VĂN LỚP 6 TẬP 1
Bài 01: Con rồng cháu tiên - Bánh chưng bánh giầy - Từ và cấu tạo từ của tiếng việt - Giao tiếp, văn bản và phương .. Bài 02: Truyện Thánh Gióng - Từ mượn - Tìm hiểu chung về văn tự sự Bài 03: Sơn tinh thủy tinh - Nghĩa của từ - Sự việc và nhân vật trong văn .. Bài 04: Sự tích hồ gươm - Chủ dề và dàn bài của bài văn tự.. - Tìm hiểu đề và cách làm bài văn .. Bài 05: Soạn bài Sọ Dừa - Từ nhiều nghĩa và hiện tượng .. - Lời văn, đoạn văn tư sự Bài 06: Soạn bài Thạch Sanh - Chữa lỗi dùng từ lớp 6 tập 1 Bài 07: Soạn bài em bé thông - Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) - Luyện nói kể chuyện Bài 08: Soạn văn cây bút thần - Danh từ lớp 6 tập 1 - Ngôi kể trong văn tự sự Bài 09: Ông lão đánh cá và con cá.. - Thứ tự kể trong văn tự sự Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng - Thầy bói xem voi - Đeo nhạc cho mèo - Danh từ (tiếp theo ) lớp 6 tập 1 - Luyện nói kể chuyện tiết 2 Bài 11: Chân tay tai mắt miệng - Cụm danh từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập xây dựng bài tự sự .. Bài 12: Treo biển lớp 6 tập 1 - Lợn cưới, áo mới - Số từ và lượng từ - Kể chuyện tưởng tượng Bài 13: Ôn tập truyện dân gian - Chỉ từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập kể chuyện tưởng tượng Bài 14: Con hổ có nghĩa - Động từ - Cụm động từ lớp 6 tập 1 Bài 15: Mẹ hiền dạy con - Tính từ và cụm tính từ Bài 16: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở .. - Chương trình địa phương - Chương trình địa phương- tập làm văn
VĂN LỚP 6 TẬP 2
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Bài 16: Soạn bài - Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

Đây là bài soạn văn thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng nằm trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1, trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 162 dễ hiểu nhất.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Tìm hiểu chung

Thể loại

Văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” thuộc thể loại truyện trung đại Việt Nam.

Tóm tắt văn bản

Phạm Bân là một thầy thuốc giỏi, ông giữ chức Thái y lệnh để phụng sự Trần Anh Vương. Ông là vị thầy thuốc có tấm lòng nhân ái, ngài mang của cải ra mua thuốc dự trữ và dựng lên nhà cho những kẻ khốn cùng, đói khát đến ở.

Một lần, có người gõ cửa mời ngài đi chữa bệnh cho một người đàn bà sắp chết, cũng ngay lúc ấy có sứ giả do vương sai tới mời ngài đến khám cho người bị sốt. Ngài chọn đi chữa bệnh cho người đàn bà sắp chết và đến khám cho quý nhân bị sốt sau.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Sau khi cứu sống người đàn bà kia, ngài đến gặp vương để tạ tội. Nhưng vương mừng vì gặp được một lương y chân chính như ngài. Ông quả là một người có tài và đức.

Bố cục văn bản

Văn bản được chia ra làm 3 đoạn.

  • Đoạn 1: Từ đầu…. người đương thời trọng vọng → Nội dung đoạn này giới thiệu về Thái y lệnh thời Trần tên là Phạm Bân.
  • Đoạn 2: Tiếp theo…. lòng ta mong mỏi → Nội dung của đoạn này kể về câu chuyện Thái y kháng lệnh để cứu người có bệnh sắp chết trước.
  • Đoạn 3: Còn lại → Cái tài cái đức của vị lương y được nối truyền đến đời sau.

Yêu cầu cần đạt

Hiểu được những phẩm chất cao đẹp của vị Thái y lệnh thông qua bài học.

Ghi nhớ đặc điểm nghệ thuật của truyện trung đại.

Tóm tắt và kể lại câu chuyện một cách rõ ràng, mạch lạc.

Trả lời câu hỏi sgk

Câu 1: Trang 164- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Hãy kể ra những, chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm. Từ đó:

a) Trả lời các câu hỏi sau:

- Vị Thái y lệnh là người như thế nào?

- Trong những hành động của ông, điều gì làm em thấy cảm phục nhất và suy nghĩ nhiều nhất?

b) Phân tích, bình luận lời đối thoại của vị Thái y với quan trung sứ: "Ngài đáp: Tôi có mắc tội... tôi xin chịu tội".

Trả lời:

Những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm là:

  • Ngài thường đem tất cả của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp kẻ tật bệnh, cơ khổ, ngài cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị.
  • Không né tránh bệnh nhân dầm dề máu mủ.
  • Năm đói kém ông cứu được hàng ngàn người.
  • Cứu người nghèo nhưng bệnh nặng trước rồi sau đó mới theo lệnh vua.

a)

  • Qua những việc làm ấy chứng tỏ rằng Thái y lệnh là một người có tấm lòng nhân ái, luôn hết lòng vì người bệnh. Ông không quản ngại khó khăn, máu mủ, chỉ cần người bệnh được khỏe.
  • Trong những hành động của ông, điều làm em thấy cảm phục nhất và suy nghĩ nhiều nhất đó là việc ông ấy đi chữa bệnh cho người dân trước rồi mới đến chữa bệnh cho quý nhân. Điều ấy cho thấy rằng ông coi mạng người là quan trọng nhất, ai bệnh nặng thì khám trước. Không cần biết người ấy là ai.

b)

Lời đối thoại của Thái y với quan trung sứ : “Tôi có mắc tội, tôi xin chịu tội” cho thấy sự khiêm nhường và rất có tình có lí. Ông sẽ chọn người có bệnh nguy cấp trước để chữa trị. Ông coi mạng sống của người bệnh hơn cả mạng sống của chính bản thân mình. Đó là một đức tính đáng trân trọng của người thầy thuốc.

Câu 2: Trang 164- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Trước cách xử sự của vị Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương diễn biến như thế nào? Qua đó, nhân cách của Trần Anh Vương được thể hiện ra sao?

Trả lời:

Ban đầu, Trần Anh Vương có vẻ tức giận và có ý quở trách, nhưng sau khi nghe Thái y lệnh trình bày sự tình thì ngay lập tức nhà vua đã có ý khen ngợi ông. Điều này cho thấy Trần Anh Vương cũng chính là một vị vua tài đức vẹn toàn.

Câu 3: Trang 164- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì?

Trả lời:

Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có thể rút ra cho những người làm nghề hôm nay và mai sau những bài học sâu sắc và giá trị. Phải luôn luôn trau dồi kiến thức, bên cạnh cái tài năng thì cần phải có những đức tính cao cả của người thầy thuốc, đặt tính mạng bệnh nhân lên hàng đầu. Hãy có một cái tâm sáng như gương.

Câu 4: Trang 164- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Hãy so sánh nội dung y đức được thể hiện ở văn bản Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng với văn bản kể về Tuệ Tĩnh (tr. 44)

Trả lời:

Cả hai văn bản đều ca ngợi y đức cao đẹp của người thầy thuốc. Dù bị các quyền lực ra lệnh, yêu cầu nhưng vẫn thể hiện được tinh thần của người thầy thuốc.

Đối với văn bản Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng có nội dung phong phú và sâu sắc hơn, văn bản kể về trước và sau khi Thái y họ Phạm từ chối lệnh vua để đi cứu một người sắp chết. Đối với văn bản kể về Tuệ Tĩnh thì chỉ viết về nội dung diễn biến câu chuyện khi có nhà quý tộc đến mời ông đi chữa bệnh.

Tình huống diễn ra giữa hai văn bản cũng có phần khác nhau. Thái y thì đối mặt với lệnh của vua. Còn Tuệ Tĩnh đối mặt với việc mời khám bệnh của một vị quý tộc.

Luyện tập

Bài 1: Trang 165- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải như thế nào? Hãy so sánh nội dung đó với nội dung trong lời thề Hi-pô-cờ-rát được trích ở phần đọc thêm.

Trả lời:

Theo mong mỏi của Trần Anh Vương thì một bậc lương y chân chính phải là người vừa có tài và vừa có đức.

Nội dung này và nội dung lời thề Hi-pô-cờ-rát đều giống nhau đó là: đề cao tấm lòng y đức.

Bài 2: Trang 165- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Nhan đề văn bản này nguyên văn chữ Hán là Y thiện dụng tâm (y: chữa bệnh, thầy thuốc; thiện: giỏi, tốt, lành; dụng: dùng, đem dùng; tâm: lòng, tấm lòng). Có sách dịch nhạn đề trên là Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng, ở đây dịch: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Vậy có gì khác nhau? Em tán thành cách nào? Lí do?

Trả lời:

Chúng ta bắt gặp hai nhan đề:

  • Y thiện dụng tâm. Dịch thành “Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng”.
  • Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.

Cả hai nhan đề trên tuy đều nói lên tấm lòng y đức của người thầy thuốc, nhưng nhan đề chữ hán dịch thành “Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng”, nhan đề này chưa được rõ nghĩa.

Việc thêm từ “cốt nhất” sẽ làm cho đề bài được rõ nghĩa hơn. Có nghĩa là người thầy thuốc cần rất nhiều đức tính và tài năng, nhưng cái quan trọng nhất để trở thành một thầy thuốc giỏi là người đó phải có tấm lòng nhân ái, coi trọng tính mạng con người.

Chính vì thế nhan đề “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” sẽ chính xác hơn.

Kết lời: Chúng ta vừa được học bài “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”, hi vọng các bạn đã nắm bắt được nội dung cũng như ý nghĩa của câu chuyện một cách chi tiết nhất.

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Top