- Soạn bài: Chủ dề và dàn bài của bài văn tự sự lớp 6
Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự nằm trong chương trình ngữ văn lớp 6 tập 1.
Bài viết này mình sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến chủ đề và dàn bài của một bài văn tự sự, bên cạnh đó sẽ là cách làm các bài tập trong sách giáo khoa. Các bạn cùng chú ý nhé.
I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
1. Đọc bài văn sau đây để trả lời câu hỏi
Các bạn đọc bài ở trang 44-45 sgk ngữ văn lớp 6, tập 1
2. Câu hỏi
a. Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Trả lời:
Qua sự việc ấy chúng ta thấy rằng đã là thầy thuốc thì sẽ đặt vấn đề sức khỏe của người bệnh lên hàng đầu chứ không được phân biệt giàu nghèo. Ưu tiên người bị bệnh nặng trước người bị bệnh nhẹ. Đây chính là phẩm chất cao quý, hết lòng vì bệnh nhân.
b. Chủ đề là vấn đề chủ yếu, là ý chính mà người kể muốn thể hiện trong văn bản. Vậy chủ đề của câu chuyện trên đây có phải là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh hay không? Em hãy tìm xem chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào? Hãy gạch dưới những câu văn dó.
Trả lời:
Chủ đề của câu chuyện trên chính là ca ngợi lòng thương người của lương y Tuệ Tĩnh.
Chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp qua câu văn sau: “ hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh; Người ta giúp nhau lúc hoạn nạn, sao lại nói chuyện ân huệ.”
c. Tên (nhan đề) của bài văn thể hiện chủ đề của bài văn. Cho các nhan đề sau, em hãy chọn nhan đề thích hợp và nêu lí do:
- Tuệ Tĩnh và hai người bệnh.
- Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh.
- Y đức của Tuệ Tĩnh.
Em có thể đặt tên khác cho bài văn trên không?
Trả lời:
Cả ba nhan đề trên đều phù hợp tuy nhiên ba nhan đề mang những nét khác nhau. Nhan đề thứ nhất có ý nghĩa lựa chọn giữa một trong hai người bệnh, từ đó nêu cao tinh thần cứu bệnh nhân là điều quan trọng của người thầy thuốc ; Nhan đề thứ hai và thứ ba cũng hợp lí, vì khi đọc nhan đề chúng ta đã thấy được cái tâm đức của một người thầy thuốc.
Chúng ta có thể đặt tên văn bản bằng một số tên khác như:
- Thầy Tuệ Tĩnh
- Người thầy thuốc có tâm.
d. Các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài trên đây thực hiện những yêu cầu gì của văn bản tự sự?
Trả lời:
Phần mở bài: giới thiệu chung về các nhân vật và sự việc xuất hiện trong văn bản.
Phần thân bài: Kể rõ chi tiết diễn biến của sự việc trong văn bản.
Phần kết bài: Nêu kết quả của sự việc.
II - Luyện tập
Bài 1: Trang 45-46 sgk ngữ văn lớp 6 tập 1
Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi. ( Trang 45-46 sgk ngữ văn lớp 6, tập 1)
a. Chủ đề của truyện này nhằm biểu dương và chế giễu điều gì? Sự việc nào thể hiện tập trung cho chủ đề? Hãy gạch chân dưới những câu văn thể hiện sự việc đó.
Trả lời:
Câu chuyện biểu dương tấm lòng trung thành và sự thông minh của người nông dân đối với nhà vua. Bên cạnh đó là sự chế giễu bản tính tham lam, cậy quyền cậy thế của tên quan.
Sự việc tập trung cho chủ đề đó là việc người nông dân xin được nhận thưởng 50 roi và chia đều phần thưởng đó.
Câu văn thể hiện sự việc đó là: “ Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho mỗi người hai mươi lăm roi”.
b. Hãy chỉ ra ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
Trả lời:
- Mở bài: Câu đầu tiên.
- Thân bài: Những câu tiếp theo trong văn bản.
- Kết bài: Là câu cuối cùng của văn bản.
c. Truyện này và truyện về Tuệ Tĩnh có gì giống nhau về bố cục và khác nhau về chủ đề?
Trả lời:
Giống nhau: Cả hai truyện đều có bố cục giống nhau là đều có ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.
Hai câu chuyện có chủ đề khác nhau:
- Truyện Tuệ Tĩnh : Có chủ đề là đề cao tinh thần tâm đức, tấm lòng nhân từ của một người thầy thuốc.
- Truyện Phần thưởng: Có chủ đề Ca ngợi lòng trung thực và phê phán thói tham lam.
d. Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ nào?
Trả lời:
Phần thưởng được xin là một phần thưởng lạ lùng và câu chuyện có một cái kết rất bất ngờ. Nó nằm ngoài dự đoán của viên quan tham lam và cả người đọc. Qua đó thể hiện được một trí thông minh và sự dí dỏm trong câu chuyện.
Bài 2: Trang 46 - sgk ngữ văn lớp 6 tập 1
Đọc lại các bài Sơn Tinh Thủy Tinh và sự tích Hồ Gươm xem cách mở bài đã giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra chưa và kết bài đã kết thúc câu chuyện như thế nào?
Trả lời:
Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:
- Mở bài: Nêu lên hoàn cảnh, thời gian xảy ra sự việc.
- Kết thúc: Nêu lên kết quả của những diễn biến, sự việc diễn ra trong phần thân bài và sự việc vẫn còn tiếp tục xảy ra.
Truyện Sự tích Hồ Gươm
- Mở bài: giới thiệu thời gian và hoàn cảnh sẽ xảy ra diễn biến, sự việc chính của câu chuyện.
- Kết bài: Nêu lên kết quả của sự việc được viết ở phần thân bài. Sự việc đã hoàn toàn kết thúc.
Vậy là chúng ta hoàn thành xong bài học về Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Hi vọng bài học sẽ giúp các bạn ghi nhớ tốt hơn và làm bài văn tự sự một cách hay hơn.