VĂN LỚP 6 TẬP 1
Bài 01: Con rồng cháu tiên - Bánh chưng bánh giầy - Từ và cấu tạo từ của tiếng việt - Giao tiếp, văn bản và phương .. Bài 02: Truyện Thánh Gióng - Từ mượn - Tìm hiểu chung về văn tự sự Bài 03: Sơn tinh thủy tinh - Nghĩa của từ - Sự việc và nhân vật trong văn .. Bài 04: Sự tích hồ gươm - Chủ dề và dàn bài của bài văn tự.. - Tìm hiểu đề và cách làm bài văn .. Bài 05: Soạn bài Sọ Dừa - Từ nhiều nghĩa và hiện tượng .. - Lời văn, đoạn văn tư sự Bài 06: Soạn bài Thạch Sanh - Chữa lỗi dùng từ lớp 6 tập 1 Bài 07: Soạn bài em bé thông - Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) - Luyện nói kể chuyện Bài 08: Soạn văn cây bút thần - Danh từ lớp 6 tập 1 - Ngôi kể trong văn tự sự Bài 09: Ông lão đánh cá và con cá.. - Thứ tự kể trong văn tự sự Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng - Thầy bói xem voi - Đeo nhạc cho mèo - Danh từ (tiếp theo ) lớp 6 tập 1 - Luyện nói kể chuyện tiết 2 Bài 11: Chân tay tai mắt miệng - Cụm danh từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập xây dựng bài tự sự .. Bài 12: Treo biển lớp 6 tập 1 - Lợn cưới, áo mới - Số từ và lượng từ - Kể chuyện tưởng tượng Bài 13: Ôn tập truyện dân gian - Chỉ từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập kể chuyện tưởng tượng Bài 14: Con hổ có nghĩa - Động từ - Cụm động từ lớp 6 tập 1 Bài 15: Mẹ hiền dạy con - Tính từ và cụm tính từ Bài 16: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở .. - Chương trình địa phương - Chương trình địa phương- tập làm văn
VĂN LỚP 6 TẬP 2
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Bài 09: Soạn bài - Ông lão đánh cá và con cá vàng lớp 6

Đây là bài soạn văn ông lão đánh cá và con cá vàng nằm trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1, trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 91 chi tiết và dễ hiểu nhất.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Tìm hiểu chung

Thể loại

“Ông lão đánh cá và con các vàng” là một câu chuyện thuộc truyện cổ tích của A. Pu - skin.

Tóm tắt văn bản

Ngày xưa, có cặp vợ chồng già ở trong một túp lều rách nát. Ông lão hàng ngày ra biển đánh cá. Một hôm ông quăng lưới và bắt được chú cá vàng. Con các cầu xin ông tha mạng hứa đền ơn. Ông lão phúc hậu thả con cá về với biển mà không hề xin một điều gì.

Khi về nhà, ông lão mang chuyện này kể cho bà vợ nghe thì bị bà vợ mắng chửi và yêu cầu ông ra xin cái máng lợn. Ngay lập tức, nhà ông đã có cái máng lớn mới. Không dừng lại ở đó, mụ vợ tham lam lại đòi thêm nhà mới, đòi làm bà nhất phẩm phu nhân. Và thế là ông lão đi tìm con cá vàng và nó đã đáp ứng được tất cả yêu cầu của bà vợ.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Sau khi đạt được những điều ấy bà bắt ông lão ra quét dọn chuồng ngựa. Lòng tham của mụ chưa dùng lại mà bà ấy còn muốn trở thành một nữ hoàng. Rồi muốn làm cả Long Vương để con cá vàng ấy hầu hạ mụ ta. Đến đây thì con cá liền tức giận và lấy lại tất cả mọi thứ đã ban cho. Khi quay về, ông lão chỉ còn thấy túp lêu tranh rách nát và mụ vợ đang ngồi bên cái máng cũ.

Bố cục của văn bản

Văn bản được chia ra làm 3 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu …. Vợ ở nhà kéo sợi → Nội dung đoạn này giới thiệu về hoàn cảnh của nhân vật.
  • Đoạn 2: Tiêp theo…. làm theo ý muốn của mụ → Nội dung đoạn là sự đền đáp công ơn của cá vàng và sự đòi hỏi tham lam của mụ vợ.
  • Đoạn 3: Phần còn lại → Hậu quả của sự tham lam từ mụ vợ.

Yêu cầu cần đạt

Ghi nhớ được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện muốn mang lại cho người đọc.

Thấy được những chi tiết nghệ thuật trong văn bản.

Tóm tắt được câu chuyện và khả năng đọc lưu loát văn bản.

Trả lời câu hỏi sgk

Câu 1: Trang 96- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Trong truyện, mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng? Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Hãy nêu tác dụng của biện pháp này?

Trả lời:

Trong truyện ông lão ra biển gọi cá vàng đến năm lần:

  • Lần đầu: Xin một cái máng mới.
  • Lần thứ hai: Xin một ngôi nhà mới.
  • Lần thứ ba: Xin cho mụ vợ làm đệ nhất phu nhân.
  • Lần thứ tư: Xin cho mụ vợ làm nữ hoàng.
  • Lần thứ năm: Xin cho mụ vợ làm Long Vương.

Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích, biện pháp này có tác dụng: Xây dựng nhiều tình huống, tạo cho người đọc sự bất ngờ đi từ tình huống này đến tình huống kia.

Những sự lặp lại không giữ nguyên xi mà được tăng tiến theo cấp độ. Mỗi lần lặp lại là mỗi lần mức độ của các sự việc trong câu chuyện được tăng lên.

Cứ qua mỗi lần lặp lại thì tính cách của các nhân vật trong câu chuyện được đậm nét hơn.

Câu 2: Trang 96- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao?

Trả lời:

Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng thì cảnh biển lại thay đổi:

  • Lần đầu: Biển gợn sóng êm ả
  • Lần 2: Biển xanh đã gợi sóng.
  • Lần 3: Biển xanh nổi sóng dữ dội
  • Lần 4: Biển nổi sóng mù mịt.
  • Lần 5: Một cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Khi những đòi hỏi của mụ vợ ngày càng quá quắt, vô lí thì phản ứng của biển lại càng có sự thay đổi dữ dội hơn.

Câu 3: Trang 96- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Em có nhận xét gì về lòng tham và sự bội bạc của nhân vật mụ vợ? Sự bội bạc của mụ đối với chồng đã tăng lên như thế nào? Khi nào sự bội bạc của mụ đi đến tột cùng?

Trả lời :

Lòng tham của mụ vợ càng ngày càng quá quắt. Nó là những sự đòi hỏi vô lí.

  • Lần đầu khi đòi chiếc máng lợn là đòi hỏi về vật chất.
  • Lần thứ hai đòi ngôi nhà là sự đòi hỏi về vật chất được tăng lên rất nhiều lần.
  • Lần thứ ba đòi làm nhất phẩm phu nhân là sự đòi hỏi về của cải và danh vọng.
  • Lần thứ tư là đòi làm nữ hoàng, sự đòi hỏi về danh vọng và quyền lực gấp lên nhiều lần nữa.
  • Lần thứ năm mụ vợ đòi làm Long Vương và bắt cá vàng phải hầu hạ và phục tùng theo ý muốn của mụ. Chính sự tham lam này đã thể hiện một lòng tham vô hạn, không biết điểm dừng của mụ ta.

Sự bội bạc của mụ đối với chồng cũng đã tăng lên:

  • Khi đòi chiếc máng mới: mụ mắng chồng là đồ ngốc.
  • Khi đòi ngôi nhà lớn: mụ quát to hơn.
  • Đòi làm nhất phẩm phu nhân: mụ mắng như tát nước vào mặt.
  • Khi đòi làm nữ hoàng: mụ giận dữ, nổi trận lôi đình và tát vào mặt ông lão.
  • Khi đòi làm Long Vương: mụ nổi cơn thịnh nộ và sai người đi bắt ông lão đến.

Những đòi hỏi tham lam và vô lí của mụ ấy khiến ông lão cảm thấy mụ vợ bị điên. Sự bội bạc ấy đã đạt đến đỉnh điểm khiến cho cả bầu trời và biển cả phải nổi giận.

Câu 4: Trang 96- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Câu chuyện đã được kết thúc như thế nào? Ý nghĩa của cách kết thúc đó?

Trả lời:

Câu chuyện được kết thúc bằng việc vợ chồng ông lão quay trở về với cuộc sống nghèo khó trước kia.

Kết thúc này mang một ý nghĩa rất lớn: Ông lão như vừa trải qua một cơn ác mộng lớn, bởi vì ngay từ đầu ông đã không có đòi hỏi gì cho cuộc sống của bản thân. Còn đối với mụ vợ thì đây đúng là một sự trừng trị thích đáng dành cho người tham lam, bội bạc.

Câu chuyện như muốn đưa đến cho người đọc một bài học sâu sắc đó chính là không nên tham lam, chỉ nên nhận lấy những gì xứng đáng thuộc về mình và không nên lạm dụng lòng tốt của người khác.

Câu 5: Trang 96- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Thảo luận ở lớp: Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội tham lam hay là vì bội bạc? Hãy nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng con cá vàng ?

Trả lời:

  • Mụ vợ bị trừng trị bởi sự tham lam và cả sự bội bạc, nhưng có lẽ tội bội bạc của mụ quá lớn nên mới khiến mụ có một kết cục không tốt đẹp gì.
  • Hình tượng của cá vàng tượng trưng cho những người biết đền đáp công ơn khi được giúp đỡ. Cá vàng là đại diện cho cái thiện, công lí. Trừng trị những kẻ có lòng dạ tham lam và bội bạc.

Luyện tập

Bài 1: Trang 97- sgk ngữ văn lớp 6, tập 1

Có người cho rằng truyện này nên đặt tên là “Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng”. Ý kiến của em thế nào?

Trả lời:

Theo em, tên tựa đề như vậy quá dài. Tuy mụ vợ của ông lão xuất hiện nhiều trong câu chuyện ấy nhưng chỉ có ông lão đối thoại với con cá vàng chứ không phải là mụ vợ. Nhan đề cũng chỉ cần nêu lên nhân vật tốt, có tính hướng thiện.

Kết lời: Vậy là chúng ta đã kết thúc bài học “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, qua bài học các bạn đã hiểu được nội dung cũng như ý nghĩa của câu chuyện. Chúc các bạn học tập tốt.

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Top