VĂN LỚP 6 TẬP 1
Bài 01: Con rồng cháu tiên - Bánh chưng bánh giầy - Từ và cấu tạo từ của tiếng việt - Giao tiếp, văn bản và phương .. Bài 02: Truyện Thánh Gióng - Từ mượn - Tìm hiểu chung về văn tự sự Bài 03: Sơn tinh thủy tinh - Nghĩa của từ - Sự việc và nhân vật trong văn .. Bài 04: Sự tích hồ gươm - Chủ dề và dàn bài của bài văn tự.. - Tìm hiểu đề và cách làm bài văn .. Bài 05: Soạn bài Sọ Dừa - Từ nhiều nghĩa và hiện tượng .. - Lời văn, đoạn văn tư sự Bài 06: Soạn bài Thạch Sanh - Chữa lỗi dùng từ lớp 6 tập 1 Bài 07: Soạn bài em bé thông - Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) - Luyện nói kể chuyện Bài 08: Soạn văn cây bút thần - Danh từ lớp 6 tập 1 - Ngôi kể trong văn tự sự Bài 09: Ông lão đánh cá và con cá.. - Thứ tự kể trong văn tự sự Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng - Thầy bói xem voi - Đeo nhạc cho mèo - Danh từ (tiếp theo ) lớp 6 tập 1 - Luyện nói kể chuyện tiết 2 Bài 11: Chân tay tai mắt miệng - Cụm danh từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập xây dựng bài tự sự .. Bài 12: Treo biển lớp 6 tập 1 - Lợn cưới, áo mới - Số từ và lượng từ - Kể chuyện tưởng tượng Bài 13: Ôn tập truyện dân gian - Chỉ từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập kể chuyện tưởng tượng Bài 14: Con hổ có nghĩa - Động từ - Cụm động từ lớp 6 tập 1 Bài 15: Mẹ hiền dạy con - Tính từ và cụm tính từ Bài 16: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở .. - Chương trình địa phương - Chương trình địa phương- tập làm văn
VĂN LỚP 6 TẬP 2
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Bào 03: Soạn bài Sơn tinh thủy tinh lớp 6

Đây là bài soạn văn truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” nằm trong chương trình ngữ văn lớp 6 tập 1.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Tìm hiểu chung

Thể loại

Sơn Tinh, Thủy Tinh là một tác phẩm thuộc thể loại truyện truyền thuyết.

Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

Vào đời Hùng Vương thứ mười tám, Người có một cô con gái tên là Mị Nương, nàng đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha rất yêu thương nàng nên muốn kén một chàng rể thật xứng đáng. Khi đến ngày kén rể, có hai chàng trai đều tài giỏi và ngang tài ngang sức, nhà vua không biết phải chọn ai.

Một người là Sơn Tinh chúa ở vùng non cao, rất tài giỏi có thể điểu khiển được từng hòn núi, tảng đá. Người kia là Thủy Tinh là chúa vùng nước thẳm cũng tài giỏi không kém, gọi gió gió đến, gọi mưa mưa về. Phân vân không biết chọn ai nên vua ra điều kiện ngày mai ai mang sính lễ tới trước thì được lấy Mị Nương về làm vợ. Sính lễ bao gồm: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Hôm sau, Sơn Tinh mang sính lễ đến trước nên cưới được nàng Mị Nương, Thủy Tinh đến sau liền đùng đùng nổi giận kéo quân đuổi đánh Sơn Tinh. Thần hô mưa, gọi gió làm cho thành Phong Châu chìm trong biển nước. Sơn Tinh không hề nao núng, thần dùng từng quả đồi, bốc từng dãy núi tạo thành một vách ngăn dòng nước lũ. Nước dâng lên bao nhiêu thì đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên có một trận chiến kéo dài cả hai tháng trời, sau đó Thủy Tinh đuối sức đành rút lui.

Không hả giận, nên từ đó hàng năm, Thủy Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng thua cuộc và phải rút về.

Bố cục văn bản

Văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh được chia ra làm ba đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu…. mỗi thứ một đôi: giới thiệu về các nhân vật và cuộc tuyển chọn rể được bắt đầu.
  • Đoạn 2: Tiếp theo…. Thần Nước đành rút quân: Đoạn này nêu nguyên nhân và diễn biến của trận đánh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
  • Đoạn 3: Phần còn lại: Kết quả của trận đấu và sự trả thù hằng năm của Thủy Tinh nhưng lại không dành được phần thắng.

Yêu cầu cần đạt được

Thông qua bài học các em phải hiểu và cảm nhận được nội dung của tác phẩm. Nêu được ý nghĩa của câu chuyện.

Nắm được phong cách nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm.

Tóm tắt và kể lại được truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh thật trôi chảy, mạch lạc.

Trả lời câu hỏi trong sgk

Câu 1: Trang 33- sgk ngữ văn tập 1

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?

Trả lời:

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được chia ra làm ba đoạn

  • Đoạn 1: Từ đầu …. mỗi thứ một đôi Vua Hùng tổ chức kén rể, tìm người tài giỏi, xứng đáng làm chồng của Mị Nương.
  • Đoạn 2: Tiếp theo…. Thần Nước đành rút quân Sự việc diễn ra sau khi Sơn Tinh lấy được Mị Nương làm vợ, sự giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
  • Đoạn 3: Còn lại Sự trả thù hằng năm của Thủy Tinh nhưng Sơn Tinh luôn là người dành được chiến thắng.

Câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được gắn với thời đại Vua Hùng, vào thời đại mà nhân dân ta đang xây dựng đất nước.

Câu 2: Trang 34- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nhân vật chính là ai? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó?

Trả lời:

Nhân vật chính trong truyện này là nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh. Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng kì ảo:

  • Sơn Tinh: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Trong cuộc giao tranh với Thủy Tinh thì: Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ. Nước dâng bao nhiêu thì núi cao lên bấy nhiêu.
  • Thủy Tinh: Gọi gió, gió đến. Gọi mưa, mưa về. Trong cuộc giao tranh với Sơn Tinh thì: Hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh.

Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:

  • Thủy Tinh chính là hiện tượng của mưa bão, lũ lụt vào hàng năm xảy ra trên đất nước ta nhưng lại được hình tượng hóa thành nhân vật trong truyện.
  • Sơn Tinh chính là biểu tượng của nhân dân hăng say đắp đê điều để chống lũ lụt. Cho đến tận ngày nay thì công cuộc chống lũ lụt hàng năm vẫn diễn ra. Việc hình tượng hóa nhân vật Sơn Tinh dời đồi núi xây thành lũy là hình ảnh của những chiến công mà nhân dân ta đạt được.

Câu 3: Trang 34- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Trả lời:

Qua câu chuyện chúng ta đã phần nào đã lí giải được hiện tượng lũ lụt hàng năm .

Thể hiện được tinh thần của nhân dân ta trong việc chống lại những tàn phá của thiên tai, bão lũ. Nhân dân ta luôn mong muốn rằng sẽ chế ngự được những thiên tai xảy ra.

Luyện tập

Bài 2: Trang 34 - sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu héc ta rừng của nhà nước trong giai đoạn hiện nay?

Trả lời:

Những việc làm, chủ trương của Nhà nước hiện nay là hoàn toàn đúng đắn, đấy là những hành động tích cực, góp phần vào việc giảm bớt đáng kể những thiệt hại do lũ lụt gây ra. Chúng ta luôn luôn đặt quyết tâm cho việc ngăn chặn, đẩy lùi được những thiên tai hàng năm. Mỗi người dân Việt Nam trong thời đại mới chính là hiện thân của Sơn Tinh.

Bài 3: Trang 34 - sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến các thời đại vua Hùng mà em biết?

Trả lời:

Chúng ta có thể nhắc đến những truyện như: Mai An Tiêm, An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy….

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Cái chúc thư

- Soạn bài Cái chúc thư

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Top