- Soạn văn: Từ và cấu tạo từ của tiếng việt lớp 6
Đây là bài soạn văn "từ và cấu tạo từ của tiếng việt" nằm trong sách văn học lớp 6 tập 1.
Để giúp cho các em học sinh hiểu khái niệm từ là gì? Cấu tạo, kết cấu của từ đơn, từ phức và từ láy trong tiếng Việt, thì trong bài học này hãy cùng freetuts soạn bài "từ và cấu tạo từ của tiếng việt" theo sách giáo khoa của lớp 6 nhé.
I. Lý thuyết bài học
Yêu cầu bài học
Qua bài học ngày hôm nay các bạn phải nắm bắt được:
- Khái niệm, định nghĩa của Từ.
- Thế nào được gọi là Tiếng.
- Làm thế nào để phân biệt được từ đơn và từ phức
- Mối quan hệ giữa từ phức, từ ghép và từ láy.
- Thực hiện được các bài tập củng cố kiến thức.
Từ là gì?
Khái niệm: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Ví dụ: Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt / chăn nuôi / và / cách / ăn ở.
Các dấu gạch chéo là phần ngăn cách giữa các từ, như vậy ta có thể thấy từ có thể được tạo thành bởi 1 tiếng, hoặc tạo bởi hai tiếng.
- Những từ có một tiếng: Thần, dạy, dân, cách, và.
- Những từ có hai tiếng: Trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.
Qua ví dụ trên chúng ta biết:
- Tiếng là thành phần để cấu tạo nên Từ
- Từ chính là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để đặt câu.
II. Trả lời câu hỏi trong sách văn học 6 tập 1 trang 14
Từ đơn và từ phức
Câu 1: Trang 14 - sgk ngữ văn 6, tập 1
Dựa vào những kiến thức đã học ở bậc tiểu học, hãy điền các từ trong câu dưới đây vào bảng phân loại.
Từ / đấy, / nước / ta / chăm / nghề / trồng trọt / chăn nuôi / và / có / tục / ngày / Tết / làm / bánh chưng / bánh giầy.
Câu 2: Trang 14- sgk ngữ văn 6, tập 1
Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống nhau và có gì khác nhau?
Giống nhau: Chúng đều được tạo thành từ hai tiếng trở lên
Khác nhau:
- Từ ghép: Chúng được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
- Từ láy: Được hình thành từ quan hệ láy âm giữa các tiếng.
Tóm lại:
- Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
- Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn. Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là từ phức.
Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.
Luyện tập
Câu 1: Đọc câu sau và thực hiện các nhiệm vụ bên dưới:
Người Việt Nam ta - con cháu Vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
( Con Rồng cháu Tiên)
- a) Các từ "nguồn gốc , con cháu" thuộc thể loại từ ghép.
- b) Những từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: gốc gác, nguồn cội, cội nguồn.
- c) Các từ ghép chỉ quan hệ theo kiểu thân thuộc: cha mẹ, anh chị, vợ chồng, ông bà, con cháu, chú bác, em út….
Câu 2: Nêu quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc:
- Theo giới tính (nam, nữ): anh chị, cô chú, chị em, cô cậu…
- Theo bậc (bậc trên, bậc dưới): cha con, con cháu, cháu chắt….
Câu 3: Để phân biệt các loại bánh có những đặc điểm khác nhau, chúng ta có thể phân biệt những đặc điểm của từng loại bánh thông qua bảng sau:
Câu 4: Từ láy được in đậm trong câu sau miêu tả cái gì?
Nghĩ tủi thân, công chúa Út ngồi khóc thút thít.
Đây là một từ láy tượng thanh, nó là từ để diễn tả tiếng khóc nhỏ, không thành lời và không liên tục, đang xen giữa những giọt nước mắt là tiếng xịt mũi.
Những từ láy cũng có tác dụng tương tự: rưng rức, sụt sùi, sụt sịt…..
Câu 5: Tìm các từ láy
- a) Tả tiếng cười: khúc khích, hô hố, ha hả, toe toét, tủm tỉm….
- b) Tả tiếng nói: lí nhí, khe khẽ, léo nhéo, oang oang, khàn khàn….
- c) Tả dáng điệu: lom khom, thướt tha, lóng ngóng, co ro, liêu xiêu….
Mình tin rằng qua bài học này các bạn đã hiểu từ và cấu tạo từ của tiếng việt, thế nào là từ, tiếng, từ đơn , từ phức và từ láy cũng như cách phân biệt chúng rồi đúng không ạ. Các bạn hãy ghi nhớ và áp dụng chúng thật tốt để làm các bài tập, bài kiểm tra đạt điểm cao nhé.