VĂN LỚP 6 TẬP 1
Bài 01: Con rồng cháu tiên - Bánh chưng bánh giầy - Từ và cấu tạo từ của tiếng việt - Giao tiếp, văn bản và phương .. Bài 02: Truyện Thánh Gióng - Từ mượn - Tìm hiểu chung về văn tự sự Bài 03: Sơn tinh thủy tinh - Nghĩa của từ - Sự việc và nhân vật trong văn .. Bài 04: Sự tích hồ gươm - Chủ dề và dàn bài của bài văn tự.. - Tìm hiểu đề và cách làm bài văn .. Bài 05: Soạn bài Sọ Dừa - Từ nhiều nghĩa và hiện tượng .. - Lời văn, đoạn văn tư sự Bài 06: Soạn bài Thạch Sanh - Chữa lỗi dùng từ lớp 6 tập 1 Bài 07: Soạn bài em bé thông - Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) - Luyện nói kể chuyện Bài 08: Soạn văn cây bút thần - Danh từ lớp 6 tập 1 - Ngôi kể trong văn tự sự Bài 09: Ông lão đánh cá và con cá.. - Thứ tự kể trong văn tự sự Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng - Thầy bói xem voi - Đeo nhạc cho mèo - Danh từ (tiếp theo ) lớp 6 tập 1 - Luyện nói kể chuyện tiết 2 Bài 11: Chân tay tai mắt miệng - Cụm danh từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập xây dựng bài tự sự .. Bài 12: Treo biển lớp 6 tập 1 - Lợn cưới, áo mới - Số từ và lượng từ - Kể chuyện tưởng tượng Bài 13: Ôn tập truyện dân gian - Chỉ từ lớp 6 tập 1 - Luyện tập kể chuyện tưởng tượng Bài 14: Con hổ có nghĩa - Động từ - Cụm động từ lớp 6 tập 1 Bài 15: Mẹ hiền dạy con - Tính từ và cụm tính từ Bài 16: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở .. - Chương trình địa phương - Chương trình địa phương- tập làm văn
VĂN LỚP 6 TẬP 2
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

- Soạn bài: Thứ tự kể trong văn tự sự lớp 6 tập 1

Đây là bài soạn văn thứ tự kể trong văn tự sự nằm trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1, trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 97 chi tiết và dễ hiểu nhất.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự

Câu 1: Trang 97- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Em hãy tóm tắt các sự việc trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng và cho biết trong truyện các sự việc được kể theo thứ tự nào? Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?

Trả lời:

Tóm tắt các sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

  • Ông lão ra biển đánh cá và gặp cá vàng, và cá vàng hứa sẽ trả ơn cho ông lão.
  • Ông lão năm lần ra biển để xin cá vàng thực hiện những yêu cầu của mụ vợ đặt ra. Và ngay sau khi ông lão cầu xin thì kết quả có ngay trước mắt.
    • Lần đầu mụ vợ đòi cái máng lợn.
    • Lần thứ hai mụ vợ quát to và đòi hỏi một căn nhà mới.
    • Lần thứ ba : Ông lão bị mụ vợ mắng như tát nước vào mặt và đòi làm một vị nhất phẩm phu nhân.
    • Lần thứ tư: mụ nổi trận lôi đình và bắt ông lão đi tìm cá vàng để khiến mụ trở thành một nữ hoàng.
    • Lần thứ năm: Mụ đòi làm Long Vương và bắt chú cá phải phục tùng, hầu hạ mụ.
  • Cá vàng tức giận và lấy lại hết tất cả mọi thứ, trả lại cuộc sống nghèo nàn trước đây cho mụ vợ tham lam.

Thứ tự của câu truyện được kể theo thời gian tuyến tính: Thứ tự được tăng dần lên theo lòng tham của mụ vợ và đây cũng là một cách kể chuyện phổ biến của truyện dân gian.

Khi kể câu chuyện theo một thứ tự như vậy thì khiến cho người đọc dễ nhớ câu chuyện ấy hơn, đồng thời làm cho câu chuyện có tính hấp dẫn và thu hút người đọc.

Câu 2: Trang 97-98 - sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Đoạn văn trang 97- 98 sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Câu hỏi:

Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn đã diễn ra như thế nào? Bài văn đã kể lại theo thứ tự nào? Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh đến điều gì?

Trả lời:

Thứ tự của các sự việc diễn ra như sau:

  1. Ngỗ mồ côi cha mẹ từ sớm, hiện sống với bà ngoại, một người quanh năm ốm yếu, nhà lại nghèo. Trong làng không ai muốn con mình chơi với Ngỗ.

  2. Ngỗ tìm cách lừa mọi người để trêu vui nhưng vô tình khiến mọi người mất niềm tin vào cậu.

  3. Rồi Ngỗ bị chó cắn thật, cậu kêu cứu nhưng vì đã bị mắc lừa một lần nên không ai đến cứu cậu.

  4. Bị chó dại cắn nên Ngỗ phải băng bó vết thương và đi chích ngừa phòng bệnh dại.

  5. Vết thương của cậu khiến cho dân làng lo lắng.

Bài văn đã kể theo thứ tự sau:

  • 4. Bị chó dại cắn nên Ngỗ phải băng bó vết thương
  • 3. Ngỗ bị chó cắn thật, cậu kêu cứu nhưng không ai đến cứu cậu.
  • 2.Ngỗ mồ côi cha mẹ từ sớm, hiện tại sống với bài ngoại, một người quanh năm ốm yếu, nhà lại nghèo. Trong làng không ai muốn con mình chơi với Ngỗ.
  • 1.Ngỗ tìm cách lừa mọi người để trêu vui nhưng vô tình khiến mọi người mất niềm tin vào cậu.
  • 5. Vết thương của cậu khiến dân làng lo lắng.

Bài văn đã kể theo một cách ngược lại. Kể về kết quả trước rồi mới đến nguyên nhân. Đây là một cách kể ngược. Nó có tác dụng nhấn mạnh kết quả Ngỗ bị như vậy là do cậu đã nói dối để trêu chọc mọi người, khiến cho mọi người bị mất niềm tin vào cậu. Từ đó mới rút ra được bài học cho người đọc là phải sống thành thật, không nên làm mất lòng tin của người khác.

II. Luyện tập

Bài 1: Trang 98- 99 sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Đọc câu chuyện trong sgk ngữ văn lớp 6 tập 1, trang 98-99 và trả lời câu hỏi:

Câu chuyện được kể theo thứ tự nào? Chuyện kể theo ngôi nào? Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò như thế nào trong câu chuyện?

Trả lời:

Câu chuyện được kể theo thứ tự sau: Câu chuyện được kể ngược theo dòng hồi tưởng của nhân vật.

Người kể sử dụng ngôi kể thứ nhất, xưng “tôi”.

Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò lớn trong câu chuyện. Nó khiến cho câu chuyện trở nên mạch lạc và các yếu tố được kết nối với nhau một cách chặt chẽ.

Bài 2: Trang 99- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Cho đề văn: “Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa”.

Em hãy tìm hiểu đề và lập dàn bài

Trả lời:

Các bạn có thể lập dàn bài theo hướng dẫn sau:

Mở bài:

  • Lí do bạn được đi chơi xa?
  • Lần đi chơi ấy là vào dịp nào? em có hồi hộp cho chuyến đi đó không?

Thân bài:

  • Em đã chuẩn bị những gì cho chuyến đi?
  • Khi đi trên đường thì cảnh vật xung quanh như thế nào?
  • Tâm trạng của em và mọi người trên xe ra sao? có vui vẻ, hào hứng không?
  • Kể về những hoạt động khi đã đến nơi, những hoạt động ấy được sắp xếp theo thứ tự.
    • Khi đến nơi thì mọi người đã bắt đầu mỗi người một tay, người thì dựng trại, người thì đi kiếm củi để nướng đồ ăn, người thì gọt trái cây…. mọi người nói chuyện vui vẻ với nhau.

    • Bắt đầu những hoạt động vui chơi.

  • Kết thúc chuyến đi như thế nào?
  • Kể về việc dọn dẹp để quay trở về, cảm giác trên đường về của em như thế nào?

Kết bài:

  • Em có suy nghĩ gì về chuyến đi?
  • Em có muốn đi thêm lần nào nữa không và ý nghĩa của chuyến đi đó đối với em như thế nào?

Kết lời: Vậy là qua đề tài “Thứ tự kể trong văn tự sự”, đã cho các bạn biết được chúng ta có thể kể xuôi hoặc kể ngược câu chuyện mình muốn kể rồi đúng không nào. Việc ghi nhớ thứ tự kể trong văn tự sự sẽ giúp các bạn hoàn thành được một bài văn tự sự sáng tạo và hay hơn rất nhiều.

Cùng chuyên mục:

Hoán dụ là gì? Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ kèm bài tập

Hoán dụ là gì? Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ kèm bài tập

Trong bộ môn ngữ văn lớp 6, các em học sinh sẽ được học về…

Phân tích Làng Kim Lân, dàn ý và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Phân tích Làng Kim Lân, dàn ý và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người thân như tả bố, mẹ, anh, chị, em,... là một bài tập…

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo của em là một đề bài tập làm văn…

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi ngắn gọn hay nhất

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi ngắn gọn hay nhất

Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng Nguyệt), và văn mẫu chọn lọc

Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng Nguyệt), và văn mẫu chọn lọc

Nghị luận về tình yêu thương, lập dàn ý và bài văn mẫu hay

Nghị luận về tình yêu thương, lập dàn ý và bài văn mẫu hay

Top