VĂN LỚP 6 TẬP 1
Bài 01: Con rồng cháu tiên - Bánh chưng bánh giầy - Từ và cấu tạo từ của tiếng việt - Giao tiếp, văn bản và phương .. Bài 02: Truyện Thánh Gióng - Từ mượn - Tìm hiểu chung về văn tự sự Bài 03: Sơn tinh thủy tinh - Nghĩa của từ - Sự việc và nhân vật trong văn .. Bài 04: Sự tích hồ gươm - Chủ dề và dàn bài của bài văn tự.. - Tìm hiểu đề và cách làm bài văn .. Bài 05: Soạn bài Sọ Dừa - Từ nhiều nghĩa và hiện tượng .. - Lời văn, đoạn văn tư sự Bài 06: Soạn bài Thạch Sanh - Chữa lỗi dùng từ lớp 6 tập 1 Bài 07: Soạn bài em bé thông - Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) - Luyện nói kể chuyện Bài 08: Soạn văn cây bút thần - Danh từ lớp 6 tập 1 - Ngôi kể trong văn tự sự Bài 09: Ông lão đánh cá và con cá.. - Thứ tự kể trong văn tự sự Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng - Thầy bói xem voi - Đeo nhạc cho mèo - Danh từ (tiếp theo ) lớp 6 tập 1 - Luyện nói kể chuyện tiết 2 Bài 11: Chân tay tai mắt miệng - Cụm danh từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập xây dựng bài tự sự .. Bài 12: Treo biển lớp 6 tập 1 - Lợn cưới, áo mới - Số từ và lượng từ - Kể chuyện tưởng tượng Bài 13: Ôn tập truyện dân gian - Chỉ từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập kể chuyện tưởng tượng Bài 14: Con hổ có nghĩa - Động từ - Cụm động từ lớp 6 tập 1 Bài 15: Mẹ hiền dạy con - Tính từ và cụm tính từ Bài 16: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở .. - Chương trình địa phương - Chương trình địa phương- tập làm văn
VĂN LỚP 6 TẬP 2
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

- Soạn văn: Ngôi kể trong văn tự sự lớp 6 tập 1

Đây là bài soạn văn ngôi kể trong văn tự sự nằm trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1, trả lời câu hỏi sách giáo khoa bài ngôi kể trong văn tự sự trang 87 dễ hiểu nhất.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Đoạn 1

Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.

Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.

(Em bé thông minh)

Đoạn 2

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mối khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

  • a) Đoạn 1 được kể theo ngôi nào? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra điều đó?
  • b) Đoạn 2 được kể theo ngôi nào? Làm sao nhận ra điều đó?
  • c) Người xưng "Tôi" trong đoạn trích là nhân vật (Dế Mèn) hay là tác giả (Tô Hoài)?
  • d) Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế, còn ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết và đã trải qua?
  • đ) Hãy thử đổi ngôi kể trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ ba, thay tôi bằng Dế Mèn. Lúc đó em sẽ có một đoạn văn như thế nào?
  • e) Có thể đổi ngôi trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất, xưng tôi được không? Vì sao?

Trả lời:

  • a) Đoạn 1 được kể theo ngôi thứ ba. Chúng ta dựa vào dấu hiệu sau để nhận biết điều đó là: Người kể giấu mình đi trong câu chuyện, người đọc không biết ai kể, người kể xuất hiện ở khắp mọi nơi nên biết mọi chuyện đang diễn ra.
  • b) Đoạn 2 được kể theo ngôi thứ nhất. Bởi vì chúng ta thấy trong đoạn này, người kể xưng “tôi”
  • c) Người xưng “tôi” trong đoạn trích chính là nhân vật Dế Mèn chứ không phải là tác giả.
  • d) Trong hai ngôi kể trên ngôi kể thứ ba là có thể kể tự do, không bị hạn chế, còn ngôi kể thứ nhất chỉ được kể những gì mình biết và đã từng trải qua.
  • đ) Khi thay đổi ngôi kể ở trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ ba, thay “tôi” bằng Dế Mèn. Thì lúc đó nội dung của đoạn văn sẽ không bị thay đổi nhiều, chỉ là người kể giấu mình đi.
  • e) Chúng ta không thể đổi ngôi trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất được. Bởi vì: khi thay đổi thì câu chuyện không còn được bao quát nữa, nó sẽ bị hạn hẹp, thay đổi góc nhìn của câu chuyện.

II. Luyện tập

Bài 1: Trang 89- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ ba và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn:

Ngày nào cũng vậy, suốt buổi tối chui vào trong cùng hang, hì hục đào đất để khoét một cái ổ lớn làm thành một cái giường ngủ sang trọng. Rồi cũng lo xa như các cụ già trong họ hàng dế, tôi đào hang sâu sang hai ngả làm những con đường tắt, những cửa sau, những ngách thượng, phòng khi gặp việc nguy hiểm, có thể thoát thân ra lối khác được.

Trả lời:

Thay từ “tôi” thành Dế Mèn. Khi thay đổi như thế thì đoạn văn vẫn giữ nguyên được tính khách quan và nội dung của đoạn văn sẽ không bị thay đổi.

Bài 2: Trang 89- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ nhất và nhận xét ngôi kể mang lại điều gì khác cho đoạn văn;

Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Thanh định thần nhìn rõ: con mèo già của bà chàng, con mèo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo.

(Thanh Lam, Dưới bóng hoàng lan)

Trả lời:

Thay từ “Thanh”, “chàng” bằng từ “tôi”. Việc thay đổi ngôi kể sẽ giúp cho nhân vật trong đoạn văn được tô đậm thêm sắc thái.

Bài 3: Trang 90- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Truyện Cây bút thần kể theo ngôi nào? Vì sao như vậy?

Trả lời:

Truyện Cây bút thần được kể theo ngôi thứ ba bởi vì trong truyện không xuất hiện ngôi kể “tôi”.

Bài 4: Trang 90- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Vì sao trong các truyện cổ tích, truyền thuyết, người ta hay kể theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất?

Trả lời:

Trong các truyện cổ tích, truyền thuyết, người ta hay kể theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất bởi vì: câu chuyện sẽ mang tính khách quan. Khi kể ngôi thứ ba sẽ khái quát được tính cách của tất cả các nhân vật trong truyện. Các diễn biến của câu chuyện được thuật lại một cách cụ thể hơn.

Bài 5: Trang 90- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Khi viết thư, em sử dụng ngôi kể nào?

Trả lời:

Khi viết thư, em sử dụng ngôi kể thứ nhất. Việc sử dụng như vậy thì sẽ bày tỏ được sự chân thật của người viết thư.

Bài 6: Trang 90- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Dùng ngôi thứ nhất kể miệng về cảm xúc của em khi nhận được quà tặng của người thân.

Trả lời:

Khi kể miệng về câu chuyện cảm xúc của em khi nhận được quà của người thân thì các bạn cần lưu ý:

  • Duy trì ngôi kể thứ nhất từ đầu đến cuối câu chuyện.
  • Kể lần lượt các chi tiết của câu chuyện: Lí do nhận được quà, đó là vào dịp nào? Món quà đó là gì? Nó giúp ích gì cho em trong việc học tập? Cảm xúc của em khi nhận được món quà đó như thế nào? Em có trân trọng món quà cũng như tình cảm mà mọi người dành tặng cho em không?

Kết lời: Vậy là chúng ta vừa học xong phần Ngôi kể trong văn tự sự, qua bài viết các bạn đã thấy được sự đa dạng khi kể một câu chuyện nào đó. Chúc các bạn có thể áp dụng thật tốt nó vào đời sống cũng như học tập.

Cùng chuyên mục:

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người thân như tả bố, mẹ, anh, chị, em,... là một bài tập…

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo của em là một đề bài tập làm văn…

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi ngắn gọn hay nhất

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi ngắn gọn hay nhất

Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng Nguyệt), và văn mẫu chọn lọc

Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng Nguyệt), và văn mẫu chọn lọc

Nghị luận về tình yêu thương, lập dàn ý và bài văn mẫu hay

Nghị luận về tình yêu thương, lập dàn ý và bài văn mẫu hay

Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông và bài văn mẫu chọn lọc

Sự vật là gì? Từ chỉ sự vật là gì? Phân loại và bài tập

Sự vật là gì? Từ chỉ sự vật là gì? Phân loại và bài tập

Sự vật là gì? Từ chỉ sự vật là gì? Đây là những phần kiến…

Top