VĂN LỚP 6 TẬP 1
Bài 01: Con rồng cháu tiên - Bánh chưng bánh giầy - Từ và cấu tạo từ của tiếng việt - Giao tiếp, văn bản và phương .. Bài 02: Truyện Thánh Gióng - Từ mượn - Tìm hiểu chung về văn tự sự Bài 03: Sơn tinh thủy tinh - Nghĩa của từ - Sự việc và nhân vật trong văn .. Bài 04: Sự tích hồ gươm - Chủ dề và dàn bài của bài văn tự.. - Tìm hiểu đề và cách làm bài văn .. Bài 05: Soạn bài Sọ Dừa - Từ nhiều nghĩa và hiện tượng .. - Lời văn, đoạn văn tư sự Bài 06: Soạn bài Thạch Sanh - Chữa lỗi dùng từ lớp 6 tập 1 Bài 07: Soạn bài em bé thông - Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) - Luyện nói kể chuyện Bài 08: Soạn văn cây bút thần - Danh từ lớp 6 tập 1 - Ngôi kể trong văn tự sự Bài 09: Ông lão đánh cá và con cá.. - Thứ tự kể trong văn tự sự Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng - Thầy bói xem voi - Đeo nhạc cho mèo - Danh từ (tiếp theo ) lớp 6 tập 1 - Luyện nói kể chuyện tiết 2 Bài 11: Chân tay tai mắt miệng - Cụm danh từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập xây dựng bài tự sự .. Bài 12: Treo biển lớp 6 tập 1 - Lợn cưới, áo mới - Số từ và lượng từ - Kể chuyện tưởng tượng Bài 13: Ôn tập truyện dân gian - Chỉ từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập kể chuyện tưởng tượng Bài 14: Con hổ có nghĩa - Động từ - Cụm động từ lớp 6 tập 1 Bài 15: Mẹ hiền dạy con - Tính từ và cụm tính từ Bài 16: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở .. - Chương trình địa phương - Chương trình địa phương- tập làm văn
VĂN LỚP 6 TẬP 2
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

- Soạn văn: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự lớp 6

Đây là bài soạn văn tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự nằm trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1, trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 47 dễ hiểu nhất.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

I - Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.

1. Đề văn tự sự

Trả lời câu hỏi phần 1 sgk- trang 47, 48 ngữ văn lớp 6, tập 1

Câu hỏi: Lời đề văn (1) nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?

Trả lời:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Đề (1) nêu yêu cầu: kể chuyện

Những chữ trong đề cho em biết điều đó: chữ “ kể “ định hướng cho ta biết mình cần phải làm gì. Cụm từ “ Bằng lời văn của em” chính là yêu cầu về cách diễn đạt.

Câu hỏi: Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể có phải là đề tự sự không?

Trả lời:

Các đề (3), (4), (5), (6) tuy không có từ kể nhưng đó cũng chính là những đề tự sự. Vì khi đọc đề chúng ta vẫn hiểu được yêu cầu của đề bài, nó yêu cầu chúng ta phải viết về những sự việc đã xảy ra từ thời thơ ấu, về ngày sinh nhật hay là nêu ra những đổi mới ở quê hương.

Câu hỏi: Từ trọng tâm trong mỗi đề trên là từ nào, hãy gạch dưới và cho biết đề yêu cầu làm nổi bật điều gì?

Trả lời:

Các từ trọng tâm của mỗi đề bài đó và những yêu cầu làm nổi bật của đề bài:

  • (1) Câu chuyện em thích yêu cầu kể một câu chuyện đã trải qua mà làm em thích thú.
  • (2) Một người bạn tốt.Yêu cầu nói về người bạn tốt mà em thấy ngưỡng mộ.
  • (3) Kỉ niệm thời thơ ấu.Cho người đọc biết về những kỉ niệm thời thơ ấu của em.
  • (4) Sinh nhật của em.Nói về một lần sinh nhật ấn tượng mà em nhớ.
  • (5) Sự đổi mới của chính quê em.Nêu những thay đổi chính tốt đẹp của quê hương em.
  • (6) Lớn rồi.Những biểu hiện về vẻ ngoài và thái độ khi em lớn.

Câu hỏi: Có đề tự sự nghiêng về kể người, có đề nghiêng về kể việc, có đề nghiêng về tường thuật lại sự việc. Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về tường thuật?

Trả lời:

  • Những đề nghiêng về kể người là đề số (2), (6).
  • Những đề nghiêng về kể việc là đề số (3), (4), (5).
  • Những đề nghiêng tường thuật lại sự việc là (3), (4), (5).

2. Cách làm văn tự sự

Cho đề văn: “Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em”.

Hãy tìm hiểu đề, lập ý và lập dàn bài theo các bước sau:

  • a. Tìm hiểu đề: Đề đã nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện? Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào?
  • b. Lập ý là xác định nội dung sẽ viết trong bài làm theo yêu cầu của đề. Em sẽ chọn chuyện nào, em thích nhân vật, sự việc nào? Em chọn chuyện đó nhằm biểu hiện chủ đề gì?
  • c. Lập dàn ý: Em dự định mở đầu như thế nào, kể chuyện như thế nào và kết thúc ra sao?
  • d. Em hiểu thế nào là viết “bằng lời văn của em”?
  • đ. Từ các câu hỏi trên, em có thể rút ra cách làm bài văn tự sự như thế nào?

Trả lời:

a. Đề đã yêu cầu em kể lại một chuyện mà em thích.

Bằng cách kể lại bằng chính lời văn của mình. Không được sao chép lại bài của người khác.

b. Lập ý:

Ví dụ em thích truyện Thánh Gióng, thì nhân vật chính trong bài của em chính là Thánh Gióng. Câu chuyện thể hiện một tinh thần yêu nước mãnh liệt, sự dũng cảm đấu tranh đánh giặc của Gióng, là đại diện cho sức mạnh dân tộc Việt Nam. Và thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân đối với anh hùng của dân tộc.

c. Lập dàn ý:

Mở đầu: Giới thiệu nhân vật và thời gian xảy ra truyện.

Kể những chuyện:

  • Gióng xin được đi đánh giặc và yêu cầu ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt để đi đánh giặc.
  • Gióng lớn nhanh như thổi và trở thành một tráng sĩ.
  • Cậu xông pha vào đám giặc để tiêu diệt chúng.
  • Khi roi sắt bị gãy thì cậu lấy tre làm vũ khí.
  • Đánh đuổi được giặc thì Gióng cùng ngựa sắt bay về trời.

Kết thúc: Để nhớ ơn vị anh hùng thì nhà vua đã cho lập đền thờ và đời đời nhớ ơn cậu bé Gióng.

d. Viết bằng lời của em có nghĩa là: dùng chính những từ ngữ mà mình suy nghĩ hợp lí và đưa vào bài văn của mình một cách trôi chảy và mạch lạc. Không sao chép bài của người khác.

đ. Cách làm một bài văn tự sự.

Để thực hiện viết một bài văn tự sự chúng ta cần:

  • Tìm hiểu kĩ đề bài, coi đề bài yêu cầu chúng ta làm gì, để tránh bị lạc đề.
  • Lập ý: Xác định được nội dung sẽ viết, xác định được nhân vật, sự việc, diễn biến và kết quả , ý nghĩa của câu chuyện định viết.
  • Lập dàn ý cho câu chuyện, sự việc mà chúng ta sẽ viết để tránh bị thiếu sót ý và bài văn được theo một trình tự nhất định.
  • Viết thành một bài văn có đầy đủ bố cục ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.

II. Luyện tập

Bài tập trang 48- sgk ngữ văn lớp 6, tập 1.

Hãy ghi vào giấy dàn ý em sẽ viết theo yêu cầu của đề tập làm văn trên.

Trả lời:

Lập dàn ý:

Mở bài: giới thiệu về câu chuyện mà e sẽ viết ( em đã đọc câu chuyện ấy ở đâu, vào thời gian nào). Đó là một câu chuyện hay mà em nhớ.

Thân bài: Kể lại câu chuyện bằng lời văn của em.

  • Giới thiệu về hoàn cảnh, thời gian diễn ra câu chuyện và các nhân vật chính xuất hiện trong câu chuyện đó.
  • Nêu ra những diễn biến, sự việc chính xuất hiện trong câu chuyện. Các sự kiện được sắp xếp một cách có trật từ, đi từ nguyên nhân đến kết quả.
  • Kết thúc câu chuyện, nêu lên ý nghĩa của câu chuyện đó.

Kết bài: Câu chuyện để lại cho em suy nghĩ và e rút ra được bài học gì thông qua câu chuyện đó.

Mình tin chắc rằng thông qua bài học ngày hôm nay các bạn đã hiểu hơn về văn tự sự và cụ thể ở đây là đề bài và cách làm dàn ý của một bài văn tự sự. Các bạn hãy chuẩn bị thật tốt cho bài viết văn sắp tới nhé.

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Top