VĂN LỚP 6 TẬP 1
Bài 01: Con rồng cháu tiên - Bánh chưng bánh giầy - Từ và cấu tạo từ của tiếng việt - Giao tiếp, văn bản và phương .. Bài 02: Truyện Thánh Gióng - Từ mượn - Tìm hiểu chung về văn tự sự Bài 03: Sơn tinh thủy tinh - Nghĩa của từ - Sự việc và nhân vật trong văn .. Bài 04: Sự tích hồ gươm - Chủ dề và dàn bài của bài văn tự.. - Tìm hiểu đề và cách làm bài văn .. Bài 05: Soạn bài Sọ Dừa - Từ nhiều nghĩa và hiện tượng .. - Lời văn, đoạn văn tư sự Bài 06: Soạn bài Thạch Sanh - Chữa lỗi dùng từ lớp 6 tập 1 Bài 07: Soạn bài em bé thông - Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) - Luyện nói kể chuyện Bài 08: Soạn văn cây bút thần - Danh từ lớp 6 tập 1 - Ngôi kể trong văn tự sự Bài 09: Ông lão đánh cá và con cá.. - Thứ tự kể trong văn tự sự Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng - Thầy bói xem voi - Đeo nhạc cho mèo - Danh từ (tiếp theo ) lớp 6 tập 1 - Luyện nói kể chuyện tiết 2 Bài 11: Chân tay tai mắt miệng - Cụm danh từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập xây dựng bài tự sự .. Bài 12: Treo biển lớp 6 tập 1 - Lợn cưới, áo mới - Số từ và lượng từ - Kể chuyện tưởng tượng Bài 13: Ôn tập truyện dân gian - Chỉ từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập kể chuyện tưởng tượng Bài 14: Con hổ có nghĩa - Động từ - Cụm động từ lớp 6 tập 1 Bài 15: Mẹ hiền dạy con - Tính từ và cụm tính từ Bài 16: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở .. - Chương trình địa phương - Chương trình địa phương- tập làm văn
VĂN LỚP 6 TẬP 2
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Bài 04: Soạn bài Sự tích hồ gươm lớp 6

Đây là bài soạn văn truyện “ Sự tích Hồ Gươm” nằm trong chương trình ngữ văn lớp 6, tập 1.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Nhằm giúp các em hiểu thêm về lịch sử của dân tộc, ý nghĩa của nội dung truyện thì ngay bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu bài học nhé.

Tìm hiểu chung

Thể loại

Sự tích Hồ Gươm là một trong những truyện truyền thuyết nằm trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.

Tóm tắt văn bản

Vào thời giặc Minh, chúng đô hộ áp bức dân ta một cách tàn bạo. Lê Lợi đã đứng lên để dẹp quân xâm lược nhưng mà thế lực rất yếu. Thấy thế Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để đánh giặc

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Lê Thận là một người chài lưới, bất ngờ thay sau ba lần kéo lưới đều mắc phải thanh gươm nên anh ấy đã quyết định đưa thanh gươm về nhà. Sau khi Lê Lợi tìm thấy chiếc chuôi ngọc, thật lạ khi chiếc chuôi ấy vừa in với thanh gươm mà Lê Thận vớt lên. Hiểu được đây là ý trời nên mọi người đồng ý giao thanh gươm ấy cho Lê Lợi để đánh đuổi kẻ thù.

Kể từ ngày có gươm thần, nghĩa quân đi đến đâu thì giặc Minh bị tiêu diệt đến đó, họ không còn phải bỏ chạy như trước kia nữa. Nghĩa quân được ăn no bởi đánh chiếm được các kho lương thực của địch. Họ bắt đầu tìm giặc Minh để đánh đuổi cho đến khi không còn bóng dáng một tên giặc nào trong đất nước nữa thì mới thôi.

Khi đất nước đã thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, khi thuyền chở vua đi dạo trên hồ Tả Vọng thì Long Quân sai Rùa Vàng lên lấy lại thanh gươm. Khi đến giữa hồ thì thuyền dừng lại, từ dưới nước Rùa Vàng ngoi lên và theo lệnh Long Quân xin vua trả lại thanh gươm thần.

Từ đó, hồ Tả Vọng có tên là Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm.

Bố cục văn bản

Văn bản được chia ra làm hai đoạn

  • Đoạn 1: Từ đầu….không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước: Đoạn này nói lên sự xuất hiện thần kì của thanh gươm và công cuộc đánh đuổi giặc Minh của nghĩa quân Lam Sơn.
  • Đoạn 2: Phần còn lại: Vua Lê Lợi trả lại thanh gươm thần cho Long Quân.

Yêu cầu cần đạt được

  • Hiểu và cảm nhận được nội dung của câu chuyện, ghi nhớ được cốt lõi lịch sử trong tác phẩm nói về nhân vật lịch sử anh hùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn.
  • Nắm được các chi tiết, yếu tố kì ảo xuất hiện trong truyện. Qua đó phải thể hiện được tinh thần yêu nước, ghi nhớ công lao đánh giặc của các anh hùng.
  • Yêu quý và có niềm tự hào về di tích lịch sử của dân tộc. Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các danh thắng đó.
  • Tóm tắt đầy đủ nội dung và ý nghĩa của truyện để có thể kể lại cho người khác nghe.

Trả lời câu hỏi trong sgk- Trang 42 ngữ văn 6, tập 1

Câu 1: Trang 42- sách ngữ văn lớp 6 tập 1

Vì sao Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?

Trả lời:

Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần bởi vì những lí do sau:

Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng đi đến đâu thì áp bức, tàn phá dân làng đến đó. Chúng làm nhiều điều bạo ngược khiến dân ta căm giận đến tận xương tủy.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra để đánh đuổi giặc Minh nhưng thế lực còn mỏng, yếu nên bị thua cuộc nhiều lần.

Vì cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đại diện cho chính nghĩa, nó hợp với ý trời và lòng dân nên Long Quân muốn giúp đỡ.

Câu 2: Trang 42- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Lê Lợi không trực tiếp nhận được thanh gươm từ Long Quân mà chính là Lê Thận sau khi quăng lưới ba lần vẫn vớt được thanh gươm, đó là một điều kì lạ nên Lê Thận đã mang thanh gươm về nhà. Sau khi Lê lợi bị giặc đuổi đánh, khi chạy trốn ông vô tình nhặt được chiếc chuôi, tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in nên ông đã hiểu đây là ý trời. Lê Thận dâng gươm cho Lê Lợi.

Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa rất lớn:

Thanh gươm chính là sự kết hợp của tất cả sức mạnh có trên đất trời, từ miền sống nước đến miền núi cao, từ miền xuôi cho tới miền ngược.

Thanh gươm là tập hợp của sức mạnh toàn dân, ý chí, khát khao đánh đuổi giặc xâm lược. Chi tiết “ vừa như in” thể hiện sự đồng lòng, quyết tâm của nhân dân.

Đặt sự tin tưởng vào vị anh hùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, là những con người đáng để gửi gắm niềm tin.

Câu 3: Trang 42- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn?

Trả lời:

Gươm thần mang một sức mạnh cực kì lớn:

Từ khi có gươm thần trong tay, nhuệ khí của nghĩa quân ngày càng lớn. Lê Lợi cùng gươm thần tung hoành khắp các trận địa.

Từ ở thế bị động, phải thua cuộc và trốn chạy thì bây giờ nghĩa quân đã chủ động đi tìm và đánh đuổi giặc khỏi bờ cõi nước ta, khiến cho quân Minh bạt vía.

Câu 4: Trang 42 - sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm đã diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Khi đất nước đã bình yên, không còn bóng dáng quân thù trên đất nước nữa, khi đấy Lê Lợi lên làm Vua và đã dời đô ra Thăng Long thì Long Quân đã sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần.

Cảnh đòi gươm được diễn ra trên hồ Tả Vọng trong một khung cảnh hết sức trang trọng: Khi vua đang ngự thuyền đi dạo trên hồ Tả Vọng thì Rùa Vàng phụng mệnh Long Quân lên đòi lại thanh gươm. Khi Rùa Vàng nhô lên khỏi mặt nước và nói: “ Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng, nhanh như cắt Rùa đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.

Câu 5: Trang 42- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Thảo luận ở lớp: ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm?

Trả lời:

Thông qua truyện chúng ta thấy đươc:

Đề cao tinh thần chính nghĩa,tính nhân dân , tính toàn dân và anh dũng của nghĩa quân Lam Sơn.

Ca ngợi vị anh hùng, vị vua của dân tộc Lê Lợi. Dám anh dũng đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù, mang lại sự bình yên cho nhân dân.

Giải thích về việc hình thành nên một di tích lịch sử, một danh thắng của đất nước đó là Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm.

Câu 6: Trang 42- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Em biết truyền thuyết nào của nước ta còn có hình ảnh Rùa Vàng? Theo em, hình ảnh Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì?

Trả lời:

Trong truyền thuyết “An Dương Vương” cũng có sự xuất hiện của Rùa Vàng. Đây chính là nhân vật đại diện, tượng trưng cho sức mạnh, nguyện vọng và công lí của nhân dân ta.

Luyện tập

Bài 2: Trang 43- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc?

Trả lời:

Để thể hiện được tính chất toàn dân một lòng mong muốn đánh đuổi quân xâm lược. Nên tác giả dân gian đã không để cho Lê Lợi trực tiếp nhận được cả chuôi và lưỡi gươm. Để khi chuôi ngọc và thanh gươm lắp lại vừa in với nhau nó mang một tinh thần thống nhất, hội tụ những tư tưởng và tình cảm của toàn thể nhân dân trên khắp mọi miền của đất nước.

Bài 3: Trang 43- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả lại gươm ở Hồ Gươm- Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào?

Trả lời:

Hai địa điểm nhận và trả gươm khác nhau nêu lên hai sứ mệnh khác nhau của Lê Lợi:

Khi nhận gươm là lúc ông phải đứng lên đấu tranh, đánh đuổi quân xâm lược để cho nhân dân được bình an.

Khi trả gươm là lúc không còn quân thù thì ông phải lo cho dân có được cuộc sống ấm no và hạnh phúc, phải làm cho đất nước được phồn vinh.

Ngoài ra, Thăng Long chính là Thủ đô của đất nước nên việc trao trả gươm ở đây là hoàn toàn hợp lý. Nó còn mang ngụ ý của Long Quân đó là tin tưởng vào tài đức của Lê Lợi trong việc trị vì và phát triển đất nước.

Bài 4: Trang 43- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Hãy nhắc lại định nghĩa truyền thuyết và kể tên những truyền thuyết đã học.

Trả lời:

Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

Những truyền thuyết mà em đã được học là: Con Rồng cháu Tiên ; Bánh chưng bánh giầy; Thánh Gióng ; Sơn Tinh, Thủy Tinh ; Sự tích Hồ Gươm.

Vậy là chúng ta đã kết thúc bài soạn văn và trả lời phần câu hỏi và bài tập của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm. Các bạn hãy cố gắng đạt được yêu cầu của bài học nhé. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo nha.

Cùng chuyên mục:

Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Hướng dẫn cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã…

Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu

Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu

Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất

Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất

Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay

Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu là một trong những...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) có tên thật là Nguyễn Văn Báu...

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Đỗ Phấn không chỉ là một họa sĩ rất tài ba và cũng là một…

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), ông là một nhà thơ, nhà văn, kiêm nhà…

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Hê minh uê (Ernest Miller Hemingway) là một nhà văn, nhà báo...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Sô lô khốp hay còn gọi là Sholokhov (1905 - 1984) vốn là một nhà...

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Cao Bá Quát sinh năm 1808, mất năm 1855, có tên chữ là Chu Thần....

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Nguyễn Công Trứ sinh năm 1778, mất năm 1859, ông vừa là một nhà chính…

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

Mở bài Câu cá thu (Thu điếu) là một phần quan trọng nhất trong...

Top