời kết
Qua ví dụ đơn giản trong bài viết này, mình đã hướng dẫn các bạn tích hợp Google Translate button vào website. Hi vọng nó sẽ giúp các bạn có thêm lựa chọn cho website đa ngôn ngữ. Tuy nhiên mình không khuyến khích các bạn sử dụng Google Translate button để xây dựng website đa ngôn ngữ vì dù sao nó cũng là dịch tự động, mà ngôn ngữ thì tùy từng hoàn cảnh sẽ có các nghĩa khác nhau.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào các bạn có thể để lại trong phần bình luận, hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo trên freetuts.net.
Tham khảo: w3schools.com