Cách tính diện tích hình bình hành và ví dụ minh họa
Bài này sẽ chia sẻ công thức tính diện tích hình bình hành kèm theo cách giải các bài tập đơn giản.
Xin chào tất cả các em, hôm nay chúng ta lại gặp nhau để củng cố và trau dồi thêm kiến thức toán học. Vậy hôm nay chúng ta sẽ nói về chủ đề gì tiếp theo nhỉ? Bài viết này mình sẽ giới thiệu cho các em cách tính diện tích hình bình hành nhé.
1. Diện tích hình bình hành là gì?
Diện tích hình bình hành chính là độ lớn của bề mặt hình mà chúng ta có thể nhìn thấy chúng như hình vẽ dưới đây.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Chúng ta có thể xem hình bình hành chính là một trường hợp đặc biệt của hình thang.
Hình bình hành là một tứ giác có hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau, có các góc đối bằng nhau và hai đường chéo của nó cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Việc tính được diện tích hình bình hành là kiến thức cơ bản mà chúng ta phải nắm rõ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải bài tập liên quan đến hình bình hành về sau.
2. Cách tính diện tích hình bình hành
Theo công thức tính diện tích hình bình hành thì ta phải biết độ dài cạnh đáy và chiều cao.
Giả sử ta có hình bình hành như hình vẽ dưới đây, trong đó a
là độ dài cạnh đáy và h
là chiều cao.
Công thức tính diện tích hình bình hành như sau: Muốn tính được diện tích của hình bình hành thì cần phải biết được chiều cao và độ dài cạnh đáy của hình bình hành đó. Từ đó chúng ta rút ra được quy tắc: Muốn tính diện tích của hình bình hành chúng ta lấy cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).
Công thức: (! S = a \times h !)
Trong đó:
S
là diện tích của hình bình hànha
là độ dài cạnh đáy của hình bình hànhh
là chiều cao của hình bình hành
Ví dụ 1: Cho hình bình hành ABCD có độ dài đáy là 7cm và chiều cao của hình bình hành đó là 4cm. Tính diện tích của hình bình hành đó?
Áp dụng công thức tính diện tích của hình bình hành, ta có: (! S = 7 \times 4=28 (cm^2) !)
Đáp số: 28 cm2
Ví dụ 2: Cho một hình bình hành có độ dài đáy là 15m, chiều cao của hình bình hành đó bằng (! \frac{1}{3} !) độ dài đáy. Tính diện tích của hình bình hành đó?
Theo công thức thì ta phải tìm chiều cao trước.
Chiều cao của hình bình hành đó là: (! h = 15 \times 3=5 (m) !)
Diện tích của hình bình hành đó là: (! S = 51 \times 5= 75(m^2) !)
Đáp số: 75 m2
Ví dụ 3: Hãy tính diện tích của hình bình hành biết độ dài đáy là 15cm và chiều cao của hình bình hành là 70mm?
Bài này ta phải đổi chiều dài của chiều cao và cạnh đáy sang cùng đơn vị rồi mới áp dụng công thức tính diện tích nhé.
Đổi đơn vị 70mm=7cm
Vậy, diện tích của hình bình hành là: (! S = 15 \times 7= 105(cm2) !)
Đáp số: 105 cm2
Vừa rồi là bài viết mình muốn giới thiệu và củng cố lại phần kiến thức cách tính diện tích hình bình hành. Các bạn tham khảo và hãy để lại lời bình bên dưới nếu các bạn gặp vấn đề thắc mắc nhé.