VĂN LỚP 6 TẬP 1
Bài 01: Con rồng cháu tiên - Bánh chưng bánh giầy - Từ và cấu tạo từ của tiếng việt - Giao tiếp, văn bản và phương .. Bài 02: Truyện Thánh Gióng - Từ mượn - Tìm hiểu chung về văn tự sự Bài 03: Sơn tinh thủy tinh - Nghĩa của từ - Sự việc và nhân vật trong văn .. Bài 04: Sự tích hồ gươm - Chủ dề và dàn bài của bài văn tự.. - Tìm hiểu đề và cách làm bài văn .. Bài 05: Soạn bài Sọ Dừa - Từ nhiều nghĩa và hiện tượng .. - Lời văn, đoạn văn tư sự Bài 06: Soạn bài Thạch Sanh - Chữa lỗi dùng từ lớp 6 tập 1 Bài 07: Soạn bài em bé thông - Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) - Luyện nói kể chuyện Bài 08: Soạn văn cây bút thần - Danh từ lớp 6 tập 1 - Ngôi kể trong văn tự sự Bài 09: Ông lão đánh cá và con cá.. - Thứ tự kể trong văn tự sự Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng - Thầy bói xem voi - Đeo nhạc cho mèo - Danh từ (tiếp theo ) lớp 6 tập 1 - Luyện nói kể chuyện tiết 2 Bài 11: Chân tay tai mắt miệng - Cụm danh từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập xây dựng bài tự sự .. Bài 12: Treo biển lớp 6 tập 1 - Lợn cưới, áo mới - Số từ và lượng từ - Kể chuyện tưởng tượng Bài 13: Ôn tập truyện dân gian - Chỉ từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập kể chuyện tưởng tượng Bài 14: Con hổ có nghĩa - Động từ - Cụm động từ lớp 6 tập 1 Bài 15: Mẹ hiền dạy con - Tính từ và cụm tính từ Bài 16: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở .. - Chương trình địa phương - Chương trình địa phương- tập làm văn
VĂN LỚP 6 TẬP 2
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

- Soạn bài: Kể chuyện tưởng tượng lớp 6 tập 1

Đây là bài soạn văn kể chuyện tưởng tượng nằm trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1, trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 130 dễ hiểu nhất.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng

Câu 1: Trang 130- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Kể tóm tắt truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng và cho biết người kể chuyện đã tưởng tượng ra những điều gì? Trong truyện tưởng tượng này, chi tiết nào dựa vào sự thật, chi tiết nào được tưởng tượng?

Trả lời:

Tóm tắt truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng :

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

  • Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng vốn sống với nhau rất hòa thuận. Bỗng một ngày cô Mắt than thở với cậu Chân và cậu Tay rằng họ và bác Tai làm việc cực khổ chỉ để phục vụ cho lão Miệng. Cậu Chân và cậu Tay nghe thấy thế liền cùng cô mắt đến nhà bác Tai. Vậy là tất cả bọn họ lại cùng đến nhà lão Miệng và phản đối việc lão chỉ biết ăn không ngồi rồi. Họ quyết định không làm gì cả. Sau 1 tuần ai nấy đều thấy mệt mỏi rã rời. Thế là tất cả lại đi kiếm ăn cho lão Miệng. Ăn xong thì tất cả lại trở nên khỏe khoắn, nhanh nhẹn và tươi tỉnh hẳn ra. Họ hiểu ra rằng lão Miệng phải ăn thì Mắt, Chân, Tay, Tai mới khỏe mạnh được. Vậy là họ lại chung sống vui vẻ với nhau như lúc đầu.

Câu chuyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là câu chuyện tưởng tượng. Trong truyện, người kể tưởng tượng rằng Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng giống như con người. Gọi bằng cô, cậu, bác lão. Có thể nói chuyện, có nhà riêng.

Trong truyện này vừa có những chi tiết dựa vào sự thật và có những chi tiết tưởng tượng. Sự thật đó là các bộ phận trên cơ thể phải hỗ trợ lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển. Chi tiết tưởng tượng được dựa vào sự thật để ngụ ý nói đến xã hội rằng phải đoàn kết, làm việc và sinh sống phải dựa vào nhau để cùng phát triển.

Câu 2: Trang 130 - sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Đọc các truyện sau và suy nghĩ về cách kể một câu chuyện tưởng tượng.

( Các bạn đọc hai mẫu truyện “Truyện sáu con gia súc so bì công lao ”

và truyện “Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu”.) Trang 130-131-132-133 sgk ngữ văn lớp 6 tập 1.

Trả lời:

Để kể được một câu chuyện tưởng tượng, người kể đã sử dụng trí tưởng tượng của mình, nó không có sẵn ở trong bất cứ một tài liệu nào nhưng nó lại mang lại những giá trị, ý nghĩa sâu sắc. Truyện khi kể ra sẽ dựa vào một số yếu tố có thật trong cuộc sống. Sau đó sẽ đan xen những chi tiết tưởng tượng giúp cho câu chuyện thêm thú vi.

II. Luyện tập

Bài 1: Trang 134- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi-măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước…

Trả lời:

Dàn bài tham khảo:

Mở bài:

Trận chiến xảy ra vào thời gian nào? Họ bắt đầu giao chiến trên một chiến trường mới.

Thân bài:

  • Thủy Tinh hung dữ bắt đầu tấn công Sơn Tinh bằng những trận gió manh, lốc xoáy giữ dội.
  • Những dòng nước lũ tràn về với tốc độ nhanh chóng, khiến cho những ngôi nhà, cây cối mà chúng đi qua bị nhấn chìm, càn quét.
  • Kể về cảnh Sơn Tinh ngày nay chống lũ: Để ngăn chặn dòng lũ và hạn chế thiệt hại hết mức có thể, Sơn Tinh cho xe máy ủi, máy xúc và nhân lực xây dựng những bờ đê kiên cố bằng xi măng cốt thép. Xây dựng những đập thủy điện rất lớn để có thể chứa đựng được dòng nước lũ. Không chỉ dừng lại ở đó, chàng huy động thêm máy bay trực thăng, điện thoại di động để có thể ứng biến kịp thời. Nhằm làm tối thiểu thiệt hại về người và của.
  • Chàng huy động thêm công an, bộ đội giúp đỡ người dân trong lúc khó khăn nhất.

Kết bài:

Thủy Tinh thua trận đành phải rút quân về.

Bài 2: Trang 134- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết, xem ngài khuyên em như thế nào.

Trả lời:

Dàn bài tham khảo

Mở bài:

Kể về hoàn cảnh mà em mơ thấy Thánh Gióng. Em gặp trong giấc mơ trưa hay mơ tối?

Thân bài:

  • Khi em gặp Gióng lúc ấy đang là thời điểm nào?
  • Hình dáng bên ngoài của Gióng ra làm sao? Cậu mặc trên mình bộ trang phục như thế nào?
  • Kể về cuộc nói chuyện giữa em và Thánh Gióng. Cậu ấy nói gì với em? Em hỏi cậu ấy những gì?
  • Thánh Gióng kể cho em sự lớn lên và đi đánh giặc của mình. Cậu ấy có lời khuyên gì cho em không?

Kết bài:

Em tỉnh dậy và nêu suy nghĩ của em về giấc mơ vừa rồi.

Bài 3: Trang 134- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Do một lỗi lầm nào đó mà em bị phạt buộc phải biến thành một con vật trong thời hạn ba ngày. Trong ba ngày đó, em gặp những thú vị, rắc rối gì? Vì sao em mong chóng hết hạn để trở lại làm người?

Trả lời:

Dàn bài tham khảo:

Mở bài:

Kể về hoàn cảnh, nguyên nhân mà em bị mắc lỗi.

Thân bài:

  • Hình phạt khi em bị mắc lỗi đó là phải hóa thân thành một chú mèo mun.
  • Khi đột nhiên bị trở thành một con vật thì cảm giác của em khi đó như thế nào?
  • Khi làm một con mèo mun rồi em thấy nó thú vị ở chỗ nào: Chạy nhanh hơn, có thể nhảy từ thấp lên cao nhanh chóng, rớt từ trên cao xuống nhưng vẫn có thể đáp đất nhẹ nhàng. Ban ngày em có thể được ngủ nướng…..
  • Những rắc rối: Không thể nói ra được suy nghĩ của mình cho mọi người hiểu, phải thức đêm để bắt chuột….

Kết bài:

Khi tỉnh dậy thấy mình vẫn là người thì cảm xúc của em như thế nào? E có lời hứa gì cho bản thân để không bị tái phạm lỗi lầm đó nữa.

Bài 4: Trang 134- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau ấy và sẽ dàn xếp như thế nào?

Trả lời:

Dàn bài tham khảo:

Mở bài:

Nêu rõ thời gian và hoàn cảnh mà em nghe thấy cuộc cãi nhau đó.

Thân bài:

  • Chi tiết cuộc cãi nhau đó như thế nào? Xe ô tô nêu ra những ưu điểm của bản thân như là đắt tiền, che mưa che nắng, đi nhanh và to hơn nên coi thường xe máy và xe đạp.
  • Xe máy thì chê ngược lại xe ô tô to quá nên đi hay bị tắc đường, xe máy thì nhỏ gọn nên dễ dàng luồn lách. Bắt đầu chê bai anh xe đạp đi chậm, người chạy xe đạp thì phải đạp mỏi cả chân.
  • Xe đạp thì nói rằng mình là nhân vật thân thiện với môi trường, những người yêu thể thao, nâng cao sức khỏe thì sẽ chọn tôi làm phương tiện đi lại và để tập thể dục.
  • Khi nghe xong như vậy e sẽ dàn xếp như thế nào?

Kết bài:

Sau chuyện này em đã rút ra được bài học gì cho bản thân?

Bài 5: Trang 134- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra.

Trả lời:

Dàn bài tham khảo:

Mở bài:

Nêu hoàn cảnh em quay lại trường.

Thân bài:

  • Kể về không khí của ngày hôm đó, sân trường đông vui, chim hót líu lo trên tán lá bàng….
  • Kể chi tiết về sự thay đổi của trường học. Cổng trường được xây lại to và cao hơn, sân trường có thêm nhiều cây xanh và những hàng ghế đá mới toanh.
  • Kể về sự mới mẻ của từng dãy lớp học, các phòng học được xây dựng lại to, mới, các lớp lại có lắp thêm quạt trần và ti vi.
  • Thầy cô ngày xưa em học giờ đã lớn tuổi, tóc đã chấm bạc, có nhiều thầy cô đã về hưu.
  • Bạn bè gặp gỡ lại nhau như thế nào?

Kết bài:

Nêu cảm xúc của em khi mơ thấy mình về thăm trường sau 10 năm.

Kết bài: Các bạn vừa được tham khảo bài giảng “Kể chuyện tưởng tượng”, hi vọng qua phần lí thuyết và một số dàn bài tham khảo sẽ giúp các bạn tự mình có thể lập dàn ý và viết hoàn chỉnh thành một bài văn kể chuyện tưởng tượng. Chúc các em thành công.

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Top