VĂN LỚP 6 TẬP 1
Bài 01: Con rồng cháu tiên - Bánh chưng bánh giầy - Từ và cấu tạo từ của tiếng việt - Giao tiếp, văn bản và phương .. Bài 02: Truyện Thánh Gióng - Từ mượn - Tìm hiểu chung về văn tự sự Bài 03: Sơn tinh thủy tinh - Nghĩa của từ - Sự việc và nhân vật trong văn .. Bài 04: Sự tích hồ gươm - Chủ dề và dàn bài của bài văn tự.. - Tìm hiểu đề và cách làm bài văn .. Bài 05: Soạn bài Sọ Dừa - Từ nhiều nghĩa và hiện tượng .. - Lời văn, đoạn văn tư sự Bài 06: Soạn bài Thạch Sanh - Chữa lỗi dùng từ lớp 6 tập 1 Bài 07: Soạn bài em bé thông - Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) - Luyện nói kể chuyện Bài 08: Soạn văn cây bút thần - Danh từ lớp 6 tập 1 - Ngôi kể trong văn tự sự Bài 09: Ông lão đánh cá và con cá.. - Thứ tự kể trong văn tự sự Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng - Thầy bói xem voi - Đeo nhạc cho mèo - Danh từ (tiếp theo ) lớp 6 tập 1 - Luyện nói kể chuyện tiết 2 Bài 11: Chân tay tai mắt miệng - Cụm danh từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập xây dựng bài tự sự .. Bài 12: Treo biển lớp 6 tập 1 - Lợn cưới, áo mới - Số từ và lượng từ - Kể chuyện tưởng tượng Bài 13: Ôn tập truyện dân gian - Chỉ từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập kể chuyện tưởng tượng Bài 14: Con hổ có nghĩa - Động từ - Cụm động từ lớp 6 tập 1 Bài 15: Mẹ hiền dạy con - Tính từ và cụm tính từ Bài 16: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở .. - Chương trình địa phương - Chương trình địa phương- tập làm văn
VĂN LỚP 6 TẬP 2
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

- Soạn bài: Lời văn, đoạn văn tư sự lớp 6 tập 1

Đây là bài soạn văn lời văn, đoạn văn tự sự nằm trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1, trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 58 dễ hiểu nhất.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

I. Lời văn, đoạn văn tự sự

1. Lời văn giới thiệu nhân vật

Đọc từng câu trong các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

(2) Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ […]. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người miền biển, tài năng cũng không kém […]. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. […], cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Câu hỏi:

Các câu văn đã giới thiệu nhân vật như thế nào? Câu văn giới thiệu trên đây thường dùng những từ, cụm từ gì? ( cách dùng câu văn với từ là, từ có, câu văn kể ngôi thứ ba : Người ta gọi chàng là…)

Trả lời câu hỏi:

Các câu văn đã đã giới thiệu tên, xuất thân, tính cách và tài năng của từng nhân vật:

  • Hùng Vương: có người con gái tên là Mị Nương.
  • Mị Nương: Là một người con gái đẹp như hoa, tính tình hiền dịu.
  • Sơn Tinh: Là người ở vùng núi Tản Viên.
  • Thủy Tinh: Là một người ở miền biển.

Các câu văn giới thiệu trên các đoạn văn trên được sử dụng từ “ là”, từ “có” và cụm từ “ Người ta gọi chàng là”.

2. Lời văn kể sự việc

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(3) Thủy tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần Hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Câu hỏi: Đoạn văn đã dùng những từ gì để kể những hành động của nhân vật? Gạch dưới những từ chỉ hành động đó. Các hành động được kể theo thứ tự nào? Hành động ấy đem lại kết quả gì? Lời kể trùng điệp (nước ngập..., nước ngập..., nước dâng...) gây được ấn tượng gì cho người đọc?

Trả lời câu hỏi:

Để chỉ hành động của nhân vật, đoạn văn đã sử dụng những từ:

  • Thủy Tinh: Đến muộn, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo.
  • Hô mưa gọi gió, làm giông bão, dâng nước lên, nước ngập, nước dâng.

Các hành động được kể theo thứ tự, nguyên nhân, diễn biến rồi cuối cùng là kết quả. Vì câu chuyện được kể theo thứ tự nên người đọc sẽ dễ ghi nhớ nội dung, câu chuyện logic và hấp dẫn.

Lời kể trùng điệp ( nước ngập…, nước ngập…., nước dâng…) có tác dụng làm cho người đọc có thể tưởng tượng ra được tính hung hăng của Thủy Tinh, trận đánh diễn ra một cách nhanh chóng và khủng khiếp.

3. Đoạn văn

Đọc lại các đoạn văn (1), (2), (3) trong SGK và trả lời các câu hỏi:

a) Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào, gạch dưới câu biểu đạt ý chính ấy. Tại sao người ta gọi đó là câu chủ đề?

b) Để dẫn đến ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách các ý phụ như thế nào? Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính.

c) Em hãy kể (hoặc viết) đoạn văn nêu ý chính: Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, phun lửa giết chết hết giặc Ân. Hoặc viết đoạn văn nêu ý chính: Tuệ Tĩnh thấy ai có bệnh nặng thì lo chữa trước cho người đó, không kể người đó có địa vị như thế nào, giàu hay nghèo.

Trả lời câu hỏi:

a) Mỗi đoạn văn biểu đạt một ý chính sau:

  • Đoạn 1: Nội dung của đoạn này đó chính là việc vua Hùng kén rể.
  • Đoạn 2: Có hai vị thần đến cầu hôn và ai cũng xứng đáng để làm con rể vua Hùng.
  • Đoạn 3: Thủy Tinh kéo quân đánh Sơn Tinh.

Người ta gọi đó là câu chủ đề bởi vì nó chính là nội dung của đoạn văn đó.

b) Để dẫn đến ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng các ý phụ, chứng minh và giải thích nhằm làm nổi bật lên ý chính.

Ý chính và ý phụ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Câu sau làm rõ ý cho câu trước, các hành động được nối tiếp với nhau và cuối cùng là kết quả của những hành động đó.

c) Viết đoạn văn nêu ý chính:

Thánh Gióng: Giặc Ân đã đến chân núi, cũng là lúc Gióng phi ngựa sắt đánh giặc. Ngựa sắt phun ra lửa thiêu đốt giặc Ân. Ngựa đi đến đâu thì quân giặc chạy tán loạn đến đó. Giong dùng roi sắt đánh giặc tan tành. Quân giặc dẫm lên nhau mà bỏ chạy.

II. Luyện tập

Bài 1: Trang 60- Ngữ văn lớp 6 tập 1

Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.

b) Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.

(Sọ Dừa)

c) Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay!

(Thạch Lam, Hàng nước cô Dần)

Câu hỏi:

Mỗi đoạn văn trên kể về điều gì? Hãy gạch dưới câu chủ đề có ý quan trọng nhất của mỗi đoạn văn. Các câu văn triển khai chủ đề ấy theo thứ tự nào? ( Cái gì xảy ra trước thì kể trước, cái gì xảy ra sau, kể sau. Nếu câu trước nói chung thì câu sau giải thích, cụ thể hóa, làm cho người nghe hiểu được, cảm nhận được).

Trả lời câu hỏi:

Mỗi đoạn văn trên thì kể về một việc khác nhau:

a) Sọ Dừa đến làm thuê cho nhà phú ông.

Câu chủ đề: Cậu chăn bò rất giỏi

Cách triển khai chủ đề:

  • Câu 1: hành động được bắt đầu.
  • Câu 2: Nhận xét chung của hành động.
  • Câu 3,4: Nêu những hành động cụ thể trong đoạn văn.
  • Câu 5: Nêu lên kết quả của hành động đó.

b) Đoạn văn này nói về thái độ của con gái phú ông đối với Sọ Dừa.

Câu chủ đề: Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.

Giữa hai câu văn có sự liên kết chặt chẽ. Câu trước nêu ý phụ, dẫn đến ý chính ở câu sau.

c) Đoạn văn nói lên tính nết của cô Dần.

Câu chủ đề: Tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm.

Các câu văn được triển khai theo thứ tự: Câu trước nói chung, câu sau cụ thể hóa cho câu trước.

Bài 2: Trang 60 - sgk ngữ văn lớp 6, tập 1

Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng, câu nào sai? Vì sao?

a) Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc yên ngựa.

b) Người gác rừng đóng chắc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều.

Trả lời câu hỏi:

a) Câu này là câu sai. Bởi vì các hành động ở trong đoạn văn không được sắp xếp theo một thứ tự, câu văn bị lộn xộn không logic.

b) Câu b đúng. Bởi vì các hành động đã được sắp xếp lại một cách hợp lí. Sự việc nào xảy ra trước thì phải nói đến trước, sự việc nào diễn ra sau thì kể sau.

Bài 3: Trang 60- sgk ngữ văn lớp 6, tập 1

Hãy viết câu giới thiệu các nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.

Trả lời câu hỏi:

Thánh Gióng: Ở đời vua Hùng thứ mười sáu, có một vợ chồng đã lớn tuổi hạ sinh được một cậu bé mặt mũi khôi ngô nhưng mãi đến năm ba tuổi cậu vẫn không biết khóc, biết bò, đặt đâu thì nằm đấy. Cha mẹ đặt tên cho cậu là Thánh Gióng.

Lạc Long Quân: Ngày xưa ở vùng đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi rồng, mình rồng, sức khỏe phi thường và hay lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái và bày cho nhân dân cách trồng trọt chăn nuôi. Tên của vị thần ấy là Lạc Long Quân.

Âu Cơ: Ở vùng núi phương Bắc có một vị tiên nữ tên là Âu Cơ, nàng là một người xinh đẹp tuyệt trần, nàng là người thuộc họ Thần Nông.

Tuệ Tĩnh: Tuệ Tĩnh là một danh y lỗi lạc thời Trần, những phẩm chất về y đức của ông được truyền lại cho đến tận ngày hôm nay.

Bài 4: Trang 60- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, đã nhổ tre ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.

Trả lời:

Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt đánh đuổi giặc Ân:

Gióng nhảy lên ngựa sắt, cả hai phi thẳng đến quân thù, ngựa đi đến đâu quân thù dẫm lên nhau mà bỏ chạy đến đấy. Ngựa sắt phun ra lửa thiêu cháy kẻ thù, một trận chiến hào hùng diễn ra.

Gióng dùng roi sắt đánh giặc, mỗi lần roi sắt vung ra thì làm cho quân giặc chết như rơm rạ. Khi roi sắt bị gãy. Gióng nhanh trí nhổ bụi tre ngà bên đường và đánh cho giặc tả tơi, cả Gióng và ngựa sắt đuổi kẻ thù đến tận chân núi Sóc Sơn.

Lời kết:Bài học đã giới thiệu và hướng dẫn chúng ta cách viết lời văn và đoạn văn tự sự một cách chi tiết. Đây là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn hoàn thành được những bài viết văn tự sự sắp tới. Chúc các bạn đạt được điểm cao.

Cùng chuyên mục:

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo của em là một đề bài tập làm văn…

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi ngắn gọn hay nhất

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi ngắn gọn hay nhất

Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng Nguyệt), và văn mẫu chọn lọc

Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng Nguyệt), và văn mẫu chọn lọc

Nghị luận về tình yêu thương, lập dàn ý và bài văn mẫu hay

Nghị luận về tình yêu thương, lập dàn ý và bài văn mẫu hay

Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông và bài văn mẫu chọn lọc

Sự vật là gì? Từ chỉ sự vật là gì? Phân loại và bài tập

Sự vật là gì? Từ chỉ sự vật là gì? Phân loại và bài tập

Sự vật là gì? Từ chỉ sự vật là gì? Đây là những phần kiến…

Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước, dàn ý và bài văn mẫu

Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước, dàn ý và bài văn mẫu

Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước là một đề bài thường gặp...

Bài văn tả ngôi trường, lên dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Bài văn tả ngôi trường, lên dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Phân tích Ánh Trăng Nguyễn Duy, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích Ánh Trăng Nguyễn Duy, lên dàn ý và mẫu văn hay

Mở bài Mùa xuân nho nhỏ được chọn lọc hay nhất 2024

Mở bài Mùa xuân nho nhỏ được chọn lọc hay nhất 2024

Mẫu mở bài Vội Vàng của Xuân Diệu ấn tượng và độc đáo nhất

Mẫu mở bài Vội Vàng của Xuân Diệu ấn tượng và độc đáo nhất

Mở bài Sóng của Xuân Quỳnh và một số mẫu tuyển chọn

Mở bài Sóng của Xuân Quỳnh và một số mẫu tuyển chọn

Mở bài Việt Bắc hay và ý nghĩa nhất được tuyển chọn 2024

Mở bài Việt Bắc hay và ý nghĩa nhất được tuyển chọn 2024

Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông ấn tượng và hay nhất 2024

Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông ấn tượng và hay nhất 2024

Hướng dẫn viết mở bài Bếp lửa và chia sẻ mẫu mở bài hay

Hướng dẫn viết mở bài Bếp lửa và chia sẻ mẫu mở bài hay

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân được chọn lọc hay nhất 2024

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân được chọn lọc hay nhất 2024

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa

Gợi ý mở bài Từ ấy của Tố Hữu hay và đầy đủ ý nhất

Gợi ý mở bài Từ ấy của Tố Hữu hay và đầy đủ ý nhất

Top