VĂN LỚP 6 TẬP 1
Bài 01: Con rồng cháu tiên - Bánh chưng bánh giầy - Từ và cấu tạo từ của tiếng việt - Giao tiếp, văn bản và phương .. Bài 02: Truyện Thánh Gióng - Từ mượn - Tìm hiểu chung về văn tự sự Bài 03: Sơn tinh thủy tinh - Nghĩa của từ - Sự việc và nhân vật trong văn .. Bài 04: Sự tích hồ gươm - Chủ dề và dàn bài của bài văn tự.. - Tìm hiểu đề và cách làm bài văn .. Bài 05: Soạn bài Sọ Dừa - Từ nhiều nghĩa và hiện tượng .. - Lời văn, đoạn văn tư sự Bài 06: Soạn bài Thạch Sanh - Chữa lỗi dùng từ lớp 6 tập 1 Bài 07: Soạn bài em bé thông - Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) - Luyện nói kể chuyện Bài 08: Soạn văn cây bút thần - Danh từ lớp 6 tập 1 - Ngôi kể trong văn tự sự Bài 09: Ông lão đánh cá và con cá.. - Thứ tự kể trong văn tự sự Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng - Thầy bói xem voi - Đeo nhạc cho mèo - Danh từ (tiếp theo ) lớp 6 tập 1 - Luyện nói kể chuyện tiết 2 Bài 11: Chân tay tai mắt miệng - Cụm danh từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập xây dựng bài tự sự .. Bài 12: Treo biển lớp 6 tập 1 - Lợn cưới, áo mới - Số từ và lượng từ - Kể chuyện tưởng tượng Bài 13: Ôn tập truyện dân gian - Chỉ từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập kể chuyện tưởng tượng Bài 14: Con hổ có nghĩa - Động từ - Cụm động từ lớp 6 tập 1 Bài 15: Mẹ hiền dạy con - Tính từ và cụm tính từ Bài 16: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở .. - Chương trình địa phương - Chương trình địa phương- tập làm văn
VĂN LỚP 6 TẬP 2
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

- Soạn văn: Tìm hiểu chung về văn tự sự lớp 6

Soạn bài "Tìm hiểu chung về văn tự sự" sách văn học lớp 6 tập 1. Giải các câu hỏi trong sách giáo khoa bài học văn tự sự lớp 6.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

I. Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự

Câu 1: Trang 27 - sgk ngữ văn 6 tập 1

Trong đời sống hằng ngày ta thường nghe những yêu cầu và câu hỏi như sau:

  • Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi !
  • Cậu kể cho mình nghe, Lan là người như thế nào.
  • Bạn An gặp chuyện gì mà lại đòi thôi học nhỉ?
  • Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe chuyện này hay lắm.

a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì?

b) Trong những trường hợp trên, câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ, nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc như thế nào về Lan? Vì sao? Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì có được coi là một câu chuyện có ý nghĩa được không? Vì sao?

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Trả lời câu hỏi:

a) Khi chúng ta gặp những trường hợp như trên, người nghe muốn biết thông tin về một sự việc, một câu chuyện thì người kể phải kể, thông báo và giải thích cho người nghe hiểu và giải đáp được thắc mắc của họ.

b) Nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể ra những việc làm tốt, những suy nghĩ và tâm tư tình cảm mà bạn Lan đã thể hiện như:

  • Giúp đỡ bạn bè trong học tập.
  • Sẵn sàng chia sẻ khó khăn với những người có hoàn cảnh éo le, hay lui tới thăm hỏi những cụ già neo đơn ở gần nhà.
  • Là một người bạn thân thiện, luôn động viên các bạn cùng lớp phấn đấu trong học tập.

Chúng ta phải kể chi tiết từng việc thì người nghe mới hiểu được một cách tường tận về tính cách và con người của bạn Lan, và sau khi nghe người kể kể về Lan thì họ mới thỏa mãn được cái mục đích ban đầu của người hỏi.

Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì nó không được coi là một câu chuyện có ý nghĩa. Vì nó không giúp người nghe giải đáp được thắc mắc ban đầu, nó không làm thỏa mãn mục đích của người hỏi.

Câu 2: Trang 27- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Truyện Thánh Gióng mà em đã học là văn bản tự sự. Văn bản tự này cho ta biết những điều gì? (Truyện kể về ai, ở thời nào, làm việc gì, diễn biến của sự việc, kết quả ra sao, ý nghĩa của sự việc như thế nào? ) Vì sao có thể nói truyện Thánh Gióng là truyện ngợi ca công đức của vị anh hùng làng Gióng?

Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện. Truyện bắt đầu từ đâu, diễn biến như thế nào, kết thúc ra sao? Từ thứ tự các sự việc đó, em hãy suy ra đặc điểm của phương thức ( cách thức) tự sự.

Trả lời câu hỏi:

Sau khi đã học truyện Thánh Gióng chúng biết đây là một văn bản tự sự. Truyện kể về Thánh Gióng ở thời Hùng Vương thứ mười sáu. Là một cậu bé lên ba mà vẫn không biết làm gì, đặt đâu nằm đó. Cho đến khi nhà vua tìm người đánh giặc thì cậu mới nói và cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt và cầm roi sắt để đi đánh giặc. Không còn roi sắt thì cậu nhổ bụi tre bên đường đánh tan quân thù, sau đó Gióng cùng ngựa sắt từ từ bay lên trời.

Câu chuyện mang ý nghĩa to lớn nêu cao tinh thần dũng cảm đấu tranh để cho đất nước được hòa bình độc lập.

Truyện Thánh Gióng là truyện ngợi ca công đức của vị anh hùng làng Gióng vì cậu đã đứng lên đấu tranh mang lại hạnh phúc cho nhân dân, là chiến công của một trong những vị anh hùng của dân tộc.

Chúng ta có thể liệt kê các sự việc theo một trình tự sau:

  1. Thánh Gióng ra đời một cách kì lạ.
  2. Gióng biết nói và xin đi đánh giặc ngay sau đó.
  3. Gióng lớn nhanh như thổi và cưỡi ngựa sắt đi đánh giặc.
  4. Đánh tan quân giặc, Gióng cùng ngựa sắt bay về trời.
  5. Nhà vua lập đền thờ và phong danh hiệu cho Gióng.
  6. Những dấu tích còn lại mà Gióng đã đi qua.

Qua cách sắp xếp trên thì chúng ta có suy ra được sự việc mở đầu, sự việc diễn biến và sự việc kết thúc câu truyện. Từ đó rút ra được đặc điểm của phương thức tự sự là phương thức trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến kết thúc và ý nghĩa.

Ghi nhớ

Tự sự ( kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.

II. Luyện tập

Bài 1: Trang 28- sgk ngữ văn lớp 6 tập1

Đọc mẫu truyện trong sgk ( trang 28) và trả lời câu hỏi: Trong truyện này, phương thức tự sự thể hiện như thế nào? Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì?

Trả lời:

Câu chuyện “ Ông già và thần chết”, được trình bày theo phương thức tự sự. Phương thức tự sự ấy được thể hiện như sau: Truyện được kể theo một trình tự thời gian nhất định nó đi từ sự kiện này đến sự kiện kia, các sự việc được nối tiếp nhau. Sau đó đi đến kết thúc câu chuyện. Câu chuyện được kể lại bởi ngôi kể thứ ba, trong truyện xuất hiện nhân vật ông lão và thần chết.

Qua câu chuyện trên chúng ta thấy được trí thông minh của con người, ca ngợi lòng dũng cảm và hi vọng sống một cuộc sống tươi đẹp.

Bài 2: Trang 29- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Bài thơ sau đây có phải tự sự không? Vì sao? Hãy kể lại câu chuyện bằng miệng.

Sa bẫy

Bé Mây rủ mèo con
Đánh bẫy bầy chuột nhắt
Mồi thơm: cá nướng ngon
Lửng lơ trong cạm sắt.
Lũ chuột tham hoá ngốc
Chẳng nhịn thèm được đâu!
Bé Mây cười tít mắt
Mèo gật gù, rung râu.
Đêm ấy Mây nằm ngủ
Mơ đầy lồng chuột sa
Cùng mèo con đem xử
Chúng khóc ròng, xin tha !
Sáng mai vùng xuống bếp:
Bẫy sập tự bao giờ
Chuột không, cá cũng hết
Giữa lồng mèo nằm… mơ !
(Nguyễn Hoàng Sơn, Dắt mùa thu qua phố )

Trả lời:

Bài thơ “Sa bẫy” chính là một bài thơ tự sự. Tuy là một bài thơ nhưng khi đọc bài thơ ấy chúng ta cũng hiểu được nội dung của câu chuyện đầy đủ nhân vật, diễn biến rõ ràng. Tất cả có mục đích là phê phán thói tham ăn của con mèo, chính vì thế mà đã tự mình sa vào bẫy.

Chúng ta có thể kể lại câu chuyện bằng miệng một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung như sau: Bé Mây rủ mèo cùng nướng cá và treo trong bẫy sắt để tóm gọn bọn chuột nhắt. Đêm ấy, bé Mây nằm mơ chuột bị bẫy vào trong chiếc lồng sắt, mơ thấy thế bé Mây thầm mừng. Sáng dậy, khi hí hửng đến coi lồng sắt thì bé Mây ngạc nhiên khi trong lồng không hề có một con chuột nào mà chính là chú mèo tham ăn lại bị sập bẫy.

Bài 3: Trang 29-30 - sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Hai văn bản “ Huế: Khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba” và “ Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược” có nội dung tự sự không? Vì sao? Tự sự ở đây có vai trò gì?

Trả lời:

Cả hai văn bản ấy đều nội dung tự sự vì: Trong cả hai văn bản đều có nhân vật, các sự kiện được diễn ra theo trình tự và nội dung của nó được trình bày theo một chuỗi sự việc.

Vai trò của tự sự ở đây chính là giới thiệu và tường thuật lại một câu chuyện thời sự hay lịch sử. Nó làm cho người nghe thấy hấp dẫn hơn.

Bài 4: Trang 30- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Em hãy kể câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là Con Rồng cháu Tiên?

Trả lời:

Người Việt chúng ta luôn luôn tự hào mình là con Rồng cháu Tiên bởi vì: Tổ tiên của chúng ta là Lạc Long Quân là một vị thần thuộc nòi rồng, kết duyên cùng với Âu Cơ là một vị thần dòng dõi nhà tiên. Sau khi kết hôn thì Âu Cơ sinh ra được một bọc trăm trứng và nở ra được một trăm người con. Khi chia tay nhau thì những người con cũng được chia ra một nửa đi theo cha và một nửa đi theo mẹ để cai quản khắp các phương. Người con trưởng đi theo mẹ được lên làm vua tại vùng Phong Châu lấy hiệu là Hùng Vương và truyền ngôi từ đời này sang đời sau. Để thể hiện lòng biết ơn và tự hào về nòi giống của mình nên người Việt đã xưng mình là con Rồng cháu Tiên.

Bài 5: Trang 30- sgk ngữ văn lớp 6 tập1

Trong cuộc họp lớp đầu năm Giang đề nghị bầu Minh làm lớp trưởng, vì bạn Minh đã chăm học, học giỏi, lại thường giúp đỡ bạn bè. Theo em, Giang có nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh để thuyết phục các bạn cùng lớp hay không?

Trả lời:

Bạn Giang nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh để thuyết phục các bạn cùng lớp, từ đó các bạn trong lớp có thể hiểu hơn về Minh là một người có học lực tốt và hay giúp đỡ bạn bè, như vậy sẽ tạo niềm tin cho các bạn trong lớp để các bạn bầu Minh làm lớp trưởng.

Vậy là chúng ta vừa Tìm hiểu chung về văn bản tự sự, qua bài viết này mình tin chắc các bạn đã hiểu văn tự sự là gì và nó sẽ bổ trợ cho các bạn khi thực hiện viết các bài tập làm văn.

Cùng chuyên mục:

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu là một trong những...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) có tên thật là Nguyễn Văn Báu...

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Đỗ Phấn không chỉ là một họa sĩ rất tài ba và cũng là một…

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), ông là một nhà thơ, nhà văn, kiêm nhà…

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Hê minh uê (Ernest Miller Hemingway) là một nhà văn, nhà báo...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Sô lô khốp hay còn gọi là Sholokhov (1905 - 1984) vốn là một nhà...

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Cao Bá Quát sinh năm 1808, mất năm 1855, có tên chữ là Chu Thần....

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Nguyễn Công Trứ sinh năm 1778, mất năm 1859, ông vừa là một nhà chính…

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

Mở bài Câu cá thu (Thu điếu) là một phần quan trọng nhất trong...

16 Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa hay, ngắn gọn, ấn tượng nhất

16 Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa hay, ngắn gọn, ấn tượng nhất

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa là một phần quan trọng giúp...

16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất

16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 06 tháng 05 năm 1912, mất ngày 25 tháng 07...

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà phê bình Văn học Hoài Thanh

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà phê bình Văn học Hoài Thanh

Hoài Thanh sinh ngày 15 tháng 07 năm 1909, mất ngày 14 tháng 03 năm…

Tiểu sử Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền Mỹ

Tiểu sử Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền Mỹ

Martin Luther King viết tắt là MLK, sinh ngày 15 tháng 01 năm 1929...

Cuộc đời và sự nghiệp người nghệ sĩ đa tài Văn Cao

Cuộc đời và sự nghiệp người nghệ sĩ đa tài Văn Cao

Văn Cao có tên khai sinh là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15 tháng 11…

Tiểu sử nhà văn William Shakespeare và sự nghiệp vĩ đại

Tiểu sử nhà văn William Shakespeare và sự nghiệp vĩ đại

William Shakespeare sinh ngày 23 tháng 04 năm 1564 tại Warwickshire...

Tiểu sử Lưu Trọng Lư và sự nghiệp văn chương đầy dấu ấn

Tiểu sử Lưu Trọng Lư và sự nghiệp văn chương đầy dấu ấn

Lưu Trọng Lư sinh ngày 19 tháng 06 năm 1911, mất ngày 10....

Top