VĂN LỚP 6 TẬP 1
Bài 01: Con rồng cháu tiên - Bánh chưng bánh giầy - Từ và cấu tạo từ của tiếng việt - Giao tiếp, văn bản và phương .. Bài 02: Truyện Thánh Gióng - Từ mượn - Tìm hiểu chung về văn tự sự Bài 03: Sơn tinh thủy tinh - Nghĩa của từ - Sự việc và nhân vật trong văn .. Bài 04: Sự tích hồ gươm - Chủ dề và dàn bài của bài văn tự.. - Tìm hiểu đề và cách làm bài văn .. Bài 05: Soạn bài Sọ Dừa - Từ nhiều nghĩa và hiện tượng .. - Lời văn, đoạn văn tư sự Bài 06: Soạn bài Thạch Sanh - Chữa lỗi dùng từ lớp 6 tập 1 Bài 07: Soạn bài em bé thông - Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) - Luyện nói kể chuyện Bài 08: Soạn văn cây bút thần - Danh từ lớp 6 tập 1 - Ngôi kể trong văn tự sự Bài 09: Ông lão đánh cá và con cá.. - Thứ tự kể trong văn tự sự Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng - Thầy bói xem voi - Đeo nhạc cho mèo - Danh từ (tiếp theo ) lớp 6 tập 1 - Luyện nói kể chuyện tiết 2 Bài 11: Chân tay tai mắt miệng - Cụm danh từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập xây dựng bài tự sự .. Bài 12: Treo biển lớp 6 tập 1 - Lợn cưới, áo mới - Số từ và lượng từ - Kể chuyện tưởng tượng Bài 13: Ôn tập truyện dân gian - Chỉ từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập kể chuyện tưởng tượng Bài 14: Con hổ có nghĩa - Động từ - Cụm động từ lớp 6 tập 1 Bài 15: Mẹ hiền dạy con - Tính từ và cụm tính từ Bài 16: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở .. - Chương trình địa phương - Chương trình địa phương- tập làm văn
VĂN LỚP 6 TẬP 2
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

- Soạn văn: Bánh chưng bánh giầy lớp 6

Đây là bài soạn văn lớp 6 tập 1 - bài học "Bánh chưng bánh giầy", hãy cùng freetuts trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa nhé các em học sinh.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Tìm hiểu chung

Thể loại

Bánh chưng bánh giầy là câu chuyện thuộc truyện truyền thuyết.

Tóm tắt câu chuyện

Vào thời Hùng Vương thứ 6, khi đã về già, nhà Vua đã nghĩ đến việc truyền ngôi lại nên đã gọi hai mươi người con trai lại và thông báo rằng sẽ truyền ngôi lại cho người làm vừa ý Vua cha trong ngày lễ Tiên vương.

Ai cũng muốn ngôi vị là của mình nên tất cả mọi người đều lên rừng, xuống biển, tìm những món ngon, của lạ để dâng lên nhân lễ Tiên vương. Duy chỉ có Lang Liêu là con trái thứ mười tám của Vua, nhưng vì mẹ của chàng bị ghẻ lạnh nên thân phận của chàng luôn thiệt thòi hơn những người con khác.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Trong một cơn mơ, chàng được báo mộng rằng lúa gạo là thứ quý giá nhất nên hãy lấy lúa gạo để làm bánh dâng lễ. Vậy là chàng đã làm ra được hai thứ bánh là bánh chưng và bánh giầy. Bánh chưng hình vuông tượng cho Đất, bánh giầy hình tròn tượng cho Trời. Chiếc bánh là sự hài hòa của muôn loài trong đất trời.

Nhà Vua cảm thấy rất hài lòng nên đã truyền ngôi lại cho Lang Liêu và được Tiên vương chứng giám. Kể từ ngày ấy, cứ đến ngày tết cổ truyền thì mỗi gia đình đều không thể thiếu được chiếc bánh chưng, bánh giầy.

Bố cục văn bản

Văn bản được chia ra làm 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu ….. Tiên vương chứng giám: Sau khi suy nghĩ thì nhà Vua đã quyết định truyền lại ngôi vị cho người xứng đáng.
  • Phần 2: Tiếp theo…. nặn hình tròn: Lang Liêu và các vị hoàng tử khác bắt tay vào việc đi tìm lễ vật. Việc hình thành nên bánh chưng, bánh giầy.
  • Phần 3: Phần còn lại: Nêu ý nghĩa của bánh chưng bánh giầy và tục làm bánh vào mỗi ngày tết cổ truyền dân tộc

Kiến thức cần đạt

Sau khi học xong văn bản này các em phải:

  • Nắm được nội dung của bài học, hiểu được ý nghĩa của câu chuyện và các chi tiết nghệ thuật được đưa vào câu chuyện.
  • Đây là một câu chuyện truyền thuyết vào thời kì Vua Hùng, nêu được cốt lõi của giá trị lịch sử thông qua truyện.
  • Hiểu được đây chính là một nét đẹp văn hóa trong phong tục của người Việt từ xưa đến nay.
  • Tóm tắt và kể lại được câu chuyện một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung.

Tìm hiểu văn bản

Câu 1: Trang 12- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?

Khi Vua Hùng cảm thấy rằng tuổi mình đã già, đất nước qua bao đời nay đánh đuổi được giặc xâm lược. Hiện tại đất nước đang thái bình, Vua chỉ lo cho dân có cuộc sống ấm no.

Nhà Vua có ý định truyền ngôi lại cho người phải nối được chí Vua, không nhất thiết phải là con trưởng.

Bằng hình thức thông qua ngày lễ Tiên vương, vị hoàng tử nào có thể làm hài lòng được Vua thì người đó sẽ được truyền ngôi dưới sự chứng giám của Tiên vương.

Câu 2: Trang 12- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Vì sao trong các con chỉ có Lang Liêu là được thần giúp đỡ?

Tuy là một lang ( là con trai Vua Hùng) nhưng chàng đã bị thiệt thòi từ nhỏ, chàng ra ở riêng và chăm lo cho việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Chàng cũng chính là người gần gữi nhất với nhân dân.

Chỉ có Lang Liêu là người hiểu được ý của thần:” Trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo, chỉ có gạo là nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được”. Các lang khác thì chỉ lo đi tìm sơn hào hải vị, trên rừng dưới biển. Những thứ ấy con người không thể tự mình làm ra.

Thần ở đây cũng chính là hiện thân của nhân dân, là mong muốn của nhân dân, luôn coi trọng thứ mình làm ra và nuôi sống bản thân mình. Chính vì vậy mà họ đã mách bảo cho Lang Liêu làm bánh để tế Tiên vương.

Câu 3: Trang 12- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được Vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?

Hai thứ bánh mà Lang Liêu làm ra mang những ý nghĩa rất thực tế: Nhân dân ta ngày xưa sinh sống bằng nghề nông, hạt gạo được làm ra và rất đáng quý. Nhờ nghề trồng lúa nước mà nhân dân ta luôn được no đủ. Đây chính là sản phẩm mà tự tay con người làm ra.

Nó còn mang một ý nghĩa sâu xa đó chính là tượng trưng cho trời đất và muôn loài. Hình vuông là đất, hình tròn là trời.

Chính nhờ sự thấu hiểu lòng dân, chứng tỏ được mình là người có đầy đủ cả đức và tài có thể nối chí vua. Dâng lên cái quý nhất của đất trời, đồng ruộng, tinh hoa của đất trời để dâng lên Tiên vương. Nhờ vậy mà Lang Liêu đã được sự tin cậy của vua và nhân dân khi được nối ngôi.

Câu 4: Trang 12- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.

Truyền thuyết bánh chưng bánh giầy mang nhiều ý nghĩa. Qua câu chuyện đã giải thích cho thế hệ sau biết được nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy là món ăn truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ quan trọng của dân tộc ta.

Đề cao được sự thông minh, hiếu thảo và tầm quan trọng của nghề làm nông.

Ca ngợi ý thức tôn kính tổ tiên, trân trọng những giá trị quý báu của dân tộc, xây dựng một truyền thống đạo lí tốt đẹp của người dân.

Luyện tập

Bài 1: Trang 12- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy:

Thông qua việc làm bánh vào ngày Tết thì nhân dân ta thể hiện được sự tôn kính với trời đất và Ông bà tổ tiên chúng ta. Đề cao nghề nông và giữ gìn được phong tục tập quán được truyền từ rất lâu đời rất thiêng liêng và giàu ý nghĩa. Hình ảnh mỗi gia đình quây quần gói bánh chưng để chuẩn bị dâng lên Tổ tiên vào dịp tết là một hình ảnh đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Bài 2: Trang 12- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Đọc truyện này em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

Tùy theo cảm nhận của mỗi bạn mà chúng ta có thể đưa ra những chi tiết mà các bạn thấy hay và ý nghĩa. Ví du:

Chi tiết trong giấc mơ Lang Liêu được thần đến báo mộng. Đây là một chi tiết mang tính chất thần kì, nó làm cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn và thu hút người nghe, người đọc. Nhờ có chi tiết này mà chúng ta hiểu được giá trị của hạt gạo, của nghề nông. Nó còn thể hiện sự quý trọng đối với sản phẩm do chính nhân dân tạo ra.

Vậy là chúng ta vừa được biết nguồn gốc từ đâu để có được chiếc bánh chưng bánh giầy cho đến tận ngày hôm nay và ý nghĩa đặc biệt của nó. Bài viết này chắc chắn là một bài viết bổ ích cho các bạn tham khảo phải không ạ. Mình xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở bài học tiếp theo nha.

Cùng chuyên mục:

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người thân như tả bố, mẹ, anh, chị, em,... là một bài tập…

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo của em là một đề bài tập làm văn…

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi ngắn gọn hay nhất

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi ngắn gọn hay nhất

Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng Nguyệt), và văn mẫu chọn lọc

Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng Nguyệt), và văn mẫu chọn lọc

Nghị luận về tình yêu thương, lập dàn ý và bài văn mẫu hay

Nghị luận về tình yêu thương, lập dàn ý và bài văn mẫu hay

Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông và bài văn mẫu chọn lọc

Sự vật là gì? Từ chỉ sự vật là gì? Phân loại và bài tập

Sự vật là gì? Từ chỉ sự vật là gì? Phân loại và bài tập

Sự vật là gì? Từ chỉ sự vật là gì? Đây là những phần kiến…

Top