VĂN LỚP 6 TẬP 1
Bài 01: Con rồng cháu tiên - Bánh chưng bánh giầy - Từ và cấu tạo từ của tiếng việt - Giao tiếp, văn bản và phương .. Bài 02: Truyện Thánh Gióng - Từ mượn - Tìm hiểu chung về văn tự sự Bài 03: Sơn tinh thủy tinh - Nghĩa của từ - Sự việc và nhân vật trong văn .. Bài 04: Sự tích hồ gươm - Chủ dề và dàn bài của bài văn tự.. - Tìm hiểu đề và cách làm bài văn .. Bài 05: Soạn bài Sọ Dừa - Từ nhiều nghĩa và hiện tượng .. - Lời văn, đoạn văn tư sự Bài 06: Soạn bài Thạch Sanh - Chữa lỗi dùng từ lớp 6 tập 1 Bài 07: Soạn bài em bé thông - Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) - Luyện nói kể chuyện Bài 08: Soạn văn cây bút thần - Danh từ lớp 6 tập 1 - Ngôi kể trong văn tự sự Bài 09: Ông lão đánh cá và con cá.. - Thứ tự kể trong văn tự sự Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng - Thầy bói xem voi - Đeo nhạc cho mèo - Danh từ (tiếp theo ) lớp 6 tập 1 - Luyện nói kể chuyện tiết 2 Bài 11: Chân tay tai mắt miệng - Cụm danh từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập xây dựng bài tự sự .. Bài 12: Treo biển lớp 6 tập 1 - Lợn cưới, áo mới - Số từ và lượng từ - Kể chuyện tưởng tượng Bài 13: Ôn tập truyện dân gian - Chỉ từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập kể chuyện tưởng tượng Bài 14: Con hổ có nghĩa - Động từ - Cụm động từ lớp 6 tập 1 Bài 15: Mẹ hiền dạy con - Tính từ và cụm tính từ Bài 16: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở .. - Chương trình địa phương - Chương trình địa phương- tập làm văn
VĂN LỚP 6 TẬP 2
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Bài 08: Soạn văn cây bút thần lớp 6 tập 1

Đây là bài soạn văn cây bút thần ngắn nhất nằm trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1, trả lời câu hỏi sách giáo khoa bài cây bút thần trang 80 dễ hiểu nhất.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Tìm hiểu chung

Thể loại

Cây bút thần thuộc thể loại truyện cổ tích Trung Quốc.

Tóm tắt văn bản

Mã Lương là một cậu bé thông minh và tài giỏi, em vẽ rất đẹp. Năm tháng trôi qua, em không ngừng học vẽ, em không bỏ sót một ngày nào. Nhưng em vẫn chưa có chiếc bút vẽ nào, em chỉ mong mình có được một chiếc bút vẽ.

Một đêm, cậu nằm mơ được một cụ già tặng cho cây bút thần, và đó là sự thật. Khi tỉnh dậy cậu bé thấy cây bút đã nằm trong tay mình. Khi Mã Lương vẽ cái gì thì cái đó đều trở thành thật. Vậy là em đã giúp đỡ những người nghèo trong làng bằng cách vẽ ra đồ vật mà họ đang thiếu thốn.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Rồi việc em có cây bút thần đã động đến lòng tham của tên địa chủ, hắn bắt em phải vẽ theo ý hắn nhưng em không chịu nên bị nhốt vào chuồng ngựa. Trong chuồng ngựa, Mã Lương tự vẽ lò sưởi, bánh nướng để ăn và trốn thoát bằng chiếc thang vẽ trên tường.

Tên địa chủ cho người đuổi theo nhưng đã bị cậu bé bắn cung tên trúng. Cậu chạy đến một thị trấn nhỏ và làm nghề vẽ tranh để kiếm sống. Cậu vẽ những bức tranh không hoàn hảo, nhưng một lần sơ ý cậu đã bị lộ về việc có cây bút thần. Việc này đến tai nhà vua tàn ác, tham lam. Không chịu vẽ theo ý vua nên cậu bị nhốt vào nhà lao và bị cướp mất cây bút thần.

Tên vua tham lam ấy tuy có bút thần trong tay nhưng không thể vẽ được bất cứ thứ gì, chỉ mang thêm họa vào thân nên đàmh thả Mã Lương ra và dụ dỗ cậu bé. Mã Lương vờ đồng ý. Cậu bắt đầu vẽ biển, vẽ cá, tất cả đều hiện ra. Tên vua liền sai cậu vẽ thuyền để ra biển khơi ngắm cá. Cậu đã vẽ cho sóng to, gió lớn để con thuyền bị chìm dưới đáy biển. Đấng đời tên vua tham lam.

Sau này câu chuyện được lưu truyền khắp nơi, họ không biết cậu đã đi đâu nhưng có người nói cậu đã trở về quê hương, người thì nói cậu đi khắp đó đây để giúp đỡ dân nghèo.

Bố cục văn bản

Văn bản “Cây bút thần” có thể chia thành 4 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu…. Nhà nào không có thùng múc nước, em vẽ cho thùng. Nội dung của đoạn này nói đến niềm đam mê học vẽ của Mã Lương, sự xuất hiện của cây bút thần và việc cậu giúp đỡ người nghèo.
  • Đoạn 2: Tiếp theo…. ngựa tung vó phóng như bay Nội dung đoạn này là diễn biến việc Mã Lương dùng bút thần để chống lại tên địa chủ.
  • Đoạn 3: Tiếp theo…. bị chôn vùi trong những lớp sóng hung dữ Mã Lương dùng cây bút thần để trừng trị tên vua tham lam và độc ác.
  • Đoạn 4: Phần còn lại Nội dung của đoạn này nói lên việc truyền tụng của Mã Lương và cây bút thần.

Yêu cầu bài học

Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện, từ đó các bạn có thể rút ra được bài học sâu sắc cho bản thân mình.

Rèn luyện được kĩ năng đọc- hiểu văn bản.

Tóm tắt và kể lại được câu chuyện.

Trả lời câu hỏi trong sgk

Câu 1: Trang 85- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Mã Lương thuộc một kiểu nhân vật rất phổ biến nào trong truyện cổ tích? Hãy kể tên một số nhân vật tương tự trong truyện cổ tích mà em biết.

Trả lời:

Mã Lương là một kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích đó là kiểu nhân vật có số phận không được may mắn, gia đình nghèo nhưng lại là nhân vật có tài năng, trí thông minh và lòng nhân ái.

Một số nhân vật tương tự đó là Thạch Sanh, Sọ Dừa…

Câu 2: Trang 85- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Những điều gì đã giúp cho Mã Lương vẽ giỏi như vậy? Những điều ấy có quan hệ với nhau ra sao?

Trả lời:

Mã Lương vẽ giỏi như vậy là vì:

  • Em dốc lòng học vẽ, hàng ngày chăm chỉ luyện tập. Em vẽ bất cứ nơi đâu, ngay cả làm việc em cũng vẽ.
  • Cậu là một người thông minh và có sẵn năng khiếu vẽ.
  • Được vị thần ban cho chiếc bút thân nên những bức tranh cậu ấy vẽ trông giống như thật.

Những việc ấy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Việc cậu vẽ giỏi là nhờ vào sự luyện tập chăm chỉ ngày đêm, sự nghèo khó cũng không làm tắt đi niềm đam mê trong câu. Việc cậu được ban cho cây bút thần là điều xứng đáng, vì ngoài tài năng cậu còn là một người có tình yêu thương đối với dân làng.

Câu 3: Trang 85- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Mã Lương đã vẽ gì cho những người nghèo khổ và cho những kẻ tham lam? Hãy đánh giá ngòi bút thần của Mã Lương qua những gì mà Mã Lương đã vẽ?

Trả lời:

Những thứ mà Mã Lương vẽ cho dân làng:

  • Mã Lương đã sử dụng cây bút thần để vẽ cho những người dân nghèo ở trong làng. Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày. Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc. Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn. Nhà nào không có thùng múc nước, em vẽ cho thùng...
  • Mã Lương tuy vẽ gì thì sẽ hiện ra thật cái đó, nhưng cậu lại không vẽ ra tiền vàng của cải cho dân làng. Cậu vẽ cuốc, cày là những đồ vật để cho nhân dân lao động sử dụng trong công việc sản xuất. Cậu hiểu được rằng phải tự thân vận động để tạo ra của cải vật chất cho bản thân, đó mới là đáng quý.

Mã Lương đã trừng trị tên địa chủ và tên vua tham lam, độc ác:

  • Mã Lương vẽ chiếc cung tên, mũi tên lao đúng họng tên địa chủ, hắn ngã nhào xuống đất.
  • Cậu không chịu vẽ theo ý của nhà vua. Bắt em vẽ con rồng thì em vẽ con cóc ghẻ xấu xí. Bắt em vẽ con phượng thì em lại vẽ thành con gà trụi lông.
  • Em vẽ gió to sóng lớn để thuyền chở tên vua tham lam kia bị chìm sâu dưới đáy biển khơi.

Việc Mã Lương không đồng ý vẽ theo ý của tên địa chủ và nhà vua thể hiện rằng cậu rất dũng cảm chống lại cái ác. Cậu sẵn sàng đối đầu với những người mạnh nhất và thẳng tay trừng trị chúng. Cậu đã được trao sứ mệnh cho việc tiêu diệt cái ác, thực thi công lí.

Câu 4: Trang 85- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Truyện kể này được xây dựng theo trí tưởng tượng rất phong phú và độc đáo của nhân dân. Theo em, những chi tiết nào trong truyện là lí thú và gợi cảm hơn cả?

Trả lời:

Những chi tiết lí thú và gợi cảm trong truyện là:

  • Cậu vẽ con chim, chim tung cánh bay lên trời, cất tiếng hót líu lo. Cậu vẽ cá thì cá lại bơi lội tung tăng trong nước.
  • Khi bị nhốt trong chuồng ngựa, Mã Lương tự vẽ ra lò để sưởi và bánh nướng để ăn.
  • Khi nhà vua bắt cậu vẽ rồng thì cậu vẽ cóc ghẻ, bắt vẽ phượng thì cậu vẽ con gà trụi lông.
  • Khi nhà vua yêu cầu em vẽ biển, bằng ngòi bút thần, em vẽ biển hiện ra, vẽ thêm ca và thuyền cho nhà vua ra khơi. Sau đó, em vẽ sóng gió để nhấn chìm con thuyền ấy xuống đáy biển. Sự trừng phạt thật thích đáng đối với tên vua độc ác ấy.

Câu 5: Trang 85- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Hãy nêu ý nghĩa của truyện Cây bút thần?

Trả lời:

Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật, đồng thời thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người. Chân lí và cái thiện sẽ luôn luôn chiến thắng những cái ác, xấu xa.

Luyện tập

Bài 2: Trang 85- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Nhắc lại định nghĩa truyện cổ tích và kể tên những truyện cổ tích mà em đã học.

Trả lời:

Truyện cổ tích là một loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như là nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, tài giỏi….

Trong truyện cổ tích thường xuất hiện các yếu tố hoang đường, kì ảo. Qua đó thể hiện được ước mơ, niềm tin của nhân dân vào sự công bằng, cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác.

Một số truyện cổ tích mà em đã học: Thạch Sanh, Sọ Dừa, Em bé thông minh.

Kết lời: Vậy là chúng ta vừa soạn xong bài “ Cây bút thần”, các bạn đã hiểu được nội dung chính, ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện. Tự rèn luyện bản thân mình, phấn đấu để trở thành một người yêu chuộng chính nghĩa.

Cùng chuyên mục:

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo của em là một đề bài tập làm văn…

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi ngắn gọn hay nhất

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi ngắn gọn hay nhất

Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng Nguyệt), và văn mẫu chọn lọc

Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng Nguyệt), và văn mẫu chọn lọc

Nghị luận về tình yêu thương, lập dàn ý và bài văn mẫu hay

Nghị luận về tình yêu thương, lập dàn ý và bài văn mẫu hay

Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông và bài văn mẫu chọn lọc

Sự vật là gì? Từ chỉ sự vật là gì? Phân loại và bài tập

Sự vật là gì? Từ chỉ sự vật là gì? Phân loại và bài tập

Sự vật là gì? Từ chỉ sự vật là gì? Đây là những phần kiến…

Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước, dàn ý và bài văn mẫu

Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước, dàn ý và bài văn mẫu

Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước là một đề bài thường gặp...

Bài văn tả ngôi trường, lên dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Bài văn tả ngôi trường, lên dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Phân tích Ánh Trăng Nguyễn Duy, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích Ánh Trăng Nguyễn Duy, lên dàn ý và mẫu văn hay

Mở bài Mùa xuân nho nhỏ được chọn lọc hay nhất 2024

Mở bài Mùa xuân nho nhỏ được chọn lọc hay nhất 2024

Mẫu mở bài Vội Vàng của Xuân Diệu ấn tượng và độc đáo nhất

Mẫu mở bài Vội Vàng của Xuân Diệu ấn tượng và độc đáo nhất

Mở bài Sóng của Xuân Quỳnh và một số mẫu tuyển chọn

Mở bài Sóng của Xuân Quỳnh và một số mẫu tuyển chọn

Mở bài Việt Bắc hay và ý nghĩa nhất được tuyển chọn 2024

Mở bài Việt Bắc hay và ý nghĩa nhất được tuyển chọn 2024

Top