Cách tính chu vi hình bình hành và ví dụ thực hành
Bài này sẽ chia sẻ công thức tính chu vi hình bình hành để giúp bạn giải bài tập tính chu vi của hình bình hành.
Để tiếp nối cho bài học hôm trước, bài viết này mình sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc làm sao để tính chu vi hình bình hành một cách dễ hiểu và dễ áp dụng nhất.
Cách tính chu vi hình bình hành
Chu vi hình bình hành chính là tổng độ dài của các cạnh tạo nên một hình bình hành
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Dựa theo khái niệm về chu vi hình bình hành thì chúng ta có công thức tính chu vi của hình bình hành như sau:
Muốn tính chu vi của hình bình hành ta lấy tổng của hai cạnh kề nhân với 2.
Công thức tổng quát: (! C=(a+b) \times 2 !)
Trong đó:
- C là kí hiệu của chu vi
- a,b là độ dài của cặp cạnh kề hình bình hành
Ví dụ 1: Cho hình bình hành ABCD có độ dài cặp cạnh kề lần lượt là 9cm và 7cm. Hãy tính chu vi của hình bình hành đó?
Áp dụng công thức tính chu vi của hình bình hành ABCD, ta có: (! C = (9+7) \times 2 = 32(cm^2) !)
Đáp số: 32 cm2
Ví dụ 2: Cho hình bình hành AFGH có độ dài cạnh đáy là 20cm, chiều cao của nó bằng 12cạnh đáy, và cạnh bên của hình bình hành bằng một nửa tổng số đo của cạnh đáy và chiều cao. Hãy tính chu vi và diện tích của hình bình hành đó?
Muốn tính chu vi ta phải biết độ dài cạnh đáy và cạnh bên. Muốn tính diện tích ta phải biết độ dài cạnh đáy và chiều cao. Vì vậy trước tiên ta phải tìm những thông số này đã nhé.
- Chiều cao của hình bình hành AFGH là: (! h = 20 \div 2 = 10(cm) !)
- Cạnh bên của hình bình hành AFGH có độ dài là: (! a = (20+10) \div 2= 15(cm) !)
- Chu vi của hình bình hành AFGH là: (! C = (20+15) \times 2=70(cm) !)
- Diện tích của hình bình hành AFGH là: (! S = 10 \times 20=200(cm2) !)
Đáp số:
- C= 70 cm
- S= 200 cm2
Ví dụ 3: Một hình bình hành có diện tích là 120 m2. Biết độ dài đáy của hình bình hành đó 32 m. Hãy tính độ dài cạnh còn lại của hình bình hành?
Độ dài cạnh còn lại của hình bình hành là: (! (120 \div 2)-32=28(m) !)
Đáp số: 28 m
Vừa rồi là công thức và một số ví dụ về cách tính chu vi hình hành. Hi vọng đây là kiến thức mà mình có thể giúp các bạn bổ sung và củng cố hơn về khái niệm và chủ đề hình học. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở bài tiếp theo.