VĂN LỚP 6 TẬP 1
Bài 01: Con rồng cháu tiên - Bánh chưng bánh giầy - Từ và cấu tạo từ của tiếng việt - Giao tiếp, văn bản và phương .. Bài 02: Truyện Thánh Gióng - Từ mượn - Tìm hiểu chung về văn tự sự Bài 03: Sơn tinh thủy tinh - Nghĩa của từ - Sự việc và nhân vật trong văn .. Bài 04: Sự tích hồ gươm - Chủ dề và dàn bài của bài văn tự.. - Tìm hiểu đề và cách làm bài văn .. Bài 05: Soạn bài Sọ Dừa - Từ nhiều nghĩa và hiện tượng .. - Lời văn, đoạn văn tư sự Bài 06: Soạn bài Thạch Sanh - Chữa lỗi dùng từ lớp 6 tập 1 Bài 07: Soạn bài em bé thông - Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) - Luyện nói kể chuyện Bài 08: Soạn văn cây bút thần - Danh từ lớp 6 tập 1 - Ngôi kể trong văn tự sự Bài 09: Ông lão đánh cá và con cá.. - Thứ tự kể trong văn tự sự Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng - Thầy bói xem voi - Đeo nhạc cho mèo - Danh từ (tiếp theo ) lớp 6 tập 1 - Luyện nói kể chuyện tiết 2 Bài 11: Chân tay tai mắt miệng - Cụm danh từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập xây dựng bài tự sự .. Bài 12: Treo biển lớp 6 tập 1 - Lợn cưới, áo mới - Số từ và lượng từ - Kể chuyện tưởng tượng Bài 13: Ôn tập truyện dân gian - Chỉ từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập kể chuyện tưởng tượng Bài 14: Con hổ có nghĩa - Động từ - Cụm động từ lớp 6 tập 1 Bài 15: Mẹ hiền dạy con - Tính từ và cụm tính từ Bài 16: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở .. - Chương trình địa phương - Chương trình địa phương- tập làm văn
VĂN LỚP 6 TẬP 2
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Bài 06: Soạn bài Thạch Sanh Lớp 6 tập 1

Đây là bài soạn văn Thạch Sanh nằm trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1, trả lời câu hỏi sách giáo khoa bài Thạch Sanh trang 61 dễ hiểu nhất.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Tìm hiểu chung

Thể loại

Truyện Thạch Sanh là một câu truyện cổ tích nằm kho kho tàng văn học Việt Nam.

Tóm tắt truyện

Thạch Sanh là con của Ngọc Hoàng được cử xuống làm con của một đôi vợ chồng già nghèo khổ nhưng tốt bụng. Thật không may khi cha mẹ mất sớm, chàng mồ côi cha mẹ và sống một mình dưới gốc cây đa.

Lí Thông là một tên hàng rượu, gian trá. Hắn vô tình gặp Thạch Sanh vác một bó củi to thì nghĩ đây là một người khỏe mạnh nên sẽ giúp được nhiều việc, bèn lân la và kết thân với Thạch Sanh. Từ đó hai người trở thành anh em kết nghĩa.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Đã đến ngày Lí Thông phải dâng mạng cho trằn tinh, hắn lừa Thạch Sanh thí mạng cho mình. Nhưng Thạch Sanh là người tài giỏi đã giết được chằn tinh, cậu bị Lí Thông lừa và cướp công lao của cậu bằng cách kêu Thạch Sanh bỏ trốn vì đã giết mất con vật mà nhà Vua yêu quý.

Nhà Vua tổ chức kén rể cho công chúa, không may trúng ngày hôm đó thì nàng bị một con đại bàng bắt đi. Thạch Sanh dùng cung tên bắn thương con đại bàng, và chàng lần theo vết máu tìm đến hang của nó. Nhà vua sai Lí Thông tìm con gái và hứa sẽ gả nàng cho hắn. Lí Thông lại đến nhờ Thạch Sanh và lừa nhốt cậu ấy ở dưới hang.

Thạch Sanh cứu được cả công chúa và con trai của vua Thủy Tề nên được mời xuống thủy cung chơi và được tặng rất nhiều vàng bạc, đá quý, nhưng chàng không nhận. Chàng chỉ xin chiếc đàn thần rồi lại quay trở về gốc đa sinh sống.

Công chúa đã được cứu, nhưng từ ngày trở về, nàng không cười không nói, dù nhà vua đã dùng mọi cách để mua vui cho con gái nhưng vẫn không thay đổi được gì. Vong hồn của chằn tinh và đại bàng về trả thù chàng, vu vạ cho chàng nên Thạch Sanh bị bắt vào ngục. Buồn bã nên chàng ngồi đánh đàn, nghe thấy tiếng đàn ấy, công chúa liền hết bệnh. Vua cho truyền Thạch Sanh lên, cậu kể hết cho nhà vua nghe. Mẹ con Lí Thông bị xử tội, nhưng Thạch Sanh là người lương thiện nên xin tha cho học. Trên đường về nhà, họ bị sét đánh và hóa kiếp thành bọ hung.

Thạch Sanh được nhà vua gả con gái cho, quân của các nước chư hầu qua chiếm đánh, bị tiếng đàn của Thạch Sanh đuổi chạy tán loạn. Chàng nấu một niêu cơm nhỏ nhưng cả đám giặc ăn không hết. Tất cả bọn chúng đều quy hàng xin thua. Nhà vua truyền ngôi và Thạch Sanh được lên làm Vua.

Bố cục văn bản

Văn bản được chia ra làm 4 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu…. đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Đoạn này viết về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.
  • Đoạn 2: Tiếp theo….Phong cho làm Quận công Diễn biến của việc Lí Thông tiêu diệt chằn tinh và bị Lí Thông lừa gạt để cướp công.
  • Đoạn 3: Tiếp theo….. hóa kiếp thành bọ hung Diễn biến câu chuyện Thạch Sanh giết chết đại bàng, cứu công chúa và thái tử Thủy tề. Cái kết cho mẹ con nhà Lí Thông.
  • Đoạn 4: Phần còn lại: Kết thúc có hậu, Thạch Sanh cưới được công chúa, chiến thắng các nước chư hầu và được lên làm vua.

Yêu cầu bài học

Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện, thông qua đó rút ra được bài học sâu sắc cho bản thân.

Nêu được yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong bài. Ca ngợi chính nghĩa, khát vọng về sự công bằng, hạnh phúc của nhân dân lao động.

Ghi nhớ được cốt chuyện, tóm tắt được câu chuyện và có thể kể lại câu chuyện đó bằng cách diễn đạt theo ý của mình.

Trả lời câu hỏi sgk

Câu 1: Trang 66- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì?

Trả lời câu hỏi:

Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh rất khác thường:

  • Thạch Sanh chính là con trai của Ngọc Hoàng được sai xuống đầu thai vào một gia đình nông dân nghèo nhưng tốt bụng.
  • Người mẹ phải mang thai nhiều năm mới sinh ra được Thạch Sanh.
  • Thạch Sanh được các thiên thần xuống dạy đủ cho các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

Khi kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, nhân dân ta muốn thể hiện tính cách nhân vật một cách đẹp đẽ và lí tưởng nhất. Việc miêu tả nhân vật như thế sẽ tạo được một sự hấp dẫn nhất định của câu chuyện đối với người đọc.

Câu 2: Trang 66- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách như thế nào? Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy?

Trả lời câu hỏi:

Trước khi kết hôn được với công chúa, Thạch Sanh đã trải qua những thử thách sau:

  • Bị mẹ con Lí Thông lừa ra miếu canh chằn tinh để thế mạng thay cho Lí Thông. Nhưng chàng đã diệt được con chằn tinh đó.

  • Khi theo đại bàng vào hang và cứu được công chúa thì lại bị Lí Thông lừa và lấp cửa hang lại.

  • Thạch Sanh bị hồn của chằn tinh và đại bàng quay về báo thù, chàng bị bắt giam vào ngục.

Qua những lần thử thách ấy, Thạch Sanh bộc lộ được những phẩm chất quý báu sau:

  • Thạch Sanh là một người có tính tình thật thà, chất phác.

  • Chàng là một người tài giỏi và gan dạ, chàng dũng cảm và không ngại hiểm nguy. Anh ấy có thể tiêu diệt được chằn tinh và đại bàng.

Câu 3: Trang 66- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập này?

Trả lời câu hỏi:

Trong truyện, tác giả dân gian đã tạo nên hai nhân vật đối lập nhau về toàn diện. Những hình ảnh đối lập đó là:

  • Lí Thông là một con người có tính cách gian manh và xảo quyệt, hắn ta luôn lợi dụng Thạch Sanh hòng trục lợi cho bản thân mình. Ngược lại, Thạch Sanh là một người hiền lành, luôn tin tưởng vào người anh kết nghĩa.
  • Lí Thông là một kẻ ác độc, hắn dồn Thạch Sanh vào chỗ chết, hắn lừa chàng đến thế mạng cho chằn tinh, lấp hang đá lại nhốt chàng khi chàng đã cứu được công chúa. Còn Thạch Sanh thì rất lương thiện. Khi mẹ con Lí Thông bị trừng trị thì Thạch Sanh đã tha mạng cho họ trở về quê nhà.

Câu 4: Trang 67- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của những chi tiết đó?

Trả lời câu hỏi:

Ý nghĩa của những chi tiết thần kì đó:

  • Tiếng đàn của Thạch Sanh:

    • Tiếng đàn đã giúp chàng được giải oan, nhờ tiếng đàn ấy mà khi nghe được công chúa đã hết bệnh câm. Qua đó Thạch Sanh đã được minh oan và mẹ con Lí Thông phải trả giá cho những việc làm của mình. Đây cũng chính là tiếng đàn của công lí.

Hình ảnh quân mười tám nước chư hầu giơ giáp xin hàng chính là minh chứng cho việc yêu chuộng hòa bình của nhân dân.

  • Niêu cơm của Thạch Sanh:

    • Đây là một niêu cơm thần kì, cứ ăn hết rồi lại đầy, điều này khiến cho các nước chư hầu và tất cả mọi người đều cảm thấy ngạc nhiên.
    • Niêu cơm thần kì tượng trưng cho tấm lòng nhân ái và vị tha của nhân dân ta. Niềm mơ ước khát khao được sống trong sự hòa bình.

Câu 5: Trang 67- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Thảo luận: Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh thì được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Hãy nêu một số ví dụ?

Trả lời câu hỏi:

Qua sự việc kết thúc nhân dân ta muốn thể hiện lên sự công bằng trong xã hội, người tốt thì luôn luôn được đền đáp bởi một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc, còn những kẻ ác độc, tham lam thì sẽ nhận những cái kết đau khổ. Cái thiện sẽ luôn luôn chiến thắng cái ác.

Kiểu kết thúc như thế này chúng ta sẽ rất hay gặp được ở trong truyện cổ tích. Ví dụ như Sọ Dừa, Tấm Cám, Cây khế…

Luyện tập

Bài 1: Trang 67- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Nếu vẽ một bức tranh minh hoạ cho truyện Thạch Sanh em chọn chi tiết nào trong truyện để vẽ? Vì sao? Em sẽ đặt tên cho bức tranh minh hoạ ấy tên gọi như thế nào?

Trả lời câu hỏi:

Nếu được lựa chọn thì e sẽ lựa chọn vẽ hình ảnh mà Thạch Sạnh đánh nhau với chằn tinh, bởi vì thông qua bức tranh ấy em có thể thấy được sức mạnh phi thường của con người khi chống lại cái ác, và công lí luôn luôn chiến thắng.

Em sẽ đặt tên cho bức tranh đấy là: Thạch Sanh chiến thắng chằn tinh.

Lời kết: Vậy là chúng ta vừa học xong bài Thạch Sanh, hi vọng rằng qua bài học các bạn sẽ rút ra được những bài học quý giá cho bản thân và niềm tin vào cuộc sống. Chúc các bạn học tốt.

Cùng chuyên mục:

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu là một trong những...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) có tên thật là Nguyễn Văn Báu...

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Đỗ Phấn không chỉ là một họa sĩ rất tài ba và cũng là một…

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), ông là một nhà thơ, nhà văn, kiêm nhà…

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Hê minh uê (Ernest Miller Hemingway) là một nhà văn, nhà báo...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Sô lô khốp hay còn gọi là Sholokhov (1905 - 1984) vốn là một nhà...

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Cao Bá Quát sinh năm 1808, mất năm 1855, có tên chữ là Chu Thần....

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Nguyễn Công Trứ sinh năm 1778, mất năm 1859, ông vừa là một nhà chính…

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

Mở bài Câu cá thu (Thu điếu) là một phần quan trọng nhất trong...

16 Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa hay, ngắn gọn, ấn tượng nhất

16 Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa hay, ngắn gọn, ấn tượng nhất

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa là một phần quan trọng giúp...

16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất

16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 06 tháng 05 năm 1912, mất ngày 25 tháng 07...

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà phê bình Văn học Hoài Thanh

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà phê bình Văn học Hoài Thanh

Hoài Thanh sinh ngày 15 tháng 07 năm 1909, mất ngày 14 tháng 03 năm…

Tiểu sử Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền Mỹ

Tiểu sử Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền Mỹ

Martin Luther King viết tắt là MLK, sinh ngày 15 tháng 01 năm 1929...

Cuộc đời và sự nghiệp người nghệ sĩ đa tài Văn Cao

Cuộc đời và sự nghiệp người nghệ sĩ đa tài Văn Cao

Văn Cao có tên khai sinh là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15 tháng 11…

Tiểu sử nhà văn William Shakespeare và sự nghiệp vĩ đại

Tiểu sử nhà văn William Shakespeare và sự nghiệp vĩ đại

William Shakespeare sinh ngày 23 tháng 04 năm 1564 tại Warwickshire...

Tiểu sử Lưu Trọng Lư và sự nghiệp văn chương đầy dấu ấn

Tiểu sử Lưu Trọng Lư và sự nghiệp văn chương đầy dấu ấn

Lưu Trọng Lư sinh ngày 19 tháng 06 năm 1911, mất ngày 10....

Top