Bảng đổi đơn vị đo độ dài và cách quy đổi cực chính xác
Bảng đổi đơn vị đo độ dài, bảng thông tin quan trọng tổng hợp cách quy đổi giữa các đơn vị đo độ dài cơ bản, giúp các em có thể dễ dàng quy đổi nhanh chóng.
Những kiến thức liên quan tới bảng đổi đơn vị đo độ dài tuy không khó nhưng lại rất dễ khiến cho các em học sinh bị nhầm lẫn về cách quy đổi cũng như các ký hiệu của đơn vị đo. Vì vậy, trong bài viết hôm nay, freetuts sẽ chia sẻ cho các em những kiến thức liên quan tới bảng đổi đơn vị đo chiều dài và hướng dẫn cách quy đổi giữa các đơn vị nhanh, chuẩn xác nhất. Mời các em và quý phụ huynh cùng theo dõi ngay nhé!
Định nghĩa đơn vị đo độ dài
Bảng đổi đơn vị đo độ dài là một kiến thức quan trọng.
Trước khi tìm hiểu về bảng đổi đơn vị đo độ dài, các em cần nắm rõ đơn vị đo độ dài là gì trước nè. Đơn vị đo đội dài là một đại lượng dùng để đo lường, xác định chiều dài của một đối tượng hoặc khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ trong không gian.
Các đơn vị đo độ dài phổ biến bao gồm:
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
- Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét (m): Ki lô mét (Km), Héc tô mét (Hm), Đề ca mét (Dam).
- Đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét (m): Đề xi mét (dm), xen ti mét (cm), mi li mét (mm).
- Đơn vị đo độ dài quốc tế: Inch (inch), Foot (ft), Yard (yd), Dặm (mi).
- Các đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mm: Miromet, Nanomet, Picomet,...
Bảng đổi đơn vị đo độ dài
Bảng đổi đơn vị đo độ dài theo hệ SI
Bảng quy đổi đơn vị đo độ dài là một bảng tổng hợp cách quy đổi những đơn vị đo độ dài cơ bản, phổ biến hiện nay, giúp cho các em học sinh có thể quy đổi độ dài một cách nhanh chóng và linh hoạt. Riêng tại Việt Nam, chúng ta sử dụng bảng đo độ dài theo hệ SI (Đo độ dài theo đơn vị mét), trong hệ này, mét là đơn vị cơ sở, từ đó quy đổi ra các đơn vị khác liền kề như: km, hm, dam, dm, cm, mm,...
Lớn hơn mét | mét (m) | Nhỏ hơn mét | ||||
km | hm | dam | mét (m) | dm | cm | mm |
1 km = 10 hm 1 km = 100 dam 1 km = 1000m |
1 hm = 10 dam 1 hm = 100 m 1 hm = 1/10 km |
1 dam = 10 m 1 dam = 1/10 hm 1 dam = 1/100 km |
1 m = 10 dm 1 m = 100 cm 1 m = 1000 mm |
1 dm = 10 cm 1 dm = 100 mm 1 dm = 1/10 m |
1 cm = 10 mm 1 cm = 1/10 dm 1 cm = 1/100 m |
1 mm = 1/10 cm 1 mm = 1/100 dm 1 mm = 1/1000 mm |
Bảng đơn vị đo độ dài theo hệ SI.
Bảng đổi đơn vị đo độ dài khác
Ngoài các đơn vị đo độ dài theo hệ SI, thì dưới đây là bảng quy đổi một số đơn vị đo độ dài thông dụng của các nước khác, mời các em cùng tham khảo nha.
inch | foot (ft) | Yard (yd) | Dặm (mi) |
1 inch = 0.0254 m 1 inch = 2.54 cm 1 inch = 25.4 mm |
1 foot = 0.3048 m 1 foot = 30.48 cm 1 foot = 304.8 mm 1 foot = 12 inch |
1 yd = 0.9144 m 1 yd = 91.44 cm 1 yd = 914.4 mm 1 yd = 3 ft |
1 mi = 1,609.34 m 1 mi = 160,934 cm 1 mi = 1,609,344 mm 1 mi = 5,280 ft |
Cách quy đổi nhanh giữa các đơn vị đo độ dài
Bảng chuyển đổi đơn vị đo độ dài.
Để có thể thực hiện được việc quy đổi giữa các đơn vị đo độ dài, điều quan trọng nhất là các em cần xác định rõ đơn vị này lớn hơn mét hay nhỏ hơn mét, đơn vị nào đứng trước, đơn vị nào đứng sau để có thể dịch chuyển dấu phẩy sang phải hay thêm một chữ số 0.
Cụ thể là:
Khi đổi từ một đơn vị đo độ dài lớn sang đơn vị đo nhỏ hơn liền kề nó thì các em chỉ cần thêm 1 con số 0 vào phía sau số đó hoặc lấy nó nhân với 10 là được nè.
- Ví dụ: 1 km = ? hm. vì km đứng trước hm nên ta sẽ lấy 1 km x 10 = 10 hm.
Khi đổi từ đơn vị đo độ dài nhỏ hơn sang đơn vị đo lớn hơn liền kề thì các bé chỉ cần lấy số đó chia cho 10 là được nha.
- Ví dụ: 5 cm = ? dm. Vì cm đứng sau dm nên ta sẽ lấy 5 cm : 10 = 0.5 dm.
Như vậy, với mẹo quy đổi độ dài như trên, các em học sinh có thể dễ dàng vận dụng để giải các bài tập đổi đơn vị đo độ dài lớp 3 rồi đúng không nào.
Một số kiến thức thú vị khác liên quan đến bảng đổi đơn vị đo độ dài
Đơn vị đo độ dài cổ xưa
Trong thời kỳ cổ đại xa xưa, mỗi quốc gia, nền văn hóa lại có một cách để đo độ dài độc đáo riêng như:
- Thời Ai Cập cổ đại: Sử dụng đơn vị đo độ dài là cubit, được xác định bằng khoảng cách từ đầu ngón tay giữa đến khủy tay của người đo.
- Thời Hy Lạp cổ đại: Sử dụng thước, bước chân để đo độ dài.
- Thời Việt Nam cổ đại, ông bà ta thường sử dụng các đơn vị như: Mẫu, lý, sải, thước, tấc, phân, li,...
Đơn vị đo độ dài trong các lĩnh vực đặc biệt
Trong lĩnh vực Hàng Hải: Đơn vị đo chiều dài phổ biến là hải lý (nautical mile), dùng để đo khoảng cách trên biển. 1 hải lý = 1,852 km = 1,15078 dặm.
Trong lĩnh vực Thiên Văn Học: Vì khoảng cách trong vũ trụ rất rộng lớn, nên hệ đo lường SI thông thường không thể đáp ứng được, trong Thiên văn học có hệ đo lường riêng là đơn vị thiên văn (AU), năm ánh sáng. 1AU = khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời, xấp xỉ khoảng 149.6 triệu km.
Trong lĩnh vực Vật Lý: Trong lĩnh vực Vật lý, ngoài hệ đo lường SI, còn có thêm 5 đơn vị đo độ dài đặc biệt khác là: Độ dài Planck (lP), bán kính Bohr (a0), Fermi (fm), Ångström (Å), Micrôm (µm).
Trên đây freetuts.net đã chia sẻ những thông tin về bảng đổi đơn vị đo độ dài cũng như cách quy đổi chính xác nhất. Hy vọng đây là những kiến thức bổ ích giúp cho việc học tập của các em học sinh trở nên hiệu quả hơn. Hẹn gặp lại các em trong các bài viết tiếp theo để cùng nhau làm quen với các kiến thức toán học mới khác nha.