- Soạn văn: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt lớp 6
Bài soạn văn lớp 6 tập 1 bài học "Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt". Các em học sinh sẽ được hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa chi tiết nhất.
I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt
1. Văn bản và mục đích giao tiếp
a) Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng (Ví dụ: muốn khuyên nhủ người khác một điều gì, có lòng yêu mến bạn, muốn tham gia một hoạt động do nhà trường tổ chức,...) mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết thì chúng ta phải biểu đạt bằng ngôn ngữ nói hoặc viết.
b) Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì chúng ta cần phải trình bày thật rõ ràng mục đích mà chúng ta giao tiếp.
c) Câu ca dao:
Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
Câu ca dao này như nhắc nhở chúng ta rằng phải luôn luôn giữ vững ý chí, đặt niềm tin vào bản thân mình, không bị lung lay bởi những tác động từ bên ngoài.
Câu ca dao trên được viết theo thể loại thơ lục bát, nó được liên kết với nhau bởi cách bắt vần, qua đó biểu đạt trọn vẹn một ý.
Chúng ta có thể coi rằng câu ca dao trên chính là một văn bản.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
d) Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học là một văn bản. Vì lời phát biểu ấy có bố cục rõ ràng, có chủ đề và nội dung cụ thể, kèm theo đó là cách diễn đạt phù hợp của người phát biểu.
đ) Bức thư em viết cho bạn bè hay người thân cũng được xem là một văn bản vì nó có đầy đủ chủ đề và nội dung.
e) Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích ( kể miệng hay được chép lại), câu đối, thiệp mời dự đám cưới….. chúng đều được coi là văn bản. Ngoài ra những lời phát biểu, bài thuyết trình… cũng được coi là một văn bản.
2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản
Tùy theo mục đích giao tiếp cụ thể mà người ta sử dụng các kiểu văn bản với các phương thức biểu đạt phù hợp. Có thể chia ra các phương thức biểu đạt sau:
Bài tập
Cho các tình huống giao tiếp sau, hãy lựa chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phù hợp:
- Hai đội bóng đá muốn xin phép sử dụng sân vận động của thành phố => Sử dụng văn bản Hành chính- công vụ.
- Tường thuật diễn biến trận đấu bóng đá => Sử dụng kiểu văn bản tự sự.
- Tả lại những pha bóng đẹp trong trận đấu => Sử dụng văn bản miêu tả.
- giới thiệu quá trình thành lập và thành tích của hai đội => Sử dụng văn bản thuyết minh.
- Bày tỏ lòng yêu mến môn bóng đá => Sử dụng văn bản biểu cảm.
- Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là một bộ môn tốn kém, làm ảnh hưởng không tốt tới việc học tập và công tác của nhiều người => Sử dụng văn bản Nghị luận.
Ghi nhớ
Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính- công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng.
II. Luyện tập
Bài 1: Các đoạn văn, thơ thuộc phương thức biểu đạt: (Câu 1 SGK văn học 6 tập 1 trang 17 - 18)
- a) Phương thức tự sự.
- b) Phương thức miêu tả.
- c) Phương thức nghị luận.
- d) Phương thức biểu cảm.
- e) Phương thức thuyết minh.
Bài 2: Truyền thuyết con Rồng cháu Tiên, thuộc kiểu văn bản tự sự. Bởi vì trong câu chuyện xuất hiện các nhân vật và sự kiện rất rõ ràng. Trong truyện, chúng ta sẽ bắt gặp những câu nói thoại chi tiết, mọi hành động, diễn biến được diễn ra một cách nhất định. Kết quả đúc kết lại chính là ý nghĩa của câu chuyện.
Qua phần lý thuyết và bài tập củng cố trên, các bạn đã hiểu rõ hơn về văn bản và các phương thức biểu đạt của văn bản rồi đúng không ạ. Chúng ta sẽ cùng gặp nhau ở bài học tiếp theo nhé.