VĂN LỚP 6 TẬP 1
Bài 01: Con rồng cháu tiên - Bánh chưng bánh giầy - Từ và cấu tạo từ của tiếng việt - Giao tiếp, văn bản và phương .. Bài 02: Truyện Thánh Gióng - Từ mượn - Tìm hiểu chung về văn tự sự Bài 03: Sơn tinh thủy tinh - Nghĩa của từ - Sự việc và nhân vật trong văn .. Bài 04: Sự tích hồ gươm - Chủ dề và dàn bài của bài văn tự.. - Tìm hiểu đề và cách làm bài văn .. Bài 05: Soạn bài Sọ Dừa - Từ nhiều nghĩa và hiện tượng .. - Lời văn, đoạn văn tư sự Bài 06: Soạn bài Thạch Sanh - Chữa lỗi dùng từ lớp 6 tập 1 Bài 07: Soạn bài em bé thông - Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) - Luyện nói kể chuyện Bài 08: Soạn văn cây bút thần - Danh từ lớp 6 tập 1 - Ngôi kể trong văn tự sự Bài 09: Ông lão đánh cá và con cá.. - Thứ tự kể trong văn tự sự Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng - Thầy bói xem voi - Đeo nhạc cho mèo - Danh từ (tiếp theo ) lớp 6 tập 1 - Luyện nói kể chuyện tiết 2 Bài 11: Chân tay tai mắt miệng - Cụm danh từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập xây dựng bài tự sự .. Bài 12: Treo biển lớp 6 tập 1 - Lợn cưới, áo mới - Số từ và lượng từ - Kể chuyện tưởng tượng Bài 13: Ôn tập truyện dân gian - Chỉ từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập kể chuyện tưởng tượng Bài 14: Con hổ có nghĩa - Động từ - Cụm động từ lớp 6 tập 1 Bài 15: Mẹ hiền dạy con - Tính từ và cụm tính từ Bài 16: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở .. - Chương trình địa phương - Chương trình địa phương- tập làm văn
VĂN LỚP 6 TẬP 2
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Bài 02: Soạn bài truyện Thánh Gióng lớp 6

Đây là bài soạn văn truyện “Thánh Gióng” nằm trong sách ngữ văn lớp 6 tập 1.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Bài viết này mình sẽ phân tích câu chuyện một cách chi tiết nhất của truyện Thánh Gióng để giúp các em học sinh hiểu được ý nghĩa của nó nhé.

I. Tìm hiểu chung truyện Thánh Gióng

Thể loại

Thánh Gióng là một câu truyện truyền thuyết. Câu chuyện về Thánh Gióng đã được lưu truyền từ rất lâu đời.

Tóm tắt câu chuyện

Tương truyền rằng, ở thời Hùng Vương thứ 16 có một đôi vợ chồng hiền lành, tuy tuổi đã già nhưng vẫn không có lấy một mụn con. Một hôm người vợ đi làm đồng, thấy một dấu chân rất to liền ướm thử, về nhà bà liền thụ thai. Mang thai được 12 tháng bà sinh được một người con trai nhưng lên ba rồi vẫn không biết nói, biết bò.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Bấy giờ, giặc Ân đến đánh chiếm nước ta, để tìm người tài đánh giặc, nhà Vua kêu sứ giả đi khắp nơi tìm người tài cứu nước. Khi nghe tiếng rao đứa bé ấy bỗng nhiên biết nói và nhờ mẹ ra mời sứ giả vào nói chuyện. Đứa bé yêu cầu sứ giả về tâu với Vua rèn cho cậu một con ngựa sắt, một áo giáp sắt và một chiếc roi sắt để đi đánh giặc.

Từ ngày hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc không vừa. Bà con hàng xóm mỗi người đều vui vẻ góp gạo nuôi cậu. Khi giặc đã đến ngay chân núi, cũng là lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Cậu vươn vai bỗng chốc trở thành một tráng sĩ oai phong, lẫm liệt. Cậu cưỡi ngựa sắt đánh tan quân giặc, khi roi sắt gãy thì cậu nhổ từng bụi tre bên đường để đánh chúng.

Sau khi đánh đuổi được lũ giặc thì cậu bay về trời cùng với con ngựa sắt. Để nhớ tới công ơn của cậu người dân lập đền thờ cậu ngay tại quê nhà tại làng Phù Đổng. Những nơi cậu đi qua đều để lại dấu chân.

Bố cục

Văn bản được chia ra làm 3 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu….. đặt đâu nằm đấy: Kể về sự ra đời của Thánh Gióng.
  • Đoạn 2: Tiếp theo….ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước: Việc Gióng lớn nhanh một cách lạ kì và đòi đi đánh giặc cứu nước.
  • Đoạn 3: Đoạn còn lại: Diễn biến của trận đánh giữa Gióng và quân xâm lược và cái kết là cậu bay về trời.

Yêu cầu đạt được

Thông qua bài học các bạn phải:

  • Nắm được nội dung chính của câu chuyện, nêu được đặc điểm của của nhân vật, sự kiện trong tác phẩm này.
  • Hiểu về những sự kiện và di tích lịch sử, thông qua đó biết được rằng ông cha ta đã phải hi sinh để giữ gìn đất nước.
  • Phân tích được những phương pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
  • Tóm tắt và kể lại được câu chuyện trên.

II. Trả lời câu hỏi sgk

Câu 1: Trang 22, ngữ văn lớp 6 tập 1

Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê những chi tiết đó.

Các nhân vật trong truyện Thánh Gióng gồm: Gióng, cha mẹ Gióng, sứ giả, nhà Vua, dân làng, giặc Ân.

Gióng chính là nhân vật chính trong truyện.

Nhân vật Gióng được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo và giàu ý nghĩa:

  • Mẹ Gióng mang thai cậu sau lần ướm thử vào dấu chân to.
  • Phải mang thai 12 tháng mới sinh được cậu.
  • Dù đã lên ba nhưng Gióng vẫn không biết nói biết cười, đặt đâu nằm đó.
  • Gióng liền cất tiếng nói sau khi nghe thấy sứ giả và xin được đi đánh giặc.
  • Cậu ăn mãi không no, áo mới may đã chật, lớn nhanh như thổi.
  • Dùng ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt để đi đánh giặc.
  • Nhổ bụi tre bên đường đánh tan quân xâm lược và sau đó cùng ngựa sắt bay về trời.

Câu 2: Trang 22-23, ngữ văn lớp 6 tập 1

Theo em các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào?

a) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc.

Đã lên ba nhưng vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy nhưng tiếng nói đầu tiên cậu bé nói lại là nói muốn đi đánh giặc: Ca ngợi tinh thần yêu nước mãnh liệt, điều được nói đầu tiên ngay khi biết nói thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, tình yêu đất nước ấy được đặt lên vị trí hàng đầu.

Gióng chính là hình ảnh tượng trưng cho nhân dân ta, khi đất nước gặp khó khăn, bị giặc xâm lược thì sẵn sàng đứng lên cứu nước.

b) Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc.

Khi Gióng yêu cầu có ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt để đi đánh giặc đó chính là thể hiện thành tựu của dân tộc ta, chúng ta đã bắt đầu phát minh ra đồ sắt để thay thế cho thời kì đồ đá và thủ công.

c) Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.

Hình ảnh của bà con vui vẻ góp gạo để nuôi lớn Gióng chính là hình ảnh thể hiện sự đoàn kết dân tộc trong thời kì chiến tranh.

Nhân dân ta luôn khao khát sự hòa bình, bình yên cho dân tộc. Họ muốn mau chóng đánh đuổi được giặc ngoại xâm, sức mạnh của toàn dân được thông qua nhân vật Gióng.

d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.

Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ chính là thể hiện hình ảnh của những nhân vật anh hùng trong truyền thuyết. Nhân dân ta quan niệm rằng, là anh hùng thì phải có thân thể to lớn, giống như Sơn Tinh hay là Thần Trụ Trời. Sau cái vươn vai của mình thì Gióng cũng đã đạt đến mức phi thường như thế.

Hình ảnh Gióng trở nên phi thường như thế cũng thể hiện tinh thần của con người Việt chúng ta từ bao đời nay. Chỉ cần đất nước cần thì chúng ta sẵn sàng vươn lên.

đ) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường để đánh giặc.

Khi trận chiến giữa Gióng và giặc đang diễn ra thì bỗng roi sắt bị gãy, cậu đã nhổ bụi tre bên đường để tiếp tục đánh đuổi kẻ thù, điều này thể hiện trí thông minh của Gióng. Cậu dùng tất cả những gì có thể để đánh giặc, điều này thể hiện ý chí quyết tâm đánh giặc đến cùng.

e) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.

Giặc tan. Gióng cưỡi ngựa bay về trời: Chi tiết này đã cho chúng ta biết được lòng yêu mến của nhân dân được thể hiện, chúng ta luôn muốn giữ mãi hình tượng của một vị anh hùng đã cứu dân tộc. Vị anh hùng ấy luôn luôn sống mãi trong lòng nhân dân.

Câu 3: Trang 23- sgk ngữ văn 6 tập 1

Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng?

Thông qua nhân vật Gióng, người đọc đã thấy được tinh thần đấu tranh để có cuộc sống hòa bình độc lập của mỗi người dân. Cậu là một tượng đài tượng trưng cho lòng yêu nước và sức mạnh phi thường của dân tộc. Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của một người anh hùng đánh giặc cứu nước.

Câu 4: Trang 23-sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử, theo em truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?

Ở thời Hùng Vương, nhân dân ta luôn phải đối đầu với những cuộc tấn công, xâm lược của giặc phương Bắc.

Trong thời kì chống giặc cứu nước, nhân dân ta luôn luôn phát minh và đổi mới tạo ra những vũ khí tân tiến nhất để đánh giặc.

Sức mạnh toàn dân là sức mạnh về đoàn kết, tinh thần chiến đấu mạnh mẽ.

III. Luyện tập

Bài 1: Trang 24- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em?

Đối với bài tập này các em sẽ đọc và lựa chọn ra chi tiết miêu tả về Gióng mà các em cảm thấy ấn tượng và đẹp đẽ và giải thích vì sao em lại chọn hình ảnh ấy. Ví dụ:

Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt : Hình ảnh này nó tạo cho em cảm thấy được một sức mạnh phi thường của Gióng và cũng chính là đại diện cho sức mạnh nhân dân ta. Khi đất nước cần thì sẵn sàng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người và ngựa từ từ bay lên trời: Hình ảnh này tạo nên một sự thương mến của người dân dành cho vị anh hùng này, họ muốn lưu giữ mãi hình ảnh đẹp về Gióng. Khi đã đánh tan được quân giặc, cậu không màng tới danh lợi mà lại từ bỏ để bay về trời. Cứu nước không phải vì danh mà vì lòng yêu nước.

Bài 2: Trang 24- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Theo em, tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên là Hội khỏe Phù Đổng?

Những ngày hội thể thao được tổ chức trong nhà trường được dành cho các bạn học sinh mang lứa tuổi thanh thiếu niên, nó là lứa tuổi trẻ giống như lứa tuổi của Gióng. Bên cạnh đó cũng là niềm mong ước của nhà trường và đất nước luôn muốn các em có thể phát huy được tinh thần và sức mạnh như của Thánh Gióng. Không những thế mà nó còn có tinh thần đoàn kết tập thể rất phù hợp trong thể thao.

Vậy là chúng ta vừa được phân tích về văn bản Thánh Gióng, nhờ đó mà chúng ta đã hiểu hơn về tinh thần yêu nước, đánh đuổi giặc xâm lăng được hình thành từ rất lâu đời và cho đến tận ngày hôm nay thì tinh thần ấy vẫn không hề thay đổi. Ta luôn luôn ý thức được sức mạnh của toàn dân tộc, và hình ảnh người anh hùng Thánh Gióng sẽ sống mãi trong lòng nhân dân ta.

Cùng chuyên mục:

Hoán dụ là gì? Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ kèm bài tập

Hoán dụ là gì? Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ kèm bài tập

Trong bộ môn ngữ văn lớp 6, các em học sinh sẽ được học về…

Phân tích Làng Kim Lân, dàn ý và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Phân tích Làng Kim Lân, dàn ý và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người thân như tả bố, mẹ, anh, chị, em,... là một bài tập…

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo của em là một đề bài tập làm văn…

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi ngắn gọn hay nhất

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi ngắn gọn hay nhất

Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng Nguyệt), và văn mẫu chọn lọc

Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng Nguyệt), và văn mẫu chọn lọc

Nghị luận về tình yêu thương, lập dàn ý và bài văn mẫu hay

Nghị luận về tình yêu thương, lập dàn ý và bài văn mẫu hay

Top