VĂN LỚP 6 TẬP 1
Bài 01: Con rồng cháu tiên - Bánh chưng bánh giầy - Từ và cấu tạo từ của tiếng việt - Giao tiếp, văn bản và phương .. Bài 02: Truyện Thánh Gióng - Từ mượn - Tìm hiểu chung về văn tự sự Bài 03: Sơn tinh thủy tinh - Nghĩa của từ - Sự việc và nhân vật trong văn .. Bài 04: Sự tích hồ gươm - Chủ dề và dàn bài của bài văn tự.. - Tìm hiểu đề và cách làm bài văn .. Bài 05: Soạn bài Sọ Dừa - Từ nhiều nghĩa và hiện tượng .. - Lời văn, đoạn văn tư sự Bài 06: Soạn bài Thạch Sanh - Chữa lỗi dùng từ lớp 6 tập 1 Bài 07: Soạn bài em bé thông - Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) - Luyện nói kể chuyện Bài 08: Soạn văn cây bút thần - Danh từ lớp 6 tập 1 - Ngôi kể trong văn tự sự Bài 09: Ông lão đánh cá và con cá.. - Thứ tự kể trong văn tự sự Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng - Thầy bói xem voi - Đeo nhạc cho mèo - Danh từ (tiếp theo ) lớp 6 tập 1 - Luyện nói kể chuyện tiết 2 Bài 11: Chân tay tai mắt miệng - Cụm danh từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập xây dựng bài tự sự .. Bài 12: Treo biển lớp 6 tập 1 - Lợn cưới, áo mới - Số từ và lượng từ - Kể chuyện tưởng tượng Bài 13: Ôn tập truyện dân gian - Chỉ từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập kể chuyện tưởng tượng Bài 14: Con hổ có nghĩa - Động từ - Cụm động từ lớp 6 tập 1 Bài 15: Mẹ hiền dạy con - Tính từ và cụm tính từ Bài 16: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở .. - Chương trình địa phương - Chương trình địa phương- tập làm văn
VĂN LỚP 6 TẬP 2
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

- Soạn bài: Tính từ và cụm tính từ lớp 6 tập 1

Đây là bài soạn văn tính từ và cụm tính từ nằm trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1, trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 153 chi tiết và dễ hiểu nhất.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

I. Đặc điểm của tính từ

Câu 1: Trang 153- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Tìm tính từ có trong các câu sau:

a) Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

(Ếch ngồi đáy giếng)

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

b) Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm […]. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi.

(Tô Hoài)

Trả lời:

Tính từ trong các câu trên là:

a) Tính từ : bé, oai.

b) Tính từ: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.

Câu 2: Trang 154- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Kể thêm một số tính từ em biết và nêu ý nghĩa khái quát của chúng.

Trả lời:

Một số tính từ và ý nghĩa khái quát của chúng là:

  • Đỏ rực, đỏ tía, xanh mướt, vàng chóe… chỉ đặc điểm, màu sắc của sự vật.
  • Nghiêng ngả, thẳng thớm, siêu vẹo…. chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật.

Câu 3: Trang 154- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

So sánh tính từ với động từ:

- Về khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, chớ, hãy, đừng.

- Về khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu.

Trả lời:

So sánh tính từ và động từ:

  • Về khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn: Tính từ và động từ đều có khả năng kết hợp như nhau.
  • Khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng: Tính từ có khả năng kết hợp rất hạn chế.
  • Về khả năng làm chủ ngữ và vị ngữ trong câu: Tính từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Tuy nhiên khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.

II. Các loại tính từ

Câu 1: Trang 154- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Trong các tính từ vừa tìm được ở phần I

- Những tính từ nào có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, lắm, quá...)?

- Những tính từ nào không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ?

Trả lời:

- Những tính từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, lắm, quá..) là: bé, oai.

- Những tính từ không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ là: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.

Câu 2: Trang 154- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Hãy giải thích hiện tượng trên.

Trả lời:

Tính từ “bé”, “oai” là những tính từ chỉ đặc điểm tương đối.

Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối là: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.

Từ đó chúng ta rút ra được nhận xét sau:

  • Tính từ chỉ đặc điểm tương đối có thể kết hợp với từ chỉ mức độ.

  • Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối không thể kết hợp với từ chỉ mức độ.

III. Cụm tính từ

Câu 1: Trang 155- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Vẽ mô hình cấu tạo của những cụm tính từ in đậm trong các câu sau:

- Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng đến nỗi tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn đã rất yên tĩnh này.

(Hoàng Phủ Ngọc Tường)

- […] Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không.

(Thạch Lam)

Trả lời:

Mô hình cấu tạo của những cụm tính từ in đậm trong các câu trên là :

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

vốn/ đã / rất

yên tĩnh

nhỏ

sáng

lại

vằng vặc / ở trên không

Câu 2: Trang 155- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau cụm tính từ. Cho biết những phụ ngữ ấy bổ sung cho tính từ trung tâm những ý nghĩa gì.

Trả lời:

Những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước cụm tính từ là: đã, đang, sẽ, lại, còn, cũng, rất, lắm, quá.

  • Những phụ ngữ trước ấy bổ sung cho tính từ trung tâm những ý nghĩa sau: biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, sự khẳng định hay phủ định.

Những từ ngữ có thể làm phụ ngữ phần sau cụm tính từ là: này, kia, nọ, ấy, như, lắm, quá…

  • Những phụ ngữ sau có thể biểu thị vị trí; sự so sánh; mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất.

IV. Luyện tập

Bài 1: Trang 155- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Dưới đây là năm câu của năm ông thầy bói nhận xét về con voi (truyện Thầy bói xem voi). Tìm cụm tính từ trong các câu ấy.

a) Nó sun sung như con đỉa.

b) Nó chần chẫn như cái đòn càn.

c) Nó bè bè như cái quạt thóc.

d) Nó sừng sững như cái cột đình.

đ) Nó tun tủn như cái chổi sể cùn.

Trả lời:

Cụm tính từ trong các câu trên là:

  • a) sun sun như con đĩa.
  • b) chần chần như cái đòn càn.
  • c) bè bè như cái quạt thóc.
  • d) sừng sững như cái cột đình.
  • đ) tun tủn như cái chổi sể cùn.

Bài 2: Trang 156- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Việc dùng các tính từ và phụ ngữ so sánh trong những câu trên có tác dụng phê bình và gây cười như thế nào?

Trả lời:

Các tính từ được sử dụng trong những câu trên là: sun sun, chần chần, bè bè, sừng sững, tun tũn.

Các tính từ trên đều là từ láy, mang tính gợi hình, gợi cảm cao.

Các phụ ngữ so sánh trong các câu trên là: như con đĩa, như cái đòn càn, như cái quạt thóc, như cái cột đình, như cái chổi sể cùn.

Các sự vật được đem ra so sánh với những bộ phận của con voi là những đồ vật quen thuộc và nhỏ bé so với con voi.

Tất cả điều này nói lên sự nông cạn về hiểu biết, chủ quan của các ông thầy bói.

Bài 3: Trang 156- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, ông lão tội nghiệp phải ra biển năm lần để cầu xin con cá thoả mãn lòng tham của vợ. Mỗi lần như vậy, biển xanh được tả một khác. Hãy so sánh cách dùng động từ, tính từ trong năm câu văn tả biển ấy và cho biết những khác biệt đó nói lên điều gì?

- Lần 1 (xin cái máng lợn mới): Biển gợn sóng êm ả.

- Lần 2 (xin một ngôi nhà mới): Biển xanh đã nổi sóng.

- Lần 3 (xin cho vợ làm nhất phẩm phu nhân): Biển xanh nổi sóng dữ dội.

- Lần 4 (xin cho vợ làm nữ hoàng): Biển nổi sóng mù mịt.

- Lần 5 (xin cho vợ làm Long Vương): Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Trả lời:

Sự thay đổi của biển xanh được miêu tả mỗi lần một khác đó là:

  • gợn sóng êm ả
  • nổi sóng
  • nổi sóng dữ dội
  • nổi sóng mù mịt
  • nổi sóng ầm ầm

Động từ và tính từ mang những tính chất dữ dội tăng dần. Đó là thái độ của chú cá vàng trước những đòi hỏi ngày càng vô lý và quá quắt của bà vợ.

Câu 4: Trang 156- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Quá trình thay đổi từ không đến có, rồi từ có trở lại không trong đời sống vợ chồng người đánh cá (truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng) thể hiện qua cách dùng các tính từ trong những cụm danh từ sau đây như thế nào?

a) cái máng lợn đã sứt mẻ ⟶ một cái máng lợn mới ⟶ cái máng lợn sứt mẻ.

b) một túp lều ⟶ một ngôi nhà xinh đẹp ⟶ một toà lâu đài to lớn ⟶ một cung điện nguy nga ⟶ túp lều nát ngày xưa.

Trả lời:

Cách dùng các tính từ trong những cụm danh từ đó là:

  • a) sứt mẻ ⟶ mới ⟶ sứt mẻ
  • b) nát ⟶ đẹp ⟶ to lớn ⟶ nguy nga ⟶ nát.

Kết bài: Vậy là chúng ta vừa hoàn thành xong bài học về tính từ và cụm tính từ. Các bạn hãy đọc thêm phần ghi nhớ để hiểu rõ hơn nữa về chúng nhé. Chào các bạn và hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo.

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Top