Các hàm xử lý mảng trong javascript hữu ích
Trong bài này mình xin chia sẻ các hàm xử lý mang trong Javascript thường dùng nhất, nó giúp ta lọc mảng cũng như sắp xếp các phần tử đơn giản hơn.
Mảng cũng là một object (đối tượng) nên các hàm mà ta hay gọi chính là các method (phương thức) của đối tượng mảng, vì vậy bạn đừng nhầm lẫn giữa hai khái niệm nhé. Trong Javascript có rất nhiều hàm xử lý mảng nên trong bài này mình chỉ tổng hợp lại những hàm hữu ích nhất. Nếu bạn muốn xem đầy đủ thì đọc ở bài javascript array function nhé.
1. Các hàm xử lý mảng trong javascript
Lưu ý là những hàm này được gắn liền với đối tượng Array, vì vậy bạn chỉ áp dụng được trên mảng thôi nhé.
Hàm array.valueOf()
Hàm này có tác dụng tương tự như hàm array.join() mà ta đã học ở bài trước, có nghĩa là nó sẽ nối các phần tử với nhau vào một chuỗi cách nhau bởi dấu phẩy.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
var mang = ["Học", "lập", "trình", "tại", "freetuts.net"]; document.write(mang.valueOf());
Hàm array.push()
Hàm này sẽ thêm một phần tử vào cuối mảng.
var mang = ["Học", "lập", "trình", "tại", "freetuts.net"]; // in mảng document.write(mang.valueOf()); document.write('<br/>'); // Thêm và in mang.push("Miễn phí"); document.write(mang.valueOf());
Hàm array.pop()
Ngược với hàm array.push()
, hàm này có tác dụng xóa đi phần tử cuối cùng trong mảng.
var mang = ["Học", "lập", "trình", "tại", "freetuts.net"]; // in mảng document.write(mang.valueOf()); document.write('<br/>'); // Thêm và in mang.pop(); document.write(mang.valueOf());
Hàm array.shift()
Hàm xóa phần tử đầu tiên của mảng, sau đó dồn các phần tử phía sau xuống một bậc.
var mang = ["Học", "lập", "trình", "tại", "freetuts.net"]; // in mảng document.write(mang.valueOf()); document.write('<br/>'); // Thêm và in mang.shift(); document.write(mang.valueOf());
Hàm array.unshift()
Thêm một phần tử vào vị trí đầu tiên của mảng, đồng thời đẩy các phẩn từ phía sau lên một bậc.
var mang = ["Học", "lập", "trình", "tại", "freetuts.net"]; // in mảng document.write(mang.valueOf()); document.write('<br/>'); // Thêm và in mang.unshift("Chào Mừng"); document.write(mang.valueOf());
Hàm array.splice()
Hàm splice() có ba tham số truyền vào như sau: splice(position_add, num_element_remove, value1, value2, ...).
Trong đó:
position_add
là vị trí sẽ thêm (vị trí đầu tiên là 0)num_element_remove
là số phần tử sẽ xóa (bắt đầu từ position_add)value1
,value2
, .. là danh sách các phần tử sẽ được thêm vào sau khi tại vị tríposition_add
và sau khi xóa số lượngnum_element_remove
phần tử.
var mang = ["Học", "lập", "trình", "tại", "freetuts.net"]; mang.splice(1, 2, 'PHP', 'căn bản '); document.write(mang.valueOf());
Trong ví dụ này thì:
- Vị trí thêm là số 1 (phần tử có giá trị là "lập")
- Xóa 2 phần tử liên tiếp từ vị trí 1 (xóa phần tử "lập" và "trình")
- Thêm hai phần tử "php" và "căn bản" vào
Cuối cùng ta có được một mảng gồm ["Học", "php", "căn bản", "tại", "freetuts.net"].
Ví dụ 2: Trong ví dụ này ta sẽ không thêm phần tử nữa mà sẽ lợi dụng hàm này để xóa đi một số phần tử.
var mang = ["Học", "lập", "trình", "tại", "freetuts.net"]; // xóa phần tử "lập" và "trình" mang.splice(1, 2); document.write(mang.valueOf());
Hàm array.sort()
Hàm này dùng để sắp xếp các phần tử trong mảng theo thứ tự chữ cái alpha.
var mang = ["Học", "lập", "trình", "tại", "freetuts.net"]; document.write(mang.valueOf()); document.write('<br/>'); // Sắp xếp lại mang.sort(); document.write(mang.valueOf());
Hàm array.reverse()
Hàm đảo ngược các phẩn tử lại. Vị trí đầu sẽ được chuyển xuống cuối mảng và vị trí cuối mảng sẽ được chuyển lên đầu mảng.
var mang = ["Học", "lập", "trình", "tại", "freetuts.net"]; document.write(mang.valueOf()); document.write('<br/>'); // Đảo ngược vị trí của các phần tử mang.reverse(); document.write(mang.valueOf());
Hàm array.concat()
Hàm dùng để nối hai mảng với nhau và trả về một mảng gồm tổng số phần tử của hai mảng đó.
var mang1 = ["Học", "lập", "trình"]; var mang2 = ["tại", "freetuts.net"]; // Nối mảng var mang_con = mang1.concat(mang2); document.write(mang_con.valueOf());
Hàm array.slice()
Hàm dùng để lấy một số phần tử con trong mảng. Có hai tham số truyền vào như sau: slice(start, end).
Trong đó:
- start: là vị trí bắt đầu
- end: là vị trí kết thúc
Lưu ý: Để dễ hiểu thì start sẽ phần tử đầu tiên là 0 và end sẽ tính phần tử đầu tiên là 1. Chính vì vậy bạn sẽ phải cộng thêm 1 ở end thì mới lấy đúng phần tử mong muốn
var mang = ["Học", "lập", "trình", "tại", "freetuts.net"]; // Lấy phần tử "tại" và "freetuts.net" var mang_moi = mang.slice(3, 5); // In ra thử document.write(mang_moi.valueOf());
Trường hợp bạn muốn lấy từ vị trí nào đó đến cuối mảng thì bạn sẽ truyền một tham số thôi.
<!DOCTYPE html> <html> <body> <script language="javascript"> var mang = ["Học", "lập", "trình", "tại", "freetuts.net"]; // Lấy phần tử "tại" và "freetuts.net" var mang_moi = mang.slice(3); // In ra thử document.write(mang_moi.valueOf()); </script> </body> </html>
Trên là danh sách các hàm xử lý mảng trong javascript mà ta hay sử dụng nhất, thực tế vẫn còn khá nhiều hàm nên mình không thể liệt kê hết được. Sau này học nâng cao lên bạn có thể tự định nghĩa thêm các hàm riêng cho mình bằng cách sử dụng prototype.