Bài 11: Soạn bài - Chân tay tai mắt miệng lớp 6 tập 1
Đây là bài soạn văn chân, tay, mắt, mũi, miệng nằm trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1, trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 114 dễ hiểu nhất.
Tìm hiểu chung
Thể loại
Văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là văn bản thuộc truyện ngụ ngôn.
Tóm tắt văn bản
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai ngồi lại nói chuyện với nhau và ghen tị với lão Miệng, bảo rằng lão chỉ biết ăn mà chẳng làm gì cả. Vậy là họ quyết định rằng sẽ không làm gì nữa cả, mặc kệ lão Miệng.
Vậy là kể từ đó, Mắt, Chân, Tay và Tai không làm gì nữa, một ngày, hai ngày rồi đến ba ngày, họ cảm thấy rã rời. Không còn ai muốn làm gì nữa. Cho đến ngày thứ bảy, họ bắt đầu cảm thấy kiệt sức và lên nói với lão Miệng rằng hãy ăn lại như trước.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Khi lão Miệng ăn uống lại như trước thì tất cả ai nấy cũng đều thấy khỏe mạnh trở lại. Tất cả đều hiểu ra trách nhiệm to lớn của lão Miệng đó chính là nuôi sống cả bọn. Từ đó, họ lại sống một cuộc sống vui vẻ với nhau.
Bố cục văn bản
Văn bản có thể được chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu…. nói rồi, cả bọn kéo nhau về → Nội dung đoạn này nói đến việc Mắt, Chân, Tay, Tai ganh tị với lão Miệng. Và quyết định đình công không làm gì cả.
- Đoạn 2: tiếp…. đành họp nhau lại để bàn → Mọi người bắt đầu thấy mệt mỏi, hậu quả của suy nghĩ sai lầm.
- Đoạn 3: Phần còn lại → việc sửa lỗi lầm và cuộc sống hiện tại.
Yêu cầu cần đạt
Nêu sơ lược được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
Hiểu được một số yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
Tóm tắt và kể lại được câu chuyện.
Trả lời câu hỏi sgk
Câu 1: Trang 116- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1
Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng?
Trả lời:
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng bởi vì họ cảm thấy rằng họ phải làm việc mệt nhọc quanh năm còn lão Miệng thì chỉ việc ăn không ngồi rồi.
Sự việc này xuất phát từ việc cái nhìn phiến diện, suy nghĩ ích kỉ: Mắt thì phải nhìn, Tay Chân thì phải làm, hoạt động mạnh, Tai thì nghe. Tất cả mọi người làm việc vất vả chỉ để phục vụ cho lão Miệng.
Câu 2: Trang 116- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1
Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người, có thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng... mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng đó. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người điều gì?
Trả lời:
Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người, có thể ví cơ thể người như một tổ chức, cộng đồng…. mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ, răng dạy con người rằng:
Mỗi cộng đồng đều có tổ chức và sự gắn kết với nhau. Mỗi cá nhân không thể tách rời tổ chức đó, không thể tách biệt khỏi cộng đồng.
Khi chung sống với nhau trong một cộng đồng, một tổ chức thì phải vì nhau. Mọi người vì một người, một người vì mọi người.
Luyện tập
Hãy nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và tên gọi những truyện ngụ ngôn đã học.
Trả lời:
Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loại vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.
Những truyện ngụ ngôn đã học: ếch ngồi đáy giếng ; Thầy bói xem voi ; Đeo nhạc cho mèo ; Chân , Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Kết lời: Chúng ta vừa tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Từ đó chúng ta cũng đã rút ra được bài học cho bản thân về việc sống và làm việc, học tập trong một tổ chức, cộng đồng.