VĂN LỚP 6 TẬP 1
Bài 01: Con rồng cháu tiên - Bánh chưng bánh giầy - Từ và cấu tạo từ của tiếng việt - Giao tiếp, văn bản và phương .. Bài 02: Truyện Thánh Gióng - Từ mượn - Tìm hiểu chung về văn tự sự Bài 03: Sơn tinh thủy tinh - Nghĩa của từ - Sự việc và nhân vật trong văn .. Bài 04: Sự tích hồ gươm - Chủ dề và dàn bài của bài văn tự.. - Tìm hiểu đề và cách làm bài văn .. Bài 05: Soạn bài Sọ Dừa - Từ nhiều nghĩa và hiện tượng .. - Lời văn, đoạn văn tư sự Bài 06: Soạn bài Thạch Sanh - Chữa lỗi dùng từ lớp 6 tập 1 Bài 07: Soạn bài em bé thông - Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) - Luyện nói kể chuyện Bài 08: Soạn văn cây bút thần - Danh từ lớp 6 tập 1 - Ngôi kể trong văn tự sự Bài 09: Ông lão đánh cá và con cá.. - Thứ tự kể trong văn tự sự Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng - Thầy bói xem voi - Đeo nhạc cho mèo - Danh từ (tiếp theo ) lớp 6 tập 1 - Luyện nói kể chuyện tiết 2 Bài 11: Chân tay tai mắt miệng - Cụm danh từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập xây dựng bài tự sự .. Bài 12: Treo biển lớp 6 tập 1 - Lợn cưới, áo mới - Số từ và lượng từ - Kể chuyện tưởng tượng Bài 13: Ôn tập truyện dân gian - Chỉ từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập kể chuyện tưởng tượng Bài 14: Con hổ có nghĩa - Động từ - Cụm động từ lớp 6 tập 1 Bài 15: Mẹ hiền dạy con - Tính từ và cụm tính từ Bài 16: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở .. - Chương trình địa phương - Chương trình địa phương- tập làm văn
VĂN LỚP 6 TẬP 2
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

- Soạn bài: từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ lớp 6 tập 1

Đây là bài soạn văn từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ nằm trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1, trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 55 dễ hiểu nhất.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

I. Từ nhiều nghĩa

Câu 1: Trang 55- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Đọc bài thơ sau:

Những cái chân

Cái gậy có một chân

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Biết giúp bà khỏi ngã.

Chiếc com-pa bố vẽ

Có chân đứng, chân quay.

Cái kiềng đun hằng ngày

Ba chân xòe trong lửa.

Chẳng bảo giờ đi cả

Là chiếc bàn bốn chân.

Riêng cái võng Trường Sơn

Không chân, đi khắp nước

(Vũ Quần Phương)

Câu 2: Trang 55 - sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Tra từ điển để biết các nghĩa của từ “ chân”

Trả lời:

Trong từ điển, từ “chân” có một số nghĩa như sau:

  • Chân: là một bộ phần nằm ở dưới cùng của cơ thể, nó được sử dụng để đi, đứng, chạy… ( ví dụ như đau chân, gãy chân….)
  • Chân: là một bộ phận dưới cùng của đồ vật, có tác dụng đỡ các đồ vật khác, ví dụ như chân bàn, chân ghế….
  • Chân: là một bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, tiếp giáp và bám vào mặt nền, ví dụ như chân tường, chân núi….

Câu 3: Trang 56 - sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Tìm thêm một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ chân?

Trả lời:

Một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như: mũi

  • Mũi: Là một bộ phận trên cơ thể con người, động vật, nó dùng để ngửi.
  • Mũi: Là một bộ phận phía trước, nằm ở bộ phận đầu tiên của một phương tiện giao thông, một đồ vật nào đó. Ví dụ: mũi tàu, mũi dao….

Câu 4: Trang 56- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Tìm một số từ chỉ có một nghĩa: com-pa, kiềng….

Trả lời:

Một số từ chỉ có một nghĩa: Sách, vở, xe đạp, xe máy, ô tô…

II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Câu 1: Trang 56- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân.

Trả lời:

Nghĩa của các từ chân đều có chung ý đó là sử dụng để đỡ lấy cơ thể, đồ vật nào đó.

Câu 2: Trang 56- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Trong một câu cụ thể, một từ thường được dùng với mấy nghĩa?

Trả lời:

Trong một câu cụ thể, một từ thường được sử dụng với một nghĩa.

Câu 3: Trang 56- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Trong bài thơ “ Những cái chân”, từ chân được dùng với những nghĩa nào?

Trả lời:

Trong bài thơ “ Những cái chân”, từ chân được dùng với nghĩa chuyển, để hiểu được những nghĩa chuyển ấy thì chúng ta sẽ dựa vào nghĩa của từ gốc.

III. Luyện tập

Bài 1: Trang 56- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Hãy tìm ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và chỉ ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng. Ví dụ :

Chân: chân bàn, chân giường, chân núi, chân đê, chân trời

Trả lời:

Ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và sự chuyển nghĩa của chúng là:

Đầu:

  • Nghĩa gốc: là bộ phận trên cùng của cơ thể người, động vật. Nó là nơi chứa não bộ. Ví dụ: đầu người, đầu cá….
  • Nghĩa chuyển:
    • Đầu là bộ phận nằm ở trên cùng, đầu tiên: Đầu bảng, đầu sổ, đầu danh sách….
    • Đầu: Là bộ phận quan trọng trong một tập thể, tổ chức: Đầu ngành, đầu đàn, đầu bảng...

Cổ:

  • Nghĩa gốc: Cổ là một bộ phận trên cơ thể con người hoặc động vật, nó nối phần đầu và phần thân lại với nhau.
  • Nghĩa chuyển:
    • Cổ: Là một bộ phận của đồ vật : Cổ chai, cổ lọ…
    • Cổ: chỉ ra một sự sợ hãi: rụt cổ rùa…
    • Cổ: Chỉ ra thái độ trông ngóng, mong đợi: nghểnh cổ….

Mắt:

  • Nghĩa gốc: Mắt là một bộ phận trên cơ thể con người, động vật, được sử dụng để nhìn và quan sát.
  • Nghĩa chuyển:
    • Mắt: là một bộ phận của đồ vật: mắt lưới, mắt võng, mắt cây….

Bài 2: Trang 56- sgk ngữ văn lớp 6, tập 1

Trong Tiếng Việt có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người. Hãy chỉ ra những trường hợp chuyển nghĩa đó.

Trả lời:

Một số trường hợp dùng bộ phận cây cối để chỉ bộ phận cơ thể người là:

  • Lá: lá phổi, lá gan, lá lách…
  • Qủa: quả tim, quả thận…
  • Hoa: hoa tay…

Bài 3: Trang 57- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Dưới đây là một số hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt. Hãy tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyển nghĩa đó ba ví dụ minh hoạ:

a) Chỉ sự vật chuyển thành hành động: cái cưa ⟶ cưa gỗ.

b) Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị: gánh củi đi ⟶ một gánh củi.

Trả lời:

a) Chỉ sự vật chuyển thành hành động:

Hộp sơn ⟶ sơn cửa ; Cái bào ⟶ bào gỗ ; Cái tát ⟶ tát nước.

b) Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị:

Bơm xe ⟶ cái bơm ; Nắm cơm ⟶ ba nắm cơm ; Bó cỏ ⟶ một bó cỏ.

Bài 4: Trang 57- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Đọc đoạn trích:

Nghĩa của từ "bụng"

Thông thường, khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống, ta nghĩ đến bụng. Ta vẫn thường nói: đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con mắt to hơn cái bụng,… Bụng được dùng với nghĩa “bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày”.

Nhưng các cụm từ nghĩ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo dạ, định bụng,… thì sao? Và hàng loạt cụm từ như thế nữa: suy bụng ta ra bụng người, đi guốc trong bụng, sống để bụng chết mang đi,… Trong những trường hợp này, từ bụng được hiểu theo cách khác: bụng là “biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung”.

(Theo Hoàng Dĩ Đình)

a) Tác giả trong đoạn trích nêu lên mấy nghĩa của từ bụng? Đó là những nghĩa nào? Em có đồng ý với tác giả không?

b) Trong các trường hợp sau đây, từ bụng có nghĩa gì?

  • Ăn no ấm bụng
  • Anh ấy tôt bụng.
  • Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc.

Trả lời:

a) Trong đoạn trích, tác giả nêu lên 2 nghĩa của từ bụng.

  • Bụng: là bộ phận trên cơ thể, nó chứa dạ dày và ruột.
  • Bụng: là biểu hiện của suy nghĩ giấu kín không được bộc lộ ra ngoài.

Nhận xét: Em đồng ý với các nghĩa của từ “ bụng” mà tác giả đưa ra, tuy nhiên vẫn còn thiếu nghĩa bụng là một phần phình to của các đồ vật.

b) Nghĩa của các từ bụng:

  • Ăn no ấm bụng: bụng là một bộ phận trên cơ thể con người, nó là nơi chứa đựng dạ dày và ruột.
  • Anh ấy tốt bụng: là biểu tượng của ý nghĩ, tình cảm sâu kín đối với người và việc.
  • Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc: Bụng chính là phần phình to ra ở một số sự vật.

Lời kết: Vậy là chúng ta đã phần nào hiểu rõ hơn về nghĩa của từ cũng như là hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Qua đó, các bạn được trau dồi thêm vốn từ ngữ tiếng Việt của bản thân. Mình chúc các bạn học tập tốt và hẹn gặp lại các bạn ở bài học tiếp theo.

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Cái chúc thư

- Soạn bài Cái chúc thư

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Top